Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Tháng 2 Năm 2022

  • Trang chủ
  • Hệ thống chỉ tiêu thống kê
  • Hỏi đáp
  • Sơ đồ website
GIỚI THIỆU
  • Chức năng, nhiệm vụ
  • Cơ cấu tổ chức bộ máy
  • Lịch sử ngành
  • Địa chỉ liên lạc
  • Người phát ngôn của Cục Thống kê Quảng Bình
    • Tin tức - Sự kiện
      • Tin tức - Sự kiện
      • Tin hoạt động ngành
      • Thông báo
      • Chuyển đổi số
        • THÔNG TIN T.HÌNH KT-XH
          • Hàng tháng
          • Hàng quý
          • Hàng năm
            • Ấn phẩm thống kê
              • Niên giám Thống kê năm 2023
              • Niên giám Thống kê năm 2022
              • Niên giám Thống kê năm 2021
              • Niên giám Thống kê năm 2020
              • Niên giám Thống kê năm 2019
                • Văn bản pháp lý
                  • Luật Thống kê
                  • Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực Thống kê
                  • Chế độ báo cáo Thống kê
                  • Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê
                    • ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
                      • Tổng điều tra
                      • Điều tra hàng năm
Trang chủChỉ số giá tiêu dùng hàng tháng
Share twitter Bản in Gởi bài viết
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 năm 2022

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tỉnh Quảng Bình tháng 02 tăng 0,63% so với tháng trước, tăng 6,29% so với kỳ gốc 2019, tăng 1,89% so cùng kỳ năm trước và tăng 0,73% so tháng 12 năm trước; CPI bình quân 02 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước tăng 2,29% (trong đó: nhóm hàng hóa tăng 3,38%; nhóm dịch vụ tăng 0,18%).

Giá vàng và đô la biến động theo thị trường thế giới và trong nước. So với tháng trước, giá vàng tháng này tăng 1,44%, trong khi đó giá đô la Mỹ giảm 0,14%.

A. HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ TIÊU DÙNG

I. Tổng quan thị trường và giá cả tháng 02 năm 2022

So với tháng trước, CPI tháng 02 năm 2022 tăng 0,63%,trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 06 nhóm tăng và 05 nhóm không đổi so với tháng trước, cụ thể như sau: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,95%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,68%; nhóm giao thông tăng 1,97%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,33%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,01%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,20%, các nhóm: nhóm may mặc, mũ nón, giày dép; nhóm thuốc và dịch vụ y tế; nhóm giáo dục; nhóm bưu chính viễn thông; nhóm hàng hoá và dịch vụ khác có chỉ số không đổi so tháng trước.

1. Nguyên nhân làm tăng CPI tháng 02 năm 2022:

(i) Đây là tháng trùng dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 tuy nhiên do tác động của đại dịch nên nhìn chung sức mua của người dân giảm so với những năm trước, dẫn đến hầu hết các nhóm mặt hàng phục vụ Tết có biến động tăng giá nhưng không lớn;

(ii) Giá gas được điều chỉnh tăng so với tháng trước, cụ thể bình gas Pertrolimex 12kg có giá 452.000đ/bình, tăng 14.000đ/bình làm giá gas tăng 3,20% so tháng 01/2022;

(iii) Giá xăng, dầu trong nước được điều chỉnh tăng 02 đợt vào ngày 11/02/2022 và ngày 21/02/2022. Giá xăng so với tháng trước tăng 5,77%, dầu Diezen tăng 8,25% đã tác động đến chỉ số giá nhóm giao thông tăng 1,97%;

(iv) Giá nước tăng 0,23% và giá điện [1]sinh hoạt tăng 0,17% so với tháng trước do nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng;

(v) Ảnh hưởng của giá vàng tăng nên các mặt hàng trang sức tăng 0,78% so tháng trước.

2. Nguyên nhân làm giảm CPI tháng 01 năm 2022:

Thời tiết trong những ngày giáp, trong và sau Tết tương đối thuận lợi cho các loại cây rau, củ, quả địa phương sinh trưởng và phát triển, nguồn cung các loại dồi dào nên giá rau củ giảm làm nhóm rau tươi, khô và chế biến giảm 3,23% so với tháng trước.

II. Diễn biến giá tiêu dùng tháng 02 năm 2022 của một số nhóm hàng chính như sau:

1. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống: Tăng 0,95% so với tháng 01 năm 2022, góp phần tăng CPI chung 0,33%.

1.1. Lương thực: Tăng 0,18% so tháng trước, cụ thể: giá nhóm gạo tăng 0,20%; giá nhóm bột mỳ và ngũ cốc khác tăng 0,32%; nhóm lương thực chế biến tăng 0,08% so tháng 01/2022 do nhu cầu của người dân tăng trong dịp Tết.

1.2. Thực phẩm: Tăng 1,41% so tháng trước.

Giá các mặt hàng thịt gia súc tăng 6,05% nguyên nhân chủ yếu nhu cầu tiêu dùng tăng. Trong đó, giá thịt lợn tăng 7,16%, thịt bò tăng 4,63%. Giá thịt lợn tăng kéo theo một số mặt hàng liên quan đến thịt lợn tăng như nội tạng động vật tăng 5,09%; thịt quay, giò, chả tăng 0,93%; thịt hộp tăng 3,25% so tháng trước.

Thịt gia cầm tươi sống có chỉ số giá tăng 2,08% so với tháng trước. Trong đó: thịt gà tăng 2,88%, gia cầm khác tăng 0,56%. Nhóm trứng các loại tiếp tục chiều hướng giảm (giảm 0,37% so với tháng trước) do nguồn cung dồi dào.

Giá các mặt hàng thủy sản tươi sống tăng 1,31%, trong đó nhóm cá tươi hoặc ướp lạnh tăng 1,26%; nhóm tôm tươi hoặc ướp lạnh tăng 1,61%; nhóm thuỷ hải sản tươi sống khác tăng 1,08%. Theo đó, giá nhóm thuỷ sản chế biến tăng 0,06% so tháng trước.

Giá nhóm dầu mỡ ăn và chất béo tăng 0,37% so tháng trước, cụ thể: nhóm dầu thực vật tăng nhẹ 0,03% do một số loại dầu tăng giá bán; nhóm mỡ động vật tăng mạnh 10,23% so tháng trước do hiện nay lợn chủ yếu là lợn siêu nạc, nguồn cung mỡ giảm, trong khi nhu cầu sử dụng mỡ cho một số món ăn ngày Tết cao nên giá mỡ lợn tăng.

Đối với mặt hàng thực phẩm công nghệ như: Chè, cà phê, cacao tăng nhẹ 0,07% trong dịp Tết, ngoài ra các mặt hàng khác đều bình ổn giá.

Giá nhóm các loại đậu và hạt tăng 0,60% trong đó nhóm lạc và vừng tăng 0,80% so tháng trước do hết vụ.

Giá nhóm rau tươi, khô và chế biến giảm 3,23% so tháng trước chủ yếu do nguồn cung dồi dào. Cụ thể: Bắp cải giảm 4,74%; su hào giảm 5,32%; cà chua giảm 9,38%; khoai tây giảm 7,20%; rau muống giảm 2,15%; đỗ quả tươi giảm 11,14%; rau dạng quả, củ giảm 3,23%; rau tươi khác giảm 1,74%; rau chế biến các loại giảm 0,58% so tháng trước.

Giá nhóm quả tươi, chế biến tăng 2,75% so tháng trước do nhu cầu thờ cúng của người dân vào dịp Tết, cụ thể: quả có múi tăng 0,54%, chuối tăng mạnh 10,25%, táo tăng 1,57%, xoài tăng 2,09% và nhóm quả tươi khác tăng 1,43% so tháng trước.

1.3. Ăn uống ngoài gia đình: Bình ổn so với tháng trước.

2. Nhóm đồ uống và thuốc lá: Tăng 0,68% so tháng trước, góp phần tăng CPI chung 0,03%, chủ yếu do nhóm rượu bia tăng 0,80%; nhóm thuốc hút tăng 0,91% do nhu cầu tiêu dùng, biếu tặng tăng lên.

3. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng: Tăng 0,33% so tháng trước, góp phần tăng CPI chung 0,04%, do giá điện sinh hoạt và giá nước lần lượt tăng 0,17% và 0,23% đồng thời giá gas Petrolimex được điều chỉnh tăng 14.000 đồng/bình 12kg vào ngày 01/02/2022 làm giá gas tháng này tăng 3,20% so tháng trước. Cùng với đó, nhóm giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,30% do nhu cầu xây dựng, hoàn thiện công trình vào cuối năm tăng.

4. Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình: Tăng 0,01% do giá nhóm hàng thuỷ tinh, sành, sứ tăng 0,27%, trong đó giá nhóm ly, cốc, lọ hoa tăng 0,66% so tháng trước.

5. Nhóm giao thông: Tăng 1,97% so tháng trước, góp phần tăng CPI chung 0,22%, chủ yếu do chỉ số giá nhóm nhiên liệu tăng 5,53% do hai đợt điều chỉnh giá xăng, dầu vào ngày 11/02/2022 và ngày 21/02/2022, cụ thể: Giá xăng tăng 5,77%, dầu Diezen tăng 8,25% so với tháng 01/2022.

Nhóm dịch vụ giao thông công cộng tăng 4,68%, trong đó vận tải hành khách bằng đường hàng không tăng 10,44%, vận tải hành khách bằng đường sắt tăng 7,95%, vận tải hành khách bằng đường bộ tăng 2,43%.

6. Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch: Tăng 0,20% so tháng trước khi nhu cầu về hoa, cây cảnh, vật cảnh của người dân vào dịp Tết tăng trong khi nguồn cung hạn chế do tâm lý e ngại dịch bệnh của thương lái, giá nhóm này tăng 3,77%, cụ thể: Giá cây, hoa cảnh tăng mạnh 11,20% so tháng trước. Góp phần tăng CPI chung 0,01%.

Các mặt hàng và dịch vụ còn lại ổn định.

B. Vàng, đô la mỹ

1. Chỉ số giá vàng 99,99%

Giá vàng trong tỉnh biến động theo giá vàng trong nước, bình quân tháng 02/2022 giá vàng tăng 1,44% so với tháng trước, giá vàng dao động quanh mức 5,30 triệu đồng/chỉ, tăng 37,39% so với kỳ gốc 2019, giảm 3,65% so cùng kỳ năm trước và tăng 2,05% so tháng 12 năm trước, bình quân 02 tháng giảm 4,22% so cùng kỳ.

2. Chỉ số giá đô la Mỹ (USD)

Giá đô la Mỹ (USD) tháng này có giá bình quân 22.578 đồng/USD, giảm 0,14% so với tháng trước, giảm 2,25% so với kỳ gốc 2019, giảm 1,47% so cùng kỳ năm trước và giảm 0,45% so với tháng 12 năm trước, bình quân 02 tháng giảm 1,58% so cùng kỳ./.

[1] Chỉ số giá điện tháng báo cáo được tính trên doanh thu và sản lượng điện tiêu dùng của tháng trước báo cáo, do đó chỉ số giá điện hàng tháng sẽ phản ánh biến động trễ một tháng so với các mặt hàng khác.

Đơn vị tính: %

Tháng 02 năm báo cáo so với:

Bình quân 02 tháng năm báo cáo so với cùng kỳ năm trước

Kỳ gốc

2019

Tháng 02

năm trước

Tháng

trước

CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG CHUNG

106.29

101.89

100.63

102.29

Hàng ăn và dịch vụ ăn uống

109.08

100.20

100.95

100.27

Trong đó:

Lương thực

108.52

100.59

100.18

100.68

Thực phẩm

109.98

99.27

101.41

99.37

Ăn uống ngoài gia đình

106.77

102.77

100.00

102.77

Đồ uống và thuốc lá

104.66

100.70

100.68

100.75

May mặc, mũ nón và giày dép

104.11

99.88

100.00

99.88

Nhà ở và vật liệu xây dựng

107.98

102.82

100.33

105.45

Thiết bị và đồ dùng gia đình

103.27

100.12

100.01

100.26

Thuốc và dịch vụ y tế

102.68

100.00

100.00

100.00

Trong đó:

Dịch vụ y tế

102.31

100.00

100.00

100.00

Giao thông

106.03

112.73

101.97

112.32

Bưu chính viễn thông

99.77

100.00

100.00

99.99

Giáo dục

106.45

100.03

100.00

100.03

Trong đó:

Dịch vụ giáo dục

107.21

100.00

100.00

100.00

Văn hoá, giải trí và du lịch

99.25

100.07

100.20

100.07

Hàng hóa và dịch vụ khác

102.93

99.99

100.00

99.99

CHỈ SỐ GIÁ VÀNG

137.39

96.35

102.05

95.78

CHỈ SỐ GIÁ ĐÔ LA MỸ

97.75

98.53

99.86

98.42

[Trở về]
Các tin đã đăng
  • Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 năm 2022
  • Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm 2021
  • Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 năm 2021
  • Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 năm 2021
  • Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 năm 2021
  • Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 năm 2021
  • Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 năm 2021
  • Gởi bài
  • Unicode
  • Góp ý

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC THỐNG KÊ TỈNH QUẢNG BÌNH Địa chỉ: Phường Đức Ninh Đông - TP Đồng Hới - Quảng Bình Điện thoại: (052) 3822054 - Fax: (052) 3844598 - Email: quangbinh@gso.gov.vn

Từ khóa » Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Cpi Qua Các Năm