Chỉ Số Glucose Trong Máu Khi Nào đáng Lo Ngại? - Bệnh Viện Thu Cúc
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ » Sống khỏe » Tin tức y khoa
Chỉ số glucose trong máu khi nào đáng lo ngại? 17/08/2017 - 10:20 Tác giả: Bệnh viện ĐKQT Thu CúcTham vấn bác sĩ Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu túTạ Quang Mậu
Bác sĩ Nội Khoa1900 55 88 92Đặt lịch khámChỉ số glucose hay còn gọi là chỉ số đường huyết là nồng độ glucose – đây là một loại đường đơn – có trong máu. Nồng độ glucose thay đổi từng ngày trong máu, thậm chí mỗi phút chỉ số này cũng khác nhau. Chỉ số glucose trong máu khi nào đáng lo ngại?
1. Mức đường huyết trong cơ thể bao nhiêu là bình thường?
Lượng đường huyết tăng lên khá đáng kể sau khi ăn và giảm đi khi bạn tập thể dục hoặc có vận động thường xuyên.
Người ta có thể đo lường lượng đường huyết bằng nhiều cách như xét nghiệm glucose máu lúc đói, đo lượng đường huyết sau khi ăn, dùng nghiệm pháp dung nạp glucose và HbA1c.
Chỉ số đường huyết an toàn theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA):
- Trước bữa ăn: 90-130mg/dl (5,0-7,2mmol/l);
- Sau bữa ăn 1-2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l);
- Trước lúc đi ngủ: 110-150mg/dl (6,0-8,3mmol/l).
2. Chỉ số glucose trong máu khi nào đáng lo ngại?
Khi chỉ số xét nghiệm đường huyết thấp hơn hoặc cao hơn mức an toàn đều có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời hiệu quả.
Glucose tăng cao trong các trường hợp:
- Bệnh tiểu đường
- Viêm tụy cấp hay mạn tính, các bệnh về tuyến yên hay tuyến thượng thận.
- Bệnh nhân đang dùng ACTH, corticoid.
- Nhiễm độc giáp nặng, choáng, bỏng, viêm màng não, tình trạng stress….
Glucose giảm trong các trường hợp:
- Bệnh u tụy. Dùng quá liều insulin hay thuốc điều trị tiểu đường.
- Thiểu năng một số tuyến nội tiết: thượng thận, tuyến giáp, tuyến yên.
- Thiểu năng gan, xơ gan giai đoạn cuối.
- Sau cắt đoạn dạ dày. Rối loạn hệ thần kinh tự động.
3. Chỉ số đường huyết cao cần làm gì?
Khi xét nghiệm thấy chỉ số đường huyết cao hơn mức an toàn, người bệnh cần lưu ý:
- Nên uống nhiều nước hơn, bởi nước sẽ giúp người bệnh loại bỏ lượng đường trong máu qua nước tiểu và làm cho cơ thể không bị thiếu nước.
- Người bệnh cần tập thể dục nhiều hơn, vì vận động nhiều sẽ giúp giảm lượng đường trong máu, nhưng người bệnh cũng nên tập những bài tập phù hợp với sức khỏe của mình.
- Nên thay đổi thói quen ăn uống để giảm đường huyết, vì thực phẩm là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường.
- Với những trường hợp sử dụng thuốc duy trì đường huyết mà đường huyết liên tục tăng cao thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc thay đổi thuốc.
4. Chỉ số đường huyết thấp phải làm sao?
Đối với những bệnh nhân khi thấy có dấu hiệu hạ đường huyết phải nhanh chóng ăn nhẹ như cháo loãng, súp hoặc uống một cốc nước đường (200ml), để người bệnh nằm nghỉ ngơi yên tĩnh, khi người bệnh tỉnh táo trở lại nên được ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Đối với người bệnh đái tháo đường bị hạ đường huyết nên sử dụng dung dịch ngọt ưu trương 30% ngay từ khi có nghi ngờ hạ đường huyết, đặc biệt trước một rối loạn thần kinh cấp xảy ra trên bệnh nhân đang được điều trị bằng insulin hoặc sulfamid.
Chỉ số glucose rất quan trọng trong với cơ thể vì vậy cần duy trì chỉ số này ở mức an toàn và theo dõi định kỳ thường xuyên, nhất là với người bệnh đái tháo đường để có biện pháp xử trí kịp thời hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Chia sẻ: Từ khóa: định lượng glucoseglucose trong máuBài viết liên quanĐịnh lượng glucose trong máu bao nhiêu là bình thường?
Chúng ta vẫn thường hay nghe đến xét nghiệm glucose hay định lượng glucose trong máu. Vậy bạn...
Đường huyết cao phải làm sao? cần nắm thông tin cần thiết
Khi xét nghiệm phát hiện đường huyết tăng cao nhiều người băn khoăn đường huyết cao phải làm...
Chỉ số đường trong máu bao nhiêu là bình thường?
Chỉ số đường trong máu bao nhiêu là bình thường và xét nghiệm chỉ số đường huyết trong...
Nhồi máu cơ tim cần xử trí thế nào?
Làm sao để phân biệt bệnh viêm xoang với cảm lạnh?
Biến chứng viêm mũi xoang gồm những gì?
Thường xuyên ợ nóng là biểu hiệu của bệnh gì?
Nguyên nhân viêm khớp cổ chân là gì?
Bật mí địa chỉ phòng khám Cầu Giấy uy tín
Hiện nay, nhu cầu khám và điều trị các bệnh lý ngày càng tăng trên địa bàn quận…Bệnh viện có chuyên khoa phụ sản uy tín, chất lượng gần đây
Bạn đang tìm kiếm một bệnh viện phụ sản gần đây, uy tín, chất lượng, an toàn để…Thu Cúc TCI – Bệnh viện Ba Đình uy tín cho mọi người
Quận Ba Đình là trung tâm về nhiều mặt của thủ đô Hà Nội, nơi tập trung nhiều…Địa chỉ phòng khám sức khỏe cho bé ở Linh Đàm uy tín
Đối với các bậc phụ huynh, việc tìm kiếm một địa chỉ phòng khám sức khỏe uy tín…TCI 216 Trần Duy Hưng: Bệnh viện quận Cầu Giấy uy tín
Khi cần chăm sóc y tế, lựa chọn đúng bệnh viện/phòng khám không chỉ quan trọng với sức…Danh sách các dịch vụ y tế tại Bệnh viện Thu Cúc Hoàng Mai
Cơ sở y tế Thu Cúc TCI – Hoàng Mai (nhiều người quen gọi là Bệnh viện Thu…
- 0936 388 288
- 0936 388 288
- Đặt lịch khám
Từ khóa » Bảng đo Glucose
-
Chỉ Số Glucose Trong Máu ở Mức Bao Nhiêu Là Mắc Bệnh Tiểu đường?
-
Bảng đo đường Huyết Tiết Lộ Sức Khỏe Của Bạn Như Thế Nào? - YouMed
-
Chỉ Số đường Trong Máu Và Bảng Chuyển đổi Lượng đường Trong Máu
-
Chỉ Số Bao Nhiêu Thì Bị Tiểu Đường - Cách Đo Chính Xác Nhất
-
Chỉ Số đường Huyết Bao Nhiêu Là Bình Thường?
-
Chỉ Số đường Huyết Bình Thường Và Bảng đo đường Huyết Trước
-
Định Lượng Glucose Trong Máu Bao Nhiêu Là Bình Thường?
-
Glucose Trong Máu Bao Nhiêu Là Tiểu đường? Cách Kiểm Soát Bệnh ...
-
Chỉ Số đường Huyết Của Người Bị Tiểu đường Bao Nhiêu Là An Toàn?
-
Chỉ Số đường Huyết Là Thước đo Phòng Và Trị Bệnh Tiểu đường
-
Xét Nghiệm Tiểu đường Thai Kỳ Cho Phụ Nữ Mang Thai
-
Chỉ Số đường Huyết An Toàn Sau ăn Là Bao Nhiêu.
-
Chỉ Số đường Huyết Và Giới Hạn Bình Thường | BvNTP