Chỉ Số Hạnh Phúc: Gợi Mở đối Với Quản Trị Quốc Gia - Tạp Chí Cộng Sản
Có thể bạn quan tâm
Hạnh phúc là thước đo đúng đắn của tiến bộ xã hội và là mục tiêu của chính sách công
Hạnh phúc là một đối tượng nhận thức khó nắm bắt. Bởi vậy, xưa nay, hạnh phúc vẫn thường là địa hạt của những giáo huấn thần học và triết học, tức là những phán xét nặng về răn dạy và kinh nghiệm. Tuy nhiên, với bản chất là một sản phẩm có thực của đời sống con người, hạnh phúc là một giá trị vừa chủ quan, vừa khách quan. Do vậy, quá trình mưu cầu hạnh phúc, dẫu có mang màu sắc chủ quan đến mấy, vẫn là một cuộc tìm kiếm không thuần túy “duy tâm” và có thể nói là đầy nhọc nhằn.
Đó chính là lý do thôi thúc các nhà tâm lý học, các chuyên gia khoa học xã hội và thậm chí cả các nhà toán học miệt mài nghiên cứu định lượng về hạnh phúc. Song quả thực, hạnh phúc không dễ trở thành đối tượng mổ xẻ duy lý và định lượng của khoa học. Các phương pháp phân tích và đo đạc chính xác của khoa học dường như vẫn bất lực trước sự biến thiên phức tạp của phạm trù này: Người nghèo mơ đến hạnh phúc của sự giàu có, nhưng người giàu vẫn thấy bất hạnh; trong khi đó, xưa nay không hiếm người nghèo lại thực sự có hạnh phúc. Cũng tương tự như vậy, vua chúa hay thường dân, người sang hay hèn, người khôn ngoan hay dốt nát, người thành đạt hay thất bại... thật khó đo đạc chính xác xem ai hạnh phúc hơn ai.
Vấn đề là ở chỗ, hạnh phúc của con người dẫu phức tạp thế nào cũng không tách rời các cơ chế hóa học và sinh học của các trạng thái hưng phấn tâm lý ở con người trong hoạt động. Và như thế, hạnh phúc không phải là một đại lượng trừu tượng như xưa nay vẫn thường quan niệm, mà có thể đo đạc được bằng các thước đo tâm lý học hoặc xã hội học, kinh tế học, toán học, sinh học, hóa học... Chẳng hạn, người ta có thể đo số lượng người trong một xã hội hài lòng đến đâu với cuộc sống của mình, với chính sách của chính phủ quản trị mình(1).
Từ khoảng hơn mười năm gần đây, các nghiên cứu định lượng về hạnh phúc đột nhiên trở thành thời thượng. Lý do đáng kể nhất để giải thích hiện tượng này là giàu có và văn minh vẫn chưa chắc đã làm cho cuộc sống con người trở nên dễ chịu hơn; khủng bố và dịch bệnh toàn cầu thời gian gần đây là mối đe dọa nguy hiểm đối với bất kỳ quốc gia nào; chính sách hợp lý, hợp lòng dân thì an sinh xã hội bảo đảm hơn... Hạnh phúc hóa ra mới là mục đích tối thượng của đời sống con người, “là thước đo đúng đắn của tiến bộ của xã hội và là mục tiêu của chính sách công”(2). Trong số những nghiên cứu định lượng được cộng đồng thế giới và giới khoa học quan tâm, Chỉ số hạnh phúc hành tinh (Happy Planet Index - HPI) thuộc New Economics Foundation (Anh) là xuất bản phẩm được công bố đầu tiên năm 2006. Sau đó là Báo cáo của Hiệp hội điều tra và nghiên cứu thị trường Win/Gallup International thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) và từ năm 2012 là Báo cáo Hạnh phúc thế giới (World Happiness Report - WHR) của Mạng các giải pháp phát triển bền vững (SDSN) thuộc Liên hợp quốc.
Chỉ số HPI cho đến nay mới chỉ công bố bản in vào các năm 2006, 2009, 2012 và 2016. Từ sau năm 2016, HPI cập nhật thường xuyên và công bố dưới hình thức trực tuyến. Theo bảng xếp hạng này, năm 2006, Việt Nam đứng thứ 12 trên 178 quốc gia(3). Năm 2012, HPI của Việt Nam còn cao hơn, đứng thứ hai, chỉ sau Cốt-xta Ri-ca. Năm 2016, Việt Nam đứng thứ 5, sau Cốt-xta Ri-ca, Mê-hi-cô, Cô-lôm-bi-a, Va-nua-tu(4). Tuy nhiên, không chỉ người Việt Nam mà còn nhiều học giả nước ngoài cũng khá hoài nghi về bộ công cụ khoa học của báo cáo HPI.
Đánh giá hạnh phúc theo các tiêu chí định lượng không bao giờ tránh khỏi gò ép. Mỗi khung lý thuyết thường vẫn dẫn tới một kết quả không giống với khung lý thuyết khác, mặc dù hạnh phúc theo quan niệm nào hay đo theo chỉ số nào khác cũng vẫn chỉ là phản ánh mức độ hài lòng của con người với cuộc sống của họ. Thực ra, cuộc sống của người này trong cách nhìn nhận của người khác có thể là hạnh phúc, nhưng đối với bản thân người đó hoặc với cộng đồng khác thì chưa chắc đạt được sự hài lòng.
Ngoài HPI, Hiệp hội điều tra và nghiên cứu thị trường Win/Gallup International thuộc WB cũng hằng năm công bố kết quả nghiên cứu hoặc phân tích của mình về nhiều chỉ số, trong đó có chỉ số hạnh phúc. Bên cạnh HPI, hiện nay WHR được đánh giá là uy tín hơn cả khi công bố ấn phẩm thường niên được các quốc gia thuộc Liên hợp quốc và các chính khách, các nhà khoa học sử dụng là dữ liệu đầu vào cho nhiều nghiên cứu của mình. WHR công bố ấn phẩm lần đầu tiên vào tháng 4-2012 theo đề nghị của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Mun lúc đó, với mục đích hỗ trợ Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc về hạnh phúc (The UN High Level Meeting on Wellbeing and Happiness). Với Hội nghị này, Liên hợp quốc khuyến cáo các nước nên coi hạnh phúc là thước đo đúng đắn của tiến bộ xã hội và là mục tiêu của chính sách công. Kể từ đó, WHR được tiếp tục nghiên cứu và công bố vào Ngày Quốc tế về Hạnh phúc (International Day of Happiness, ngày 20-3 hằng năm). Đến nay, 9 báo cáo của WHR đã được công bố. Mỗi báo cáo giới hạn khoảng thời gian ba năm để đo đạc hạnh phúc của các quốc gia (chẳng hạn Báo cáo năm 2021 nghiên cứu, đánh giá hạnh phúc của các quốc gia trong các năm từ năm 2018 đến năm 2021).
Từ khóa » Chỉ Số Hạnh Phúc Là Gì
-
Chỉ Số Hạnh Phúc - Từ Khát Vọng đến định Hướng Của Đại Hội Đảng
-
Chỉ Số Hạnh Phúc Quốc Gia – Chỉ Số đánh Giá Mới Trong “quản Trị Nhà ...
-
Watsons - CHỈ SỐ HÀNH TINH HẠNH PHÚC (HPI) LÀ GÌ ... - Facebook
-
Khoa Học Nói Gì Về Hạnh Phúc? - Báo Đà Nẵng
-
Đo Chỉ Số Hạnh Phúc Bằng Kinh Tế? - VTC News
-
Chỉ Số Hạnh Phúc - CafeF
-
Tổng Hạnh Phúc Quốc Gia GNH Là Gì Và Các Chỉ Số đánh Giá?
-
Đo Lường Chỉ Số Hạnh Phúc - Compassio
-
Hạnh Phúc Có Thể đo Lường Hay Không? - Vietcetera
-
Chỉ Số Hành Tinh Hạnh Phúc (Happy Planet Index) Là Gì? Cách đo ...
-
Chỉ Số Hạnh Phúc Của Người Việt Là Bao Nhiêu? - Báo Tuổi Trẻ
-
Đo Chỉ Số Hạnh Phúc Cực Kỳ Chuẩn! - Mỹ Phẩm Botani