Chỉ Số HbA1c Bao Nhiêu Là Bị Tiểu đường? - H&H Nutrition
Có thể bạn quan tâm
Bài viết sau của H&H Nutrition sẽ chia sẻ những thông tin cần thiết về chỉ số HbA1c là gì và chỉ số HbA1c bao nhiêu là bị tiểu đường. Những đối tượng nào có nguy cơ chỉ số HbA1c cao? Bệnh nhân có thể tham khảo thiết kế thực đơn dinh dưỡng và những loại sữa cho người tiểu đường mà chuyên gia khuyên dùng.
Căn bệnh tiểu đường dường như không còn xa lạ gì trong cuộc sống hiện đại ngay nay. Theo thống kê của Bộ Y Tế, số người tiểu đường ở Việt Nam đã lên đến con số 5,3 triệu người. Chỉ số HbA1c là một thuật ngữ phổ biến liên quan đến căn bệnh này tuy nhiên có rất nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ về nó.
- Chỉ số HbA1c là gì? Tại sao cần kiểm soát chỉ số HbA1c?
- Đối tượng có nguy cơ chỉ số HbA1c cao
- Chỉ số HbA1c bao nhiêu là bị tiểu đường?
- Mục tiêu HbA1c ở người bệnh tiểu đường
- Cách giảm HbA1c về ngưỡng an toàn
- Xây dựng thực đơn cho người tiểu đường
- Những ai nên làm xét nghiệm chỉ số HbA1c
- Khi nào cần xét nghiệm HbA1c
- Đường đói là gì? Đường sau ăn là gì?
- Địa chỉ tư vấn dinh dưỡng cho người bị tiểu đường
Chỉ số HbA1c là gì? Tại sao cần kiểm soát chỉ số HbA1c?
Chỉ số HbA1c là gì?
Hemoglobin là một protein quan trọng trong tế bào hồng cầu, và chức năng chính của nó là mang oxy đến tất cả các bộ phận của cơ thể để các tế bào mô sử dụng. Glycated hemoglobin là nồng độ đường gắn với hemoglobin, glucose gắn vào hemoglobin sẽ không dễ dàng rơi ra cho đến khi các tế bào hồng cầu già đi và chết đi.
Nồng độ glucose trong máu càng cao, hemoglobin glycated càng cao. Tuổi thọ chung của tế bào hồng cầu là 120 ngày, do đó, việc đo phần trăm hemoglobin được glycosyl hóa trong máu có thể phản ánh tình trạng kiểm soát đường huyết trong khoảng thời gian 2-3 tháng này.
Tại sao cần kiểm soát chỉ số HbA1c?
Trang web thông tin giáo dục sức khỏe của Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ “MedlinePlus” đã chỉ ra rằng xét nghiệm hemoglobin A1c (HbA1c), đo lượng glucose trong máu kết hợp với hemoglobin, có thể được sử dụng để phát hiện bệnh tiểu đường loại II, tiền tiểu đường hoặc các chỉ số giúp người bị bệnh tiểu đường theo dõi kiểm soát đường huyết. Chỉ số này sẽ phản ánh tình trạng kiểm soát đường của bệnh nhân liên tục trong 3 tháng để bệnh nhân và bác sĩ có kế hoạch điều trị tiếp.
Phần lớn lượng đường được nạp vào cơ thể qua thức ăn hàng ngày. Vì vậy để kiểm soát chỉ số HbA1c, nên thiết kế một thực đơn dinh dưỡng hợp lý kết hợp với vận động thường xuyên. Ngoài ra, bệnh nhân đã mắc đái tháo đường nên tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ chuyên gia để duy trì chỉ số HbA1c ổn định.
Đối tượng có nguy cơ chỉ số HbA1c cao
Hiện nay, số người mắc bệnh tiểu đường ở nước ta ngày một tăng lên. Dưới đây là những nhóm người có nguy cơ chỉ số HbA1c cao và mắc bệnh tiểu đường cao, cụ thể:
- Tuổi ngày càng cao;
- Tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường;
- Phụ nữ sau sinh: sinh con nặng từ 4kg trở lên và những phụ nữ đã từng bị tiểu đường thai kỳ;
- Người bị béo phì: Béo phì gây ra kháng insulin, kháng insulin dễ dẫn đến tiết quá nhiều insulin. Tiết insulin quá mức không thể duy trì trong thời gian dài cuối cùng các tế bào đảo tụy sẽ bị quá tải và hỏng hóc, gây ra bệnh tiểu đường;
- Chế độ ăn quá nhiều đường và tinh bột: Nếu nạp quá nhiều đường và tinh bột trong bữa ăn hàng ngày, cơ thể con người không thể tiêu thụ một cách bình thường. Lượng đường dư thừa không thể chuyển hóa được, lâu dần sẽ dẫn đến bệnh lý rối loạn chuyển hóa. Trên thực tế, những người ăn chế độ ăn nhạt hàng ngày và ăn ít tinh bột kiểm soát tốt chỉ số HbA1c.
Chỉ số HbA1c bao nhiêu là bị tiểu đường?
Theo khuyến nghị của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA), mức HbA1c trên 6,5% có thể được coi là chẩn đoán bệnh tiểu đường; mức A1c từ 5,7-6,4% có thể được chẩn đoán là tiền tiểu đường; mức A1c dưới 5,6% là bình thường. Nồng độ huyết sắc tố glycated hoặc A1c cũng hữu ích trong việc đánh giá kiểm soát đường huyết lâu dài.
Lưu ý: Xét nghiệm A1C là một phép đo gián tiếp lượng đường trong máu trung bình và có thể không chính xác.
Ví dụ: nếu người bệnh có một loại đột biến hemoglobin nhất định (thay đổi cấu trúc của hemoglobin), bị thiếu máu nghiêm trọng (số lượng hồng cầu thấp), đang được truyền máu hoặc đang dùng thuốc tăng sản xuất hồng cầu, thử nghiệm A1C có thể không chính xác.
Xem thêm: Dấu hiệu hạ đường huyết có phải bị tiểu đường hay không?
Mục tiêu HbA1c ở người bệnh tiểu đường
Kết quả xét nghiệm HbA1c sẽ cung cấp thông tin cơ bản về mức đường huyết trong khoảng 2 đến 3 tháng qua, để bác sĩ có thể giúp người bệnh điều chỉnh mục tiêu điều trị và hỗ trợ kiểm soát đái tháo đường tốt hơn. Các mức độ HbA1c gồm:
- Dưới 5.7%: Mức bình thường
- Từ 5.7% đến 6.4%: Tiền đái tháo đường
- Từ 6.5% trở lên: Bệnh tiểu đường
Kết quả xét nghiệm có chỉ số HbA1c cao, đồng nghĩa cơ thể đang tồn dư quá nhiều đường trong máu. Với những người tiền đái tháo đường sẽ có cơ hội làm chậm các nguy cơ tiến triển sang giai đoạn đái tháo đường. Với người bệnh tiểu đường dễ bị biến chứng võng mạc tiểu đường, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, tim mạch,…
Người tiểu đường cần phải duy trì mức HbA1c dưới 7% là ổn định. Mức HbA1c càng cao thì nguy cơ biến chứng tiểu đường càng lớn. Những người bị tiểu đường không được điều trị trong thời gian dài, mức HbA1c thường trên 8%. Nếu mức HbA1c của người bệnh tiểu đường cao hơn mục tiêu, thì bác sĩ sẽ cần thay đổi phương án điều trị bằng cách kết hợp chế độ ăn uống, tập thể dục và sử dụng thuốc.
Cách giảm HbA1c về ngưỡng an toàn
Thay đổi lối sống và tiến hành điều trị không dùng thuốc sẽ bao gồm luyện tập, dinh dưỡng và thay đổi lối sống khoa học.
Luyện tập thể dục thể thao
- Người bệnh cần kiểm tra các biến chứng tim mạch, thần kinh, mắt, biến dạng chân trước khi luyện tập. Đồng thời cần đo huyết áp và tần số tim, không nên luyện tập gắng sức khi chỉ số glucose huyết > 250 – 270 mg/dL và ceton dương tính.
- Loại hình luyện tập thông dụng, dễ áp dụng nhất là đi bộ (khoảng 150 phút mỗi tuần, hoặc 30 phút mỗi ngày), không nên ngừng việc luyện tập 2 ngày liên tiếp. Mỗi tuần cần tập luyện kháng lực 2 đến 3 lần (nâng tạ, kéo dây).
- Người lớn tuổi, đau khớp có thể thực hiện chia tập luyện nhiều lần trong ngày, ví dụ đi bộ sau 3 bữa ăn, mỗi lần đi khoảng 10 đến 15 phút. Người còn trẻ cần tập khoảng 60 phút mỗi ngày, tập kháng lực khoảng 3 lần mỗi tuần.
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng cần được áp dụng dựa theo thói quen ăn uống của người bệnh, dựa vào các loại thức ăn có sẵn. Tốt nhất bạn vẫn cần có sự tư vấn của bác sĩ, chuyên gia tư vấn dinh dưỡng. Bởi chi tiết về dinh dưỡng sẽ được thiết lập riêng cho từng người bệnh tùy vào tình trạng, loại hình hoạt động, bệnh lý và biến chứng đi kèm.
Các nguyên tắc chung về dinh dưỡng nên được khuyến cáo đối với người bệnh:
- Người bệnh béo phì và bị thừa cân cần phải giảm cân, ít nhất từ 3 đến 7% so với cân nặng nền.
- Nên sử dụng các loại carbohydrate hấp thu chậm có nhiều chất xơ. Ví dụ gạo lứt, bánh mì, nui,…
- Đạm (khoảng 1-1,5g/kg cân nặng mỗi ngày ở người không suy giảm chức năng thận). Nên ăn cá ít nhất 3 lần/tuần. Những người ăn chay trường có thể bổ sung đạm từ các loại đậu như đậu đen, đậu đỏ, đậu phụ,….
- Nến chú ý dùng các loại mỡ có chứa acid béo không no một nối đôi hoặc nhiều nối đôi như dầu mè, đầu lạc, mỡ cá, dầu ô liu,… Cần tránh sử dụng các loại mỡ trung chuyển (mỡ trans) phát sinh khi ăn cá chiên, rán ngập dầu mỡ.
- Giảm lượng muối trong các bữa ăn, còn khoảng 2300mg natri/ngày.
- Chất xơ (ít nhất 15g/ngày)
- Các yếu tố vi lượng: Cần chú ý bổ sung các yếu tố vi lượng nếu thiếu. Ví dụ sắt ở người bệnh ăn chay trường. Dùng Metformin lâu ngày có thể gây thiếu sinh tố B12, cần chú ý đến tình trạng này nếu người bệnh có thiếu máu hay các triệu chứng bệnh lý thần kinh ngoại vi.
- Cần ngưng sử dụng thuốc lá
- Các chất tạo vị ngọt như đường bắp, saccharin, aspartame cần được hạn chế sử dụng xuống mức tối thiểu.
Điều trị tiểu đường bằng cách dùng thuốc
- Các nhóm thuốc hạ glucose huyết đường uống, và các thuốc dạng tiêm không thuộc nhóm insulin. Cần sử dụng theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, do đó người bệnh cần thăm tư vấn và điều trị với bác sĩ.
- Insulin được sử dụng cho người bệnh tiểu đường tuýp 1 và 2 khi những triệu chứng thiếu insulin hay không kiểm soát được glucose huyết, dù đã ăn uống kết hợp luyện tập cũng như phối hợp nhiều loại thuốc viên theo chỉ dẫn. Bên cạnh đó tiểu đường tuýp 2 khi mới chẩn đoán nếu glucose huyết tăng cao cũng có thể dùng insulin để ổn định glucose huyết. Tiếp đến sẽ dùng một số loại thuốc điều trị tăng glucose huyết khác.
Xây dựng thực đơn cho người tiểu đường
Việc xây dựng thực đơn cho người tiểu đường rất quan trọng. Để kiểm soát lượng đường trong máu, người bệnh tiểu đường nên thực hiện chế độ ăn kiêng một cách hợp lý, cắt giảm lượng tinh bột ăn hàng ngày phù hợp với nhu cầu cơ thể. Bên cạnh đó, người bệnh nên ưu tiên sử dụng những loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe của bản thân, bao gồm:
- Gạo lứt/ ngũ cốc nguyên hạt: Đây là các thực phẩm bên cạnh việc cung cấp carbohydrate tạo năng lượng cho cơ thể mà còn giàu chất xơ, có tác dụng làm chậm tăng đường huyết sau bữa ăn, tạo cảm giác no lâu. Không chỉ vậy, một số loại ngũ cốc nguyên hạt còn chứa crom và magie, có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa lipid và đường, đồng thời giúp kiểm soát lượng đường trong máu;
- Các loại rau có màu xanh đậm: rau chân vịt, bắp cải, xà lách,…: giàu chất xơ, có thể giảm quá trình hấp thụ đường trong thức ăn và hạn chế tăng đường huyết. Bên cạnh đó, rau còn cung cấp vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể;
- Tỏi: Tỏi có chứa một hợp chất gọi là allicin, hợp chất này liên kết với vitamin B1 (thiamine) và kích thích giải phóng insulin. Một số nghiên cứu của Nhật Bản cũng đã phát hiện ra rằng hành lá cũng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu một cách hiệu quả;
Xem thêm: Bữa sáng cho người tiểu đường khoa học, hợp lý
Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm các loại sữa cho người tiểu đường để bổ sung các chất dinh dưỡng một cách hợp lý, an toàn. Hiện nay, có nhiều loại sữa cho người tiểu đường được các bác sĩ và chuyên gia khuyên dùng, trong đó có Formeal Care.
Formeal Care là một giải pháp dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh, thích hợp bổ sung vào thực đơn cho người tiểu đường, Sản phẩm được xây dựng dựa trên Hệ dinh dưỡng 5 sao Orgalife và tuân thủ khuyến nghị về chế độ dinh dưỡng lành mạnh của Đại học Harvard. Đặc biệt, trong mỗi hộp 250ml có chứa đến 18 loại axit amin (trong đó có 9 loại axit amin thiết yếu) và 25 loại vitamin / khoáng chất.
Sữa cho người tiểu đường Formeal Care sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho việc thay thế những bữa ăn nhẹ trong ngày, tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch.
Xem chi tiết sản phẩm tại: FOMEAL CARE – DINH DƯỠNG ỔN ĐỊNH ĐƯỜNG HUYẾT
Những ai nên làm xét nghiệm chỉ số HbA1c
Bác sĩ thường yêu cầu thực hiện xét nghiệm HbA1c để chẩn đoán một người bị tiểu đường hay người có nguy cơ cao bị đái tháo đường. Bạn sẽ được chỉ định làm xét nghiệm nếu nằm trong những đối tượng sau:
- Người lớn có BMI ≥ 23 kg/m2 , hoặc cân nặng lớn hơn 120% cân nặng lý tưởng và có một hoặc nhiều hơn một trong các yếu tố nguy cơ sau:
- Ít vận động thể lực
- Gia đình có người bị đái tháo đường ở thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh chị em ruột)
- Tăng huyết áp (huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg hay đang điều trị thuốc hạ huyết áp)
- Nồng độ HDL cholesterol < 35 mg/ (0,9 mmol/L) và/hoặc nồng độ triglyceride > 250 mg/dL (2,82 mmol/L)
- Vòng bụng to: ở nam ≥ 90 cm, ở nữ ≥ 80 cm
- Phụ nữ bị buồng trứng đa nang
- Phụ nữ đã mắc đái tháo đường thai kỳ – HbA1c ≥ 5,7% (39 mmol/mol), rối loạn glucose huyết đói hay rối loạn dung nạp glucose ở lần xét nghiệm trước đó.
- Có các dấu hiệu đề kháng insulin trên lâm sàng (như béo phì, dấu gai đen…).
- Tiền sử có bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.
- Ở bệnh nhân không có các dấu hiệu/triệu chứng trên, bắt đầu thực hiện xét nghiệm phát hiện sớm đái tháo đường ở người ≥ 45 tuổi.
- Nếu kết quả xét nghiệm bình thường, nên lặp lại xét nghiệm sau mỗi 1- 3 năm. Có thể thực hiện xét nghiệm sớm hơn tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm trước đó và yếu tố nguy cơ. Đối với người tiền đái tháo đường: thực hiện xét nghiệm hàng năm.
Khi nào cần xét nghiệm HbA1c
Thực hiện làm xét nghiệm HbA1c định kỳ nếu bạn là người lớn trên 45 tuổi – hoặc là người dưới 45 tuổi bị thừa cân, có một hay nhiều các dấu hiệu nguy cơ mắc tiền đái tháo đường, đái tháo đường.
- Nếu kết quả HbA1c bình thường, nhưng bạn là người trên 45 tuổi và có các yếu tố nguy cơ hoặc đã từng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ => Hãy thực hiện xét nghiệm HbA1c 3 lần/năm.
- Nếu kết quả cho thấy bạn bị tiền đái tháo đường, hãy trao đổi sớm với bác sĩ chuyên môn về việc tiến hành điều trị để cải thiện tốt sức khỏe, cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Lặp lại các xét HbA1c thường xuyên theo như khuyến nghị từ bác sĩ điều trị.
- Nếu bạn bị tiểu đường, hãy làm xét nghiệm HbA1c ít nhấn khoảng 2 lần/năm. Thực hiện các xét nghiệm thường xuyên hơn nếu có chỉ định thay đổi thuốc, hay người bệnh có các bệnh lý khác.
Nhìn chung, HbA1c được sử dụng để hỗ trợ đánh giá sự kiểm soát đường huyết trong khoảng thời gian dài – Mục tiêu chính của việc kiểm soát là điều trị ổn định bệnh lý tiểu đường. Xét nghiệm này cần được tiến hành từ 2 đến 4 lần trong vòng 1 năm.
Đường đói là gì? Đường sau ăn là gì?
Đường đói là gì?
Đường huyết trước ăn chính là chỉ số đường huyết được thực hiện vào đầu buổi sáng khi người bệnh không ăn ít nhất trên 8 giờ (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) . Đây là chỉ số có giá trị giúp chẩn đoán bệnh cũng như theo dõi điều trị bệnh tiểu đường.
Đường sau ăn là gì?
Chỉ số đường huyết sau ăn là một giá trị phản ánh được nồng độ đường có trong cơ thể có tăng lên hay không, sau khi người bệnh tiêu hóa một số loại thực phẩm nhất định. Đặc biệt là những loại thực phẩm cung cấp hàm lượng đường cao cho cơ thể. Một số xét nghiệm thường được thực hiện để đo được hàm lượng này là đo thử đường huyết sau ăn 1 giờ hay sau ăn 2 giờ.
Đối với người bệnh đái tháo đường chỉ nên ăn các loại thực phẩm có đường chuyển hóa chậm (chỉ số đường huyết thấp) hay hàm lượng đường ít vì sẽ giúp đường huyết dễ kiểm soát hơn, đồng thời giúp quá trình chuyển hóa lipid diễn ra tốt hơn so với những đường bệnh tiểu đường tuýp 2.
Địa chỉ tư vấn dinh dưỡng cho người bị tiểu đường
Lựa chọn địa chỉ tư vấn dinh dưỡng uy tín, chi phí hợp lý sẽ giúp người bệnh tiểu đường có thể hồi phục nhanh chóng cũng như giảm bớt gánh nặng kinh tế. Hệ thống phòng tư vấn dinh dưỡng H&H Nutrition không chỉ là nơi thăm tư vấn dinh dưỡng cho trẻ em mà còn là nơi cung cấp dịch vụ, thăm tư vấn dinh dưỡng cho người lớn, người bị tiểu đường. Cơ sở được đánh giá là một trong những địa chỉ thăm tư vấn dinh dưỡng uy tín, được nhiều người tin tưởng lựa chọn đồng hành.
Điểm nổi bật có được ở H&H Nutrition là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành đến từ Đại học Y Phạm Ngọc Thạch, Đại học Y dược TPHCM, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur,… Đồng thời, cơ sở còn sở hữu hệ thống máy móc, các trang thiết bị hiện đại bậc nhất hỗ trợ quá trình điều trị, tư vấn, chẩn đoán được chính xác nhất.
H&H Nutrition hiện đang cung cấp đa dạng các dịch vụ thăm tư vấn, xét nghiệm, tư vấn và xây dựng thực đơn cho người tiểu đường, chăm sóc sức khỏe bao gồm các hạng mục: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, thăm tư vấn cùng chuyên gia dinh dưỡng, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, tiết chế và xây dựng thực đơn khoa học. Mặt khác, khi đến thăm tư vấn với H&H Nutrition, bạn sẽ còn được tư vấn các phương pháp vận động hợp lý hỗ trợ cải thiện tốt tình trạng sức khỏe hiện tại.
Hy vọng từ bài viết này sẽ giúp bạn biết thêm về chỉ số HbA1c, những đối tượng như người lớn tuổi, béo phì, ăn uống không khoa học cần được thực hiện kiểm tra định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời. H&H Nutrition với đội ngũ chuyên gia sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn thăm tư vấn, kiểm tra và tư vấn thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp cùng các sản phẩm dinh dưỡng hỗ trợ quá trình điều trị được tốt nhất!
Xem thêm:
- Điểm danh các loại sữa cho người tiểu đường tốt nhất hiện nay
- Phụ nữ mang bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Top 3 loại sữa cho bà bầu tốt nhất hiện nay
- Người bệnh tiểu đường ăn sữa chua được không?
H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn
H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.
Chuyên viên tư vấn
Hoàng Ngọc Phương
Cử nhân dinh dưỡng
Phạm Thị Kiều Vy
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Minh Thuận
Cử nhân dinh dưỡng
Huỳnh Thị Lan Phương
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Thị Thoa
Cử nhân dinh dưỡng
Đặt lịch khámĐể lại số điện thoại để được chuyên gia tư vấn miễn phí
First NameLast NameNhu cầu tư vấn dinh dưỡng- Nhu cầu tư vấn dinh dưỡng -Dinh dưỡng cho béDinh dưỡng cho người có bệnh lýThiết kế thực đơn theo yêu cầuĐăng ký tư vấnĐịa chỉ:
Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Hotline:
Hotline Đặt hàng: 088 8844 733
Hotline Tư vấn: 088 8977 433
Từ khóa » Chỉ Số Hba1c Bao Nhiêu Là Nguy Hiểm
-
Chỉ Số HbA1c An Toàn Là Bao Nhiêu?
-
Chỉ Số HbA1c ở Người Bị Bệnh đái Tháo đường Có ý Nghĩa Ra Sao?
-
Ý Nghĩa Xét Nghiệm HbA1c Trong Kiểm Soát Glucose ở Bệnh Nhân đái ...
-
Chỉ Số HbA1c Bao Nhiêu Là Cao? Kiểm Soát Bằng Cách Nào?
-
[Hỏi đáp Cùng Bác Sĩ] – Chỉ Số HbA1c ở Người Bị Bệnh đái Tháo đường
-
Chỉ Số HbA1C - Những điều Bạn Cần Biết! - Gia An 115
-
Chỉ Số Vàng HbA1c Và 10 điều Cần Biết - - TĐCare
-
Xét Nghiệm HBA1C Trong Bệnh Lý Đái Tháo đường
-
Hba1c Là Gì? Chỉ Số Hba1c Bình Thường Là Bao Nhiêu?
-
Chỉ Số HbA1c Là Gì? Bao Nhiêu Là Bình Thường? Làm Thế Nào để Hạ ...
-
Chỉ Số HbA1c: định Nghĩa, Chỉ Số Bình Thường, ý Nghĩa
-
Chỉ Số HbA1c Bao Nhiêu Là Nguy Hiểm? Phải Làm Sao để ổn định Chỉ ...
-
Chỉ Số HbA1c: Công Cụ Hữu ích Giúp Chẩn đoán Bệnh Tiểu đường