Chỉ Số HDL – Cholesterol Là Gì? Những Cách Cải Thiện HDL Tốt Nhất!
Có thể bạn quan tâm
HDL – Cholesterol là một trong những thành phần mỡ tốt quan trọng đối với sức khỏe tim mạch. Duy trì chỉ số HDL – cholesterol ở mức cao sẽ giúp cơ thể tránh được nhiều vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là các bệnh lý về tim mạch.
5/5 - (104 bình chọn)- 1. Chỉ số HDL – cholesterol là gì?
- 2. Vai trò của HDL – Cholesterol
- 3. Ý nghĩa của chỉ số HDL – cholesterol trong xét nghiệm máu
- 4. Chỉ số HDL – cholesterol thấp nguy hiểm như thế nào?
- 5. Nguyên nhân nào khiến HDL – cholesterol thấp?
- 5.1 HDL thấp do lối sống – sinh hoạt – ăn uống
- 5.2 Do bệnh lý
- 5.3 Chỉ số HDL cholesterol thấp do thói quen sử dụng thuốc
- 6. Những cách cải thiện chỉ số HDL
- 6.1 Có chế độ ăn uống lành mạnh
- 6.2 Chăm chỉ luyện tập thể dục
- 6.3 Từ bỏ thuốc lá
- 6.4 Hãy giảm cân
- 6.5 Sử dụng thuốc tăng HDL
- Kết luận chung
1. Chỉ số HDL – cholesterol là gì?
HDL – cholesterol là một loại cholesterol lipoprotein tỉ trọng cao (mỡ tốt), được tổng hợp tại gan, đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển cholesterol máu. Nếu chỉ số HDL – cholesterol ở mức ổn định, sẽ giúp cơ thể loại bỏ mỡ thừa và mảng bám tích tụ trong động mạch. Sau đó, vận chuyển chúng tới gan để đào thải. Từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
2. Vai trò của HDL – Cholesterol
Các chuyên gia tim mạch cho biết HDL – cholesterol có chức năng đặc biệt quan trọng với con người:
- Lọc và loại bỏ LDL – hoặc cholesterol xấu.
- Bảo vệ mạch máu, giữ cho mạch máu luôn khỏe mạnh tránh các tổn thương.
- Giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch như: đau tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ.
3. Ý nghĩa của chỉ số HDL – cholesterol trong xét nghiệm máu
Các chỉ số cholesterol được đo bằng miligam (mg) cholesterol trên decilit (dL) máu hoặc milimol (mmol) trên lít (L). Chỉ số HDL – cholesterol cao bao nhiêu là tốt có thể phụ thuộc vào giới tính và độ tuổi của bạn.
GIỚI TÍNH | MỨC CẢNH BÁO | MỨC AN TOÀN |
Nam | Dưới 40 mg / dL (1,0 mmol / L) | Trên 60 mg / dL (1,6 mmol / L) |
Nữ | Dưới 50 mg / dL (1,3 mmol / L) | Trên 60 mg / dL (1,6 mmol / L) |
Chỉ số HDL – cholesterol ở mức an toàn và nguy hiểm
Như vậy, nếu chỉ số HDL của bạn dưới 40mg/dL sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. Ngoài ra:
- HDL trong khoảng (40-59mg/dL): Kết quả đo được càng cao thì mức độ bảo vệ tim mạch càng tốt. Theo nghiên cứu, cứ mỗi 4mg/dL HDL tăng thêm có thể giảm 10% nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
- Chỉ số HDL – cholesterol được xem là cao khi trên 60mg/dL (1,55mmol/L). Ở mức độ này, tim mạch được bảo vệ, cơ thể giảm được tỉ lệ các biến cố về tim mạch.
- HDL > 90mg/dL: Rất ít người gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, trong trường hợp chỉ số mỡ tốt HDL quá cao >90mg/dL – sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch.
4. Chỉ số HDL – cholesterol thấp nguy hiểm như thế nào?
Chỉ số HDL thấp (<40mg/dL) sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Đặc biệt khi HDL giảm cũng đồng nghĩa với LDL tăng, từ đó hình thành các mảng xơ vữa trong lòng động mạch. Những mảng xơ vữa này chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm như:
- Đau thắt ngực.
- Sốc tim.
- Suy tim.
- Nhồi máu cơ tim.
- Tai biến mạch máu não.
Ngoài ra, những người mắc bệnh mạch vành có HDL thấp, trong khi triglyceride cao sẽ xuất hiện các tình trạng:
- Nồng độ acid uric máu cao hơn: tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
- Giảm phân suất tống máu thất trái (EF).
- Có tiền sử nhồi máu cơ tim.
5. Nguyên nhân nào khiến HDL – cholesterol thấp?
HDL thấp có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Đặc biệt do lối sống, chế độ ăn uống không hợp lý. Một số người gặp vấn đề về sức khỏe cũng có thể khiến HDL thấp.
5.1 HDL thấp do lối sống – sinh hoạt – ăn uống
- Chế độ ăn nhiều đường bột và chất béo.
- Lười vận động.
- Thường xuyên hút thuốc lá.
- Làm việc quá sức, căng thẳng stress quá nhiều.
5.2 Do bệnh lý
Những người mắc hội chứng chuyển hóa: Các bệnh như béo phì, huyết áp cao, tiểu đường,… cũng có thể dẫn đến chỉ số HDL – cholesterol thấp.
Ngoài ra, một số người có chỉ số HDL thấp có thể do các bệnh di truyền hiếm gặp như: bệnh thiếu hụt protein, bệnh Tangier.
5.3 Chỉ số HDL cholesterol thấp do thói quen sử dụng thuốc
Một số loại thuốc có thể làm giảm mỡ tốt HDL ở một số người. Chẳng hạn như:
- Thuốc chẹn beta.
- Thuốc chứa Progestin như thuốc tránh thai, các loại thuốc bổ sung estrogen.
- Steroid đồng hóa – Testosterone tổng hợp.
- Thuốc an thần.
- Để biết chính xác nguyên nhân do đâu, bạn cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và nhận được chẩn đoán chính xác.
6. Những cách cải thiện chỉ số HDL
Chỉ số mỡ tốt HDL cholesterol có thể được cải thiện bằng một trong những cách sau:
6.1 Có chế độ ăn uống lành mạnh
Để nâng cao HDL, bạn nên tránh ăn các loại chất béo bão hòa như sữa, mỡ động vật, đồ ăn nhanh, chế biến sẵn nhiều dầu mỡ,… Thay vào đó hãy sử dụng các chất béo bão hòa có trong dầu oliu, quả bơ, các loại hạt ngũ cốc,…
Bổ sung thêm rau củ quả giàu chất xơ vào bữa ăn hàng ngày thay vì đồ ăn giàu đường bột.
6.2 Chăm chỉ luyện tập thể dục
Tập luyện thể dục thường xuyên có thể giúp làm tăng nồng độ HDL đồng thời giảm các chỉ số LDL và triglyceride. Bạn nên chăm chỉ tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày để cải thiện sức khỏe và tăng HDL.
6.3 Từ bỏ thuốc lá
Thường xuyên hút thuốc lá hoặc phải tiếp xúc với khói thuốc khiến HDL ngày càng sụt giảm. Do đó, để chỉ số này ổn định trở lại, bạn nên bỏ thuốc và tránh tiếp xúc với khói thuốc.
6.4 Hãy giảm cân
Trong trường hợp HDL thấp do cân nặng, việc giảm cân sẽ vô cùng cần thiết để chỉ số này tăng cao trở lại. Một nghiên cứu chỉ ra rằng: HDL tăng lên đáng kể nếu bạn có thể giảm được 1-3% trọng lượng cơ thể. Ngăn chặn béo phì cũng giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và nhiều vấn đề về sức khỏe khác.
6.5 Sử dụng thuốc tăng HDL
Một số loại thuốc được sử dụng để làm tăng HDL cholesterol như:
- Niacin theo toa.
- Fibrat như Gemfibrozil (Lopid).
- Statin như simvastatin (Zocor), rosuvastatin (Crestor).
- Trước khi sử dụng thuốc để tăng HDL cholesterol, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được tư vấn phù hợp.
Kết luận chung
HDL cholesterol là một loại mỡ tốt giúp loại bỏ các mỡ xấu dư thừa, chống lại nguy cơ xơ vữa động mạch. Nếu chỉ số HDL giảm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tim mạch. Chính vì vậy cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp để luôn giữ HDL ở mức cao.
Nên xét nghiệm chỉ số mỡ máu nói chung và HDL cholesterol nói riêng 1-2 lần/năm, để kịp thời phát hiện ra những bất thường trong cơ thể. Từ đó, có hướng điều trị kịp thời.
XEM THÊM:
- Sở hữu “vòng eo 56” với 9 thực đơn giảm cân bền vững
- Gan nhiễm mỡ – Những biến chứng nguy hiểm và cách “NÉ” bệnh hiệu quả
- [Top 22+] thực phẩm giàu omega-3 “điển hình” cho người bệnh mỡ máu
Từ khóa » Chỉ Số Mỡ Tốt Là Gì
-
Chỉ Số LDL Cholesterol Trong Máu Là Gì? - Vinmec
-
Xét Nghiệm Mỡ Máu Là Gì Và ý Nghĩa Các Chỉ Số Trong Xét Nghiệm
-
Chỉ Số HDL-Cholesterol Trong Máu Cao Có ý Nghĩa Gì? - Vinmec
-
Chỉ Số Cholesterol: Hiểu để Kiểm Soát - Hello Bacsi
-
Chỉ Số Cholesterol Là Gì? Bao Nhiêu Là Hợp Lý - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Chỉ Số Cholesterol Khuyến Nghị Theo độ Tuổi - Giảm Mỡ Máu
-
Xét Nghiệm Mỡ Máu - Chỉ Số Bao Nhiêu Là Cao - Phòng Khám Medic
-
Ý Nghĩa Của Chỉ Số Xét Nghiệm Mỡ Máu Cholesterol Toàn Phần
-
Chỉ Số LDL – Cholesterol Là Gì? Nguyên Nhân Tăng Và Cách điều Trị
-
CÙNG TÌM HIỂU VỀ CHOLESTEROL( MỠ MÁU)
-
Xét Nghiệm Mỡ Máu Và Ý Nghĩa Chỉ Số - Diag
-
Tổng Quan Về Cholesterol (Mỡ Trong Máu) - Bệnh Viện FV
-
Cách đọc Chỉ Số Cholesterol Máu - Suckhoe123
-
Chỉ Số HDL Là Gì? Chỉ Số HDL-cholesterol Trong Máu Cao Có ý Nghĩa ...