Chỉ Số HDL Cholesterol Quá Thấp ảnh Hưởng đến Sức Khỏe Như Thế ...

1. Chỉ số HDL cholesterol là gì?

Cholesterol là một phần của màng tế bào với chức năng chống oxy hóa não, có nhiệm vụ trong quá trình tổng hợp axit mật và được sử dụng để tạo ra estrogen, progesterone và testosterone.

Chỉ số cholesterol trong máu nên được theo dõi thường xuyên

Chỉ số cholesterol trong máu nên được theo dõi thường xuyên

Cholesterol gồm có LDL-Cholesterol và HDL-Cholesterol. Trong đó:

LDL-Cholesterol được cho là cholesterol “xấu” vì trong quá trình vận chuyển cholesterol trong cơ thể, nó có thể gây ra sự lắng đọng mỡ tại các thành động mạch, từ đó hình thành những mảng xơ vữa động mạch.

HDL-Cholesterol là cholesterol “tốt” với nhiệm vụ lấy cholesterol ra khỏi máu và sau đó đưa về gan, để chúng không thể xâm nhập được vào thành động mạch. Nói một cách khác, HDL cholesterol đang xử lý những hậu quả mà của LDL cholesterol gây ra.

Chỉ số cholesterol trong máu nên được theo dõi thường xuyên bởi nó có thể giúp chúng ta xác định được lượng mỡ trong máu và đồng thời đánh giá được nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, chẳng hạn như tình trạng xơ vữa động mạch hay tắc động mạch do những mảng bám tích tụ,…

Thông thường bệnh nhân sẽ được thực hiện xét nghiệm chỉ số HDL cholesterol vào buổi sáng, khi chưa ăn để có được kết quả chính xác nhất. Chỉ số HDL lớn hơn 40mg/dL thì bạn có thể yên tâm vì đây là chỉ số bình thường, cho thấy cơ thể bạn khỏe mạnh và nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch thấp.

Thời điểm tốt nhất để thực hiện xét nghiệm chỉ số này là từ 20 tuổi trở lên, với tần số thực hiện xét nghiệm là khoảng 5 năm một lần. Với những trường hợp có người thân như bố mẹ, anh chị em ruột có tiền sử cholesterol cao, trong tình trạng thừa cân, béo phì, bị bệnh lý về tim mạch, bị tiểu đường, hay những người thường xuyên ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo thì càng nên thực hiện xét nghiệm này. Đối với những trường hợp phụ nữ sau sinh thì cần phải chờ sau 6 tuần để thực hiện đo cholesterol, vì nếu đo sớm hơn, kết quả có thể không chính xác.

2. Chỉ số HDL cholesterol thấp ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Nếu chỉ số HDL Cholesterol của bạn thấp thì đồng nghĩa với việc mỡ máu đang tăng cao, dễ hình thành các mảng xơ vữa trong động mạch và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe, phổ biến nhất là những vấn đề về tim mạch.

Chỉ số HDL quá thấp gây ra những vấn đề về tim mạch

Chỉ số HDL quá thấp gây ra những vấn đề về tim mạch

Cụ thể, một số vấn đề về tim mạch thường xảy ra khi chỉ số HDL quá thấp như sau:

  • Đau thắt ngực.

  • Bệnh mạch vành.

  • Nhồi máu cơ tim.

  • Suy tim.

  • Đột quỵ.

Thực tế, các bác sĩ thường căn cứ vào tỷ số Cholesterol toàn phần để có thể đánh giá chính xác về tình trạng sức khỏe của bạn. Thông thường chỉ số này ở mức 3,6 - 5,2 mmol/L thì được cho là bình thường và tốt nhất là ở dưới mức 4 mmol/L. Tỷ số này càng thấp thì nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch sẽ càng thấp.

Như vậy chỉ số HDL cholesterol giảm thấp là một điều không ai mong muốn vì đây chính là một lời cảnh báo cho thấy sức khỏe của bạn đang không tốt và có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch cũng như nhiều vấn đề sức khỏe khác. Vì thế, hãy cố gắng duy trì một chỉ số HDL cao để cơ thể được khỏe mạnh, phòng chống bệnh lý tim mạch một cách tốt nhất. Nên thăm khám định kỳ để được phát hiện sớm và tìm ra những biện pháp khắc phục kịp thời và hiệu quả.

3. Phải làm sao để cải thiện chỉ số HDL cholesterol trong máu?

Chỉ số HDL - cholesterol có thể cải thiện hiệu quả bằng việc áp dụng một chế độ ăn uống khoa học kết hợp với tập luyện. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể dành cho bạn.

  • Hãy bắt đầu giảm cân từ hôm nay

Thừa cân, béo phì không chỉ khiến bạn tự tin về ngoại hình và đồng thời còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc mỡ máu tăng cao, chỉ số HDL thấp. Để khắc phục vấn đề này, cách tốt nhất là bạn cần phải giảm cân càng sớm càng tốt. Hãy lên kế hoạch về một chế độ ăn lành mạnh và vận động thường xuyên, đưa cân nặng của bạn trở về mức bình thường để lấy lại vóc dáng và một cơ thể khỏe mạnh.

Lựa chọn chế độ ăn khoa học để cải thiện chỉ số HDL

Lựa chọn chế độ ăn khoa học để cải thiện chỉ số HDL

  • Nên lựa chọn những thực phẩm tốt cho tim mạch

Chế độ ăn là một yếu tố vô cùng quan trọng và nó có tác động trực tiếp đến việc cải thiện chỉ số HDL. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên tiêu thụ những thực phẩm giàu chất xơ chẳng hạn như những loại trái cây, rau củ,…để giảm lượng cholesterol “xấu” LDL, đồng thời tăng lượng cholesterol “tốt” HDL.

Nên ăn các loại ngũ cốc chẳng hạn như bánh mì nguyên hạt, bột mì, bột yến mạch,… để cải thiện sức khỏe.

Một số loại cá như cá ngừ, cá tuyết,… sẽ tốt hơn những loại thịt gia cầm. Đặc biệt, cá hồi, cá thu hay cá trích cũng là những loại thực phẩm có chứa nhiều omega - 3 rất tốt để nâng cao chỉ số HDL và tốt cho tim mạch.

Không nên ăn chất béo bão hòa (có trong một số loại thực phẩm như bánh quy, snack,…) mà chỉ nên tiêu thụ chất béo không bão hòa để bảo vệ sức khỏe tim mạch, chẳng hạn như dầu oliu, dầu hạt cải, quá óc chó, đậu phộng,…

Không nên tiêu thụ quá 300 mg cholesterol/ngày. Một số thực phẩm có chứa nhiều cholesterol chẳng hạn như các loại thịt nội tạng hay lòng đỏ trứng gà,…

Bên cạnh đó, hạn chế uống rượu bia và từ bỏ thói quen hút thuốc lá cũng là điều rất cần thiết để bạn cải thiện sức khỏe.

Thường xuyên vận động để nâng cao sức khỏe

Thường xuyên vận động để nâng cao sức khỏe

  • Vận động thường xuyên

Ngoài chế độ ăn uống khoa học, bạn cũng nên tập luyện thường xuyên để cải thiện chỉ số HDL cholesterol trong máu. Một số bài tập thể dục có thể áp dụng chẳng hạn như bơi lội, đạp xe, đi bộ,… Và điều tốt nhất là hãy giữ cho mình một tinh thần thoải mái, vui vẻ.

Như vậy, bạn đã có thể tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi chỉ số HDL cholesterol là gì và cơ thể phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe nào nếu chỉ số này thấp, đồng thời là các hướng dẫn để bảo vệ một cơ thể khỏe mạnh.

Đường dây nóng 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC phục vụ 24/7 để giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc.

Từ khóa » định Lượng Cholesterol Trong Máu Thấp