Chỉ Số HDL Là Gì? Chỉ Số HDL-cholesterol Trong Máu Cao Có ý Nghĩa ...

Kiểm tra giỏ hàng

Chọn tỉnh thành, quận huyện để xem chính xác giá và tồn kho

Địa chỉ đã chọn: Hồ Chí Minh

Chọn
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • An Giang
  • Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bạc Liêu
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Bình Định
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Cao Bằng
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Điện Biên
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Lào Cai
  • Long An
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Tây Ninh
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thanh Hóa
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Yên Bái
  • Không tìm thấy kết quả với từ khoá “”
  • Bài tin sức khỏe
  • Chỉ số HDL Cholesterol là gì? HDL Cholesterol cao có ý nghĩa gì?
Chỉ số HDL Cholesterol là gì? HDL Cholesterol cao có ý nghĩa gì? Cập nhật: 17/06/2024 Lượt xem: 959 Thẩm định nội dung bởi

Bác sĩ Trương Anh Khoa

Chuyên khoa: Nội tổng quát

Thạc sĩ, Bác sĩ Trương Anh Khoa sinh năm 1995 hiện đang là bác sĩ điều trị tại khoa Nội tổng quát tại phòng khám Careplus Clinic Việt Nam

Nhiều người cho rằng Cholesterol là một chất có hại cho cơ thể. Tuy nhiên, đây là một nhận định không đúng do Cholesterol chia thành nhiều loại, mỗi loại lại có một vai trò quan trọng. Cùng tìm hiểu HDL Cholesterol là gì, chỉ số này cao có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe qua bài viết dưới đây nhé!

1HDL Cholesterol là gì?

HDL là viết tắt của High-density lipoprotein có nghĩa là lipoprotein tỷ trọng cao. Đây là một trong 6 loại lipoprotein có tác dụng gắn với Cholesterol để vận chuyển chất này khắp cơ thể.

Về cấu tạo, HDL là lipoprotein nhỏ nhất, có tỷ lệ protein so với Cholesterol cao nhất nên được coi là Cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao. Đây là loại Cholesterol giúp vận chuyển lipid thừa từ các cơ quan khác trở về và dự trữ tại gan. Do tác dụng này nên HDL Cholesterol có thể được gọi là "Cholesterol tốt".[1]

Một thành phần đáng chú ý khác là LDL Cholesterol (Cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp) có chức năng vận chuyển mỡ từ gan tới các cơ quan gây tích tụ mỡ thừa ở các mô ngoại vi, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Do đó, có thể gọi LDL là "Cholesterol xấu" [2]

HDL là cholesterol tốt vận chuyển lipid thừa từ các cơ quan trở về gan

HDL là cholesterol tốt vận chuyển lipid thừa từ các cơ quan trở về gan

2Chức năng của HDL Cholesterol đối với cơ thể?

HDL Cholesterol được biết đến là chất có ảnh hưởng rất lớn đối với việc duy trì sức khỏe tim mạch. HDL Cholesterol tác động đến một số quá trình trong cơ thể như:

  • Vận chuyển Cholesterol thừa trong các mô và cơ quan trở về gan để tái tổng hợp.
  • Hỗ trợ bảo vệ mạch máu, chống oxy hoá , duy trì chức năng nội mô mạch máu. [3]

HDL Cholesterol là chất có lợi cho hệ tim mạch

HDL Cholesterol là chất có lợi cho hệ tim mạch

3Chỉ số bình thường của HDL Cholesterol trong máu là bao nhiêu?

Nồng độ HDL Cholesterol có thể ghi nhận được khi thực hiện xét nghiệm máu (tốt nhất cần nhịn ăn 6-8 giờ). Tùy thuộc vào mỗi độ tuổi, giới tính và quy chuẩn mỗi phòng xét nghiệm, mà mức độ tối ưu của chất này là khác nhau. Khoảng ước tính:

  • Người dưới 20 tuổi: nồng độ lớn hơn 45 mg/dL.
  • Nam trên 20 tuổi: nồng độ lớn hơn 40 mg/dL.
  • Nữ trên 20 tuổi: nồng độ lớn hơn 50 mg/dL.[4]

Tùy thuộc vào tuổi và giới tính mà nồng độ HDL bình thường là khác nhau

Tùy thuộc vào tuổi và giới tính mà nồng độ HDL bình thường là khác nhau

4Chỉ số HDL Cholesterol cao ảnh hưởng như thế nào?

Mặc dù, HDL Cholesterol có thể xem là chất tốt cho cơ thể nhưng nếu nồng độ quá cao lại có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Nguyên nhân

Nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn HDL Cholesterol như:

  • Gen: khi xuất hiện gen SCARB1 sẽ dẫn tới kích thước các hạt lớn hơn bình thường và có thể dẫn tới các bệnh lý tim mạch. Một trường hợp khác có gen sản xuất ít protein CETP - chất thúc đẩy Cholesterol đi khắp cơ thể, có thể dẫn tới nồng độ HDL Cholesterol cao.
  • Yếu tố di truyền: là nguyên nhân thường gặp của tình trạng rối loạn HDL cholesterol.
  • Thuốc: một số thuốc có tác dụng phụ làm rối loạn lượng HDL Cholesterol như thuốc điều chỉnh nhịp tim, thuốc an thần, một số loại corticoid, thuốc ngăn ngừa cơn động kinh,...[5]

Yếu tố di truyền là nguyên nhân thường gặp của rối loạn HDL cholesterol

Yếu tố di truyền là nguyên nhân thường gặp của rối loạn HDL cholesterol

Chỉ số của HDL Cholesterol trong máu cao ảnh hưởng thế nào đến cơ thể?

Mức HDL Cholesterol rất cao có thể làm chậm quá trình giải phóng LDL Cholesterol khỏi động mạch, khiến cho chất này tích tụ nhiều trong thành mạch tạo thành mảng bám. Kết quả cuối cùng có thể dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch và bít tắc dòng máu đến các cơ quan gây ra nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.[5]

Nồng độ HDL Cholesterol quá cao trong máu có thể gây ra xơ vữa động mạch

Nồng độ HDL Cholesterol quá cao trong máu có thể gây ra xơ vữa động mạch

5Chỉ số HDL Cholesterol thấp ảnh hưởng như thế nào?

Nguyên nhân

Có nhiều yếu tố khiến lượng HDL Cholesterol giảm xuống quá mức bình thường. Dưới đây là 7 nguyên nhân hay gặp nhất:

  • Gen: do di truyền hoặc đột biến gen khiến giảm sản sinh ra HDL Cholesterol như bệnh Tangier hoặc bệnh giảm alpha lipoprotein máu có tính chất gia đình.
  • Thừa cân, béo phì: làm tăng cao nồng độ triglyceride gây rối loạn toàn bộ quá trình chuyển hoá các loại lipoprotetin. Hơn nữa, giả sử giảm cân thành công, thì cơ thể cũng cần một thời gian khá dài để khôi phục chuyển hoá lipid.
  • Chế độ ăn: nhiều carbohydrate - tinh bột hoặc các thực phẩm chế biến sẵn có thể làm giảm lượng HDL Cholesterol.
  • Ít vận động thể lực: lối sống tĩnh tại được xem là yếu tố nguy cơ chính của nhiều bệnh lý tim mạch, chuyển hoá.
  • Hút thuốc lá: giảm nồng độ các chất chống oxy hoá, các chất kháng viêm, cản trở dòng chuyển hoá lipid bình thường của tế bào (tại gan và cả ở mạch máu ngoại vi)
  • Tiểu đường không kiểm soát: làm tăng đề kháng insulin, kích thích cơ thể tăng sản xuất insulin, từ đó làm tăng tổng lượng triglyceride lưu hành, tăng lượng LDL và giảm HDL.
  • Thuốc: một số thuốc có tác dụng phụ làm giảm HDL Cholesterol nhưng không đáng kể, như thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc lợi tiểu thiazid, nội tiết tố nam hoặc nữ.[4]

Chế độ ăn giàu tinh bột có thể làm giảm nồng độ HDL Cholesterol

Chế độ ăn giàu tinh bột có thể làm giảm nồng độ HDL Cholesterol

Chỉ số của HDL Cholesterol trong máu cao ảnh hưởng thế nào đến cơ thể?

Theo một nghiên cứu thực hiện trên 600 nghìn người bệnh đã chỉ ra rằng, những người có mức HDL Cholesterol thấp có nguy cơ tử vong do các biến cố tim mạch và ung thư cao hơn những người có mức HDL Cholesterol bình thường.[6]

Chỉ số HDL Cholesterol thấp có thể làm tăng biến cố tim mạch

Chỉ số HDL Cholesterol thấp có thể làm tăng biến cố tim mạch

6Cách cải thiện các chỉ số HDL Cholesterol trong máu

Bổ sung dầu oliu

Dầu oliu chứa chất béo chưa bão hòa, có tác dụng làm giảm LDL Cholesterol và tăng HDL Cholesterol. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu bạn sử dụng dầu oliu có hàm lượng polyphenol cao giúp tăng gần 50% HDL Cholesterol.[7]

Bạn có thể thay thế mỡ động vật bằng dầu oliu để hỗ trợ hình thành HDL Cholesterol

Bạn có thể thay thế mỡ động vật bằng dầu oliu để hỗ trợ hình thành HDL Cholesterol

Ăn các loại cá giàu chất béo

Theo một nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa đến kết luận rằng tăng cường bổ sung các loại cá béo cho cơ thể sẽ giúp tăng lượng HDL Cholesterol trong máu.[8]

Bạn nên ăn 5 bữa cá mỗi tuần để giúp tăng cường lượng chất béo có lợi cho cơ thể. Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc cung cấp thêm một số thực phẩm giàu omega-3 như hạt lanh, rau xanh, quả óc chó.[7]

Axit béo trong cá có thể giúp tăng nồng độ HDL Cholesterol

Axit béo trong cá có thể giúp tăng nồng độ HDL Cholesterol

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nutrients đã chỉ ra rằng, chế độ ăn chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể làm tăng mức cholesterol HDL và giảm quá trình viêm ảnh hưởng đến sự sản xuất chất béo của cơ thể.[9]

Bạn nên xây dựng chế độ ăn với các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như cam, chanh, bưởi, quýt, bơ, cải xoăn, củ cải đường, rau bina, cà chua,...[7]

Cam chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm phá hủy HDL Cholesterol

Cam chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm phá hủy HDL Cholesterol

Tránh chất béo đã qua xử lý

Một số chất béo đã qua xử lý, chiết tách (thường là các chất béo ở dạng rắn trong nhiệt độ phòng, có thể gây tăng LDL Cholesterol trong máu. Để đảm bảo sức khỏe tim mạch bạn nên hạn chế tối đa các loại chất béo này.[10]

Hạn chế sử dụng bơ vì có thể ảnh hưởng đến quá trình sản sinh HDL Cholesterol

Hạn chế sử dụng bơ vì có thể ảnh hưởng đến quá trình sản sinh HDL Cholesterol

Tập thể dục

Tập thể dục đóng vai trò rất lớn trong việc cải thiện nồng độ HDL. Một vài nghiên cứu đã chỉ rõ tác dụng của vận động thường xuyên đối với nồng độ HDL như:

  • Tăng cường tác dụng chống oxy hóa và chống viêm của HDL.
  • Với phụ nữ mắc bệnh buồng trứng đa nang nếu tập thể dục cường độ cao 3 buổi/tuần có thể làm tăng HDL sau 10 tuần.[10]

Chính vì vậy để tăng lượng HDL, bạn có có thể áp dụng bài tập thể lực cường độ cao ngắt quãng để nâng cao nồng độ chất này trong máu cao nhất có thể.

Tập thể dục cường độ cao ngắt quãng giúp tăng nồng độ HDL Cholesterol

Tập thể dục cường độ cao ngắt quãng giúp tăng nồng độ HDL Cholesterol

Không hút thuốc lá

Theo một nghiên cứu dọc kéo dài 1 năm trên hơn 1500 người, những bệnh nhân bỏ thuốc lá có nồng độ HDL Cholesterol cao hơn gấp đôi so với những người vẫn tiếp tục hút thuốc. Trong nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, chức năng của HDL cũng được cải thiện tốt hơn ở những người bỏ thuốc lá.[10]

Người ngừng hút thuốc lá có thể giúp tăng nồng độ HDL Cholesterol trong cơ thể

Người ngừng hút thuốc lá có thể giúp tăng nồng độ HDL Cholesterol trong cơ thể

Giảm cân

Theo một nghiên cứu tại Nhật Bản trên đối tượng người bị béo phì, khi giảm được từ 1 - 3% trọng lượng cơ thể sẽ làm tăng nồng độ HDL Cholesterol trong máu.[10]

Chính vì vậy, nếu đang trong tình trạng béo phì, bạn có thể thực hiện chế độ ăn ít tinh bột, giàu chất béo chưa bão hòa để giảm cân cũng như nâng cao hiệu quả của HDL Cholesterol trong máu.

Giảm cân giúp tăng nồng độ HDL Cholesterol trong máu

Giảm cân giúp tăng nồng độ HDL Cholesterol trong máu

7Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Do HDL Cholesterol chỉ là một chỉ số trong cơ thể nên không thể phát hiện được những thay đổi bất thường của chất này. Chính vì vậy, tất cả mọi người trên 20 tuổi nên thực hiện kiểm tra nồng độ Cholesterol ít nhất 1 năm 1 lần.

Khi phát hiện ra những bất thường của tình trạng mỡ máu, người bệnh sẽ được tư vấn điều trị cũng như xây dựng chế độ ăn hiệu quả để phòng ngừa những biến chứng có thể xảy ra.[11]

Kiểm tra nồng độ HDL Cholesterol thường xuyên để điều chỉnh phù hợp

Kiểm tra nồng độ HDL Cholesterol thường xuyên để điều chỉnh phù hợp

Nơi khám chữa bệnh mỡ máu uy tín

Khi có nhu cầu kiểm tra nồng độ HDL cholesterol trong máu, bạn có thể đến các cơ sở y tế gần nhà hoặc các bệnh viện Nội khoa để được xét nghiệm, tư vấn và điều trị. Tham khảo một số bệnh viện uy tín:

  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Gia An 115, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM,...
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Lão khoa Trung Ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Thanh Nhàn,...
Xem thêm:

  • Phân biệt giữa LDL cholesterol và HDL cholesterol
  • 16 loại thực phẩm giảm cholesterol giúp tim bạn khỏe mạnh

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức về HDL Cholesterol. Đây là một chất quan trọng đối với sức khỏe mỗi chúng ta. chính vì vậy, mong rằng bạn sẽ có kế hoạch để theo dõi và thay đổi thói quen sinh hoạt để duy trì nồng độ HDL Cholesterol ở mức phù hợp nhất.

Nguồn tham khảo
  1. HDL cholesterol: How to boost your 'good' cholesterol

    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-cholesterol/in-depth/hdl-cholesterol/art-20046388

    Ngày tham khảo:

    03/11/2022

  2. The latest thinking on HDL cholesterol

    https://www.heartuk.org.uk/educational-content/hdl-cholesterol

    Ngày tham khảo:

    16/10/2022

Xem thêm

Từ khoá: hdl cholesterol là gì hdl cholesterol chỉ số hdl là gì chỉ số hdl hdl là gì Banner đầu bài tin - Laroche-possay-T11Banner đầu bài tin - Springleaf T11Banner đầu bài tin - BLACKMORES T11

Các bài tin liên quan

  • 13 cách cải thiện tăng huyết áp tại nhà và lưu ý khi huyết áp tăng

    Sức khoẻ & Bệnh

    13 cách cải thiện tăng huyết áp tại nhà và lưu ý khi huyết áp tăng

    Bác sĩ Trương Anh Khoa

    1 tháng trước
  • Rối loạn nhịp tim có chữa được không? Điều trị và kiểm soát tại nhà

    Sức khoẻ & Bệnh

    Rối loạn nhịp tim có chữa được không? Điều trị và kiểm soát tại nhà

    ThS Bác sĩ Nguyễn Hải Đăng

    2 tháng trước
  • Các biến chứng suy tim, cách phòng ngừa và giảm nhẹ biến chứng suy tim

    Sức khoẻ & Bệnh

    Các biến chứng suy tim, cách phòng ngừa và giảm nhẹ biến chứng suy tim

    ThS Bác sĩ Nguyễn Hải Đăng

    3 tháng trước
  • Top 16 máy đo huyết áp có chất lượng tốt được dược sĩ khuyên dùng

    Sức khoẻ & Bệnh

    Top 16 máy đo huyết áp có chất lượng tốt được dược sĩ khuyên dùng

    Dược sĩ Hồ Nguyên Phúc

    4 tháng trước
Chat Zalo (8h00 - 21h30) widget

Chat Zalo(8h00 - 21h30)

widget

1900 1572(8h00 - 21h30)

Từ khóa » Chỉ Số Hdl Cholesterol Là Gì