Chỉ Số Khả Năng Trả Nợ (Debt-Service Coverage Ratio - DSCR) Là Gì ...

Chỉ số khả năng trả nợ (Debt-Service Coverage Ratio - DSCR) là gì? Công thức, ý nghĩa và ví dụ - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Nextbigfuture)

Chỉ số khả năng trả nợ

Khái niệm

Chỉ số khả năng trả nợ trong tiếng Anh là Debt-Service Coverage Ratio, viết tắt là DSCR.

Chỉ số khả năng trả nợ (DSCR) trong tài chính doanh nghiệp, là thước đo dòng tiền có sẵn để thanh toán các nghĩa vụ nợ hiện tại.

Chỉ số này cho biết thu nhập hoạt động ròng là bội số của các nghĩa vụ nợ trong vòng một năm, bao gồm cả chi phí lãi vay, tiền nợ gốc, các quĩ chìm và các khoản thanh toán cho thuê.

Trong tài chính chính phủ, chỉ số khả năng trả nợ là thu nhập từ hoạt động xuất khẩu cần thiết để đáp ứng các khoản thanh toán lãi và gốc hàng năm cho các khoản nợ bên ngoài của một quốc gia.

Trong tài chính cá nhân, chỉ số khả năng trả nợ là chỉ số được sử dụng bởi các nhân viên cho vay của ngân hàng để xác định các khoản vay đảm bảo bằng thu nhập.

Trong mỗi trường hợp, chỉ số này phản ánh khả năng trả nợ trên một mức thu nhập cụ thể.

Công thức và tính toán Chỉ số khả năng trả nợ

Công thức tính chỉ số khả năng trả nợ yêu cầu có được thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh và tổng nợ phải trả của công ty.

Thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh là doanh thu của công ty, trừ chi phí hoạt động, không bao gồm thuế và các khoản thanh toán lãi, còn gọi là thu nhập trước lãi và thuế (EBIT).

Chỉ số khả năng trả nợ (Debt-Service Coverage Ratio - DSCR) là gì? Công thức, ý nghĩa và ví dụ - Ảnh 2.

Có nhiều cách tính DSCR, là một người đi vay, điều quan trọng là phải nhận ra rằng những người cho vay có thể tính toán DSCR theo những cách hơi khác nhau.

Ý nghĩa của Chỉ số khả năng trả nợ

Người cho vay sẽ thường xuyên đánh giá chỉ số khả năng trả nợ của người vay trước khi cho vay.

Nếu DSCR < 1 thì dòng tiền âm, có nghĩa là người đi vay sẽ không thể trang trải hoặc không thể thanh toán các nghĩa vụ nợ hiện tại mà không dựa vào các nguồn lực đi vay bên ngoài.

Nhìn chung, những người cho vay thường không thích người đi vay có dòng tiền âm, nhưng một số người vẫn cho phép nếu người đi vay có nguồn lực mạnh bên ngoài thu nhập.

Nếu chỉ số khả năng trả nợ xoay quanh giá trị 1, ví dụ như 1.1, thì công ty dễ bị tổn thương và sự sụt giảm nhỏ trong dòng tiền có thể khiến nó không thể trả nợ.

Người cho vay trong một số trường hợp có thể yêu cầu người vay duy trì DSCR tối thiểu nhất định nếu khoản vay còn tồn đọng.

Thông thường, DSCR > 1 có nghĩa là chủ thể kinh tế - cá nhân, công ty hoặc chính phủ - có đủ thu nhập để trả các nghĩa vụ nợ hiện tại.

DSCR tối thiểu mà người cho vay yêu cầu có thể phụ thuộc vào điều kiện kinh tế vĩ mô. Nếu nền kinh tế đang phát triển, tín dụng khả thi thì người cho vay có chấp nhận DSCR thấp hơn mức qui định.

Ví dụ về Chỉ số khả năng trả nợ

Giả sử một nhà phát triển bất động sản đang tìm cách vay thế chấp từ một ngân hàng địa phương. Người cho vay sẽ muốn tính toán DSCR để xác định khả năng của nhà phát triển vay và trả hết khoản vay của mình với nguồn thu nhập từ tài sản cho thuê.

Nhà phát triển chỉ ra rằng, thu nhập từ hoạt động cho thuê của anh ta sẽ là $2.150.000 mỗi năm và người cho vay yêu cầu phải thanh toán nợ $350.000 mỗi năm. Do đó, chỉ số khả năng trả nợ của anh ta được tính là:

DSCR = $2.150.000 / $350.000 = 6.14

Điều này có nghĩa là người đi vay đảm bảo khả năng trả nợ của mình.

So sánh Tỉ lệ thanh toán lãi vay so với Chỉ số khả năng trả nợ

Tỉ lệ thanh toán lãi vay (Interest Coverage Ratio) càng cao, thì công ty càng ổn định về tài chính. Số liệu này chỉ tính đến các khoản thanh toán lãi mà không tính các khoản thanh toán được thực hiện trên số dư nợ gốc.

Chỉ số khả năng trả nợ mang tính toàn diện hơn. Chỉ số này đánh giá khả năng của một công ty đáp ứng các khoản thanh toán nợ gốc và lãi tối thiểu, trong một thời gian nhất định.

Trong cả hai trường hợp, một công ty có tỉ lệ dưới 1 không tạo ra đủ thu nhập để trang trải chi phí nợ tối thiểu.

Về mặt quản lí kinh doanh hoặc đầu tư, điều này thể hiện rủi ro vì nếu trong một khoảng thời gian ngắn mà thu nhập thấp hơn mức trung bình, cũng có thể gây ra thảm họa.

(Theo Investopedia)

Từ khóa » Cách Tính Hệ Số Trả Nợ