Cơ quan ngôn luậnTổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - eISSN 2734-9144; ISSN 2734-9136
- HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀNH
- Tin tức - sự kiện
- Thống kê tập trung
- Thống kê Bộ, ngành
- KINH TẾ - XÃ HỘI
- Thời sự - Chính trị
- Kinh tế
- Văn hóa - Xã hội - Môi trường
- TƯ LIỆU ĐỊA PHƯƠNG
- Số liệu thống kê
- Kinh tế - Xã hội
- Chuyên đề cơ sở
- NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
- SÁCH HAY THỐNG KÊ
- QUỐC TẾ
- Thống kê nước ngoài
- Hội nhập quốc tế
- LIÊN HỆ
- THƯ VIỆN
- Thư viện ảnh
- Thư viện video
- Thư viện tài liệu
- GIỚI THIỆU
Trang chủ KINH TẾ - XÃ HỘI Kinh tế CTV gửi bài Site map Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2018 của Việt Nam 03/06/2019 - 11:18 AM Cỡ chữ
Kết quả bảng xếp hạng PCI 2018 So với năm 2017, kết quả PCI 2018 không có nhiều thay đổi trong danh sách những tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước. Quảng Ninh tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng PCI với 70,36 điểm, là năm thứ 2 liên tiếp đạt được vị trí quán quân trên bảng xếp hạng. Trong năm vừa qua, sức nóng cải cách môi trường kinh doanh tiếp tục được Quảng Ninh duy trì qua nhiều nỗ lực như thực hiện phương thức “4 tại chỗ”(tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, trả kết quả) khi giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tại Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh và cấp huyện, thành phố; đồng thời kết hợp với việc thực hiện đánh giá năng lực cạnh tranh của các sở, ngành, huyện thị và triển khai đối thoại doanh nghiệp thường xuyên qua mô hình Café Doanh nhân nhằm giải quyết kịp thời vướng mắc khó khăn cho doanh nghiệp. Vì vậy, có tới 80% doanh nghiệp trả lời điều tra PCI tại Quảng Ninh cho biết, thời gian thực hiện TTHC được rút ngắn hơn so với quy định và 74% doanh nghiệp đánh giá thủ tục giấy tờ đơn giản (cao nhất cả nước). Một lĩnh vực thường khiến nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư khó hài lòng như TTHC đất đai, thì có 65% doanh nghiệp của Quảng Ninh từng thực hiện TTHC đất đai trong vòng 2 năm qua tại đây không gặp khó khăn. Quảng Ninh cũng đứng đầu cả nước về chỉ tiêu này. Môi trường kinh doanh của Quảng Ninh đang thay đổi theo hướng minh bạch hơn, chỉ 53% doanh nghiệp cho biết cần có “mối quan hệ” để có được các tài liệu của tỉnh, là con số thấp nhất so với các tỉnh, thành phố còn lại trên cả nước. Đứng thứ hai trong bảng xếp hạng PCI 2018 là Đồng Tháp, đạt 70,19 điểm và xác lập năm thứ 11 liên tiếp nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố đứng đầu PCI cả nước. Thành công này đến từ sự vận hành hiệu quả của bộ máy chính quyền địa phương vốn gặp nhiều khó khăn về vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng. Năm 2018, có tới 92% doanh nghiệp tham gia Điều tra PCI tại Đồng Tháp đánh giá cán bộ có thái độ thân thiện trong quá trình giải quyết công việc, 90% nhận thấy cán bộ nhà nước giải quyết công việc hiệu quả. Đây là hai chỉ tiêu Đồng Tháp đạt được cao nhất cả nước. Theo chỉ số thành phần Cạnh tranh bình đẳng trong PCI 2018, các doanh nghiệp dân doanh Đồng Tháp cho biết đang được hoạt động trong môi trường kinh doanh bình đẳng nhất so với các tỉnh, thành phố khác. Ở vị trí thứ 3 và thứ 4 trong bảng xếp hạng PCI 2018 là Long An (68,09 điểm) và Bến Tre (67,67 điểm). Hai tỉnh này đều tăng 1 bậc so với năm 2017. Long An đã có cải thiện đáng kể trong việc tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và tạo thuận lợi về tiếp cận đất đai và sử dụng đất ổn định cho các doanh nghiệp dân doanh. Bến Tre được các doanh nghiệp đánh giá tích cực về nỗ lực cải cách hành chính và tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Đà Nẵng lùi xuống vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng PCI 2018, với 67,65 điểm từ vị trí thứ 2 của năm ngoái. Trong năm 2018, Đà Nẵng được các doanh nghiệp đánh giá có cải thiện trong việc giảm chi phí không chính thức cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng giải quyết TTHC tại thành phố này sụt giảm rõ rệt. Các doanh nghiệp cũng phản ánh về khoảng cách giữa chỉ đạo điều hành của chính quyền thành phố với các sở, ngành, huyện thị có sự gia tăng. 5 tỉnh, thành phố tiếp theo trong nhóm 10 tỉnh, thành phố đứng đầu PCI 2018 bao gồm Bình Dương (66,09 điểm), Quảng Nam (65,85 điểm), Vĩnh Long (65,53 điểm), Hà Nội (65,39 điểm) và TP. Hồ Chí Minh (65,34 điểm). Trong đó, Bình Dương trở lại nhóm 10 tỉnh dẫn đầu của PCI 2018 ở vị trí thứ 6, với những kết quả đánh giá tích cực của doanh nghiệp về sự linh hoạt, sáng tạo của chính quyền tỉnh và tính công khai, minh bạch của môi trường kinh doanh. Cụ thể, 87% doanh nghiệp tham gia điều tra đồng ý với nhận định “UBND tỉnh vận dụng pháp luật linh hoạt nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho kinh tế tư nhân”, tăng so với con số 80% năm 2017. Đồng thời, 76% doanh nghiệp cho biết “UBND tỉnh năng động, sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề mới phát sinh”, tăng so với 70% năm 2017. Bên cạnh đó, tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng quy trình mua sắm đấu thầu tại tỉnh minh bạch chiếm 59% (năm 2017 là 47%) và 81% doanh nghiệp cho biết nhận được thông tin sau yêu cầu các cơ quan của tỉnh cung cấp (năm 2017 là 62%). Top 10 PCI cả nước lần đầu tiên có sự góp mặt của Thủ đô Hà Nội, với bước chuyển rõ rệt về chất lượng của bộ phận một cửa trong đăng ký doanh nghiệp. Có 71% doanh nghiệp tại Hà Nội đánh giá cán bộ am hiểu chuyên môn (năm 2017 là 57%); 86% cho biết cán bộ nhiệt tình, thân thiện (năm 2017 là 53%). Tỷ lệ doanh nghiệp phải chờ trên 3 tháng mới hoàn thành tất cả các thủ tục để chính thức đi vào hoạt động đã giảm mạnh từ 17% của năm trước đó, xuống còn 5% trong năm vừa qua. Năm 2018 cũng là năm Hà Nội đẩy mạnh đối thoại doanh nghiệp ở các cấp huyện, thị, do vậy, những vướng mắc, bức xúc của doanh nghiệp đã có kênh giải tỏa khá hiệu quả. 67% doanh nghiệp cho biết được tháo gỡ vướng mắc kịp thời (năm 2017 là 57%); 87% doanh nghiệp hài lòng với cách giải quyết, phản hồi của các cơ quan chính quyền tại Hà Nội (tăng 22% so với năm 2017). Nhóm đứng cuối trong bảng xếp hạng PCI 2018 là Đắk Nông, Lai Châu, Bình Phước, Bắc Kạn và Kon Tum. Tuy nhiên, hầu hết các tỉnh này đều có sự cải thiện rất đáng kể về điểm số PCI so với năm 2017. Điểm số PCI 2018 của Đắk Nông và Bình Phước đều tăng trên 3 điểm so với kết quả năm trước, mức cải thiện cao nhất trong 63 tỉnh, thành phố. Điều này cho thấy những tỉnh này đã vượt qua chính mình một cách mạnh mẽ trong năm vừa qua và hi vọng rằng những tỉnh nhóm cuối sẽ tiếp tục duy trì được nỗ lực cải cách bền vững trong những năm tiếp theo. Điểm sáng nổi bật của PCI 2018 Chi phí không chính thức giảm Theo kết quả Điều tra PCI 2018, cộng đồng doanh nghiệp dân doanh đánh giá tích cực về những nỗ lực gần đây của chính quyền trong phòng chống tham nhũng và cắt giảm chi phí không chính thức. Toàn bộ các chỉ tiêu đo lường chi phí không chính thức trong PCI 2018 đã có sự cải thiện so với năm trước. Hiện tượng “tham nhũng vặt”, chi phí bôi trơn nhỏ mà doanh nghiệp phải chi trả để xin cấp các loại giấy phép trong năm 2018 đã giảm so với thời kỳ trước. Cụ thể, mức độ phổ biến của hiện tượng này đã giảm với tỷ lệ 54,8% doanh nghiệp cho biết phải trả chi phí không chính thức, mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây (năm 2015 là 66,3%). Quy mô chi trả chi phí không chính thức cũng đã nhỏ đi, chỉ có 7,1% doanh nghiệp cho biết phải chi trả trên 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức (năm 2015 là 11,1%); 58,2% doanh nghiệp cho biết tồn tại hiện tượng nhũng nhiễu khi cán bộ cơ quan nhà nước địa phương giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp (giảm khá so với mức cao nhất ghi nhận trong năm 2014 là 65,6%). Điều tra PCI 2018 cũng ghi nhận “tham nhũng lớn” có dấu hiệu giảm bớt. Chỉ 30,8% doanh nghiệp cho biết có chi trả chi phí không chính thức để đẩy nhanh thủ tục đất đai (giảm so với 32% vào năm ngoái); 39,3% doanh nghiệp cho biết có chi trả chi phí không chính thức cho cán bộ thanh, kiểm tra (năm 2017 là 51,9%); 48,4% doanh nghiệp đồng ý với nhận định “Chi trả ‘hoa hồng’ là cần thiết để có cơ hội thắng thầu” (năm 2017 là 54,9%); tỷ lệ doanh nghiệp lo ngại “tình trạng chạy án” chỉ còn 28,8% (năm 2017 là 31,6%). Những chuyển biến tích cực trong cảm nhận của doanh nghiệp là kết quả từ những hành động mạnh mẽ và kiên quyết của Đảng và Nhà nước trong công tác phòng chống tham nhũng kể từ năm 2016 trở lại đây. Tuy nhiên, những chỉ tiêu phản ánh về hiện tượng chi phí không chính thức vẫn còn tương đối cao, cho thấy cần có thêm nhiều nỗ lực kiên trì, bền bỉ của các cơ quan nhà nước. Cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục kỳ vọng vào những nỗ lực này, nhất là sau khi Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp (Nghị quyết 139/2018), trong đó nhấn mạnh tới nâng cao chất lượng quy định pháp luật, cải cách TTHC, công khai minh bạch và đặc biệt là đặt ra mục tiêu chỉ còn khoảng 30% doanh nghiệp phải chi phí không chính thức vào năm 2020. Môi trường kinh doanh bình đẳng hơn Các doanh nghiệp dân doanh cho biết mức độ bình đẳng so với khu vực doanh nghiệp có vốn nhà nước hoặc doanh nghiệp FDI đã có sự cải thiện. Cụ thể, tỷ lệ doanh nghiệp đồng ý với nhận định “Việc tỉnh ưu ái cho các tổng công ty, tập đoàn của Nhà nước gây khó khăn cho doanh nghiệp” đã giảm từ con số 41,2% năm 2017, xuống còn 32,4% năm 2018; chỉ 37% doanh nghiệp cho biết “tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài hơn là phát triển khu vực kinh tế tư nhân”, giảm đáng kể so với con số 45,7% của năm 2017. Hầu hết những hình thức ưu ái cụ thể đối với doanh nghiệp có phần vốn nhà nước hoặc doanh nghiệp FDI như thuận lợi hơn trong thủ tục hành chính, trong tiếp cận đất đai đều đã giảm so với năm 2017. Dù vậy, vẫn cần có những nỗ lực nhiều hơn nữa nhằm tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp dân doanh, nhất là trong tương quan so sánh với các doanh nghiệp lớn và thân quen cán bộ chính quyền. Tỷ lệ doanh nghiệp dân doanh cho biết “ưu đãi với các công ty lớn là trở ngại cho hoạt động kinh doanh của bản thân doanh nghiệp” là 54,8%, mới chỉ giảm nhẹ so với mức 56,5% năm 2015; 70,2% doanh nghiệp đồng ý với nhận định “Hợp đồng, đất đai và các nguồn lực kinh tế khác chủ yếu rơi vào tay các doanh nghiệp có liên kết chặt chẽ với chính quyền tỉnh.” Chính quyền cấp tỉnh năng động, sáng tạo hơn Theo các doanh nghiệp dân doanh cho biết, chính quyền cấp tỉnh đã linh hoạt, sáng tạo hơn trong việc đưa ra những sáng kiến riêng nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Cụ thể, năm 2018 có 46,2% doanh nghiệp cho biết thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu vực tư nhân là tích cực (liên tục gia tăng từ con số 35,1% của năm 2015); 76,3% doanh nghiệp đồng ý với nhận định “UBND tỉnh/thành phố linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân,” mức cao nhất trong vòng 5 năm qua; 60,9% doanh nghiệp nhận thấy “UBND tỉnh/thành phố rất năng động và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề mới phát sinh,” con số cao nhất kể từ năm 2009. Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu khác liên quan tới công tác giải quyết vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp cũng phản ánh sự cải thiện trong đánh giá của doanh nghiệp đối với tính năng động của các cơ quan chính quyền địa phương. Cụ thể: 68,5% doanh nghiệp cho biết các khó khăn, vướng mắc được tháo gỡ kịp thời qua các cuộc đối thoại, tiếp xúc doanh nghiệp tại tỉnh (năm 2017 là 67%); 77,4% doanh nghiệp hài lòng với phản hồi và cách giải quyết của cơ quan chính quyền đối với những vướng mắc, khó khăn mà họ đã phản ánh (tăng nhẹ so với mức 76,7% năm 2017). Cải cách hành chính tiếp tục có bước tiến Nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy chính quyền các cấp là chỉ đạo xuyên suốt của Chính phủ trong năm 2018. Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 1/1/2018 của Chính phủ đã đặt ra nhiệm vụ với các ngành, các cấp phải “thúc đẩy mạnh mẽ cải cách hành chính; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính”. Song song yêu cầu trên, Chính phủ còn đặt ra một số yêu cầu cụ thể hơn với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tại Nghị quyết 19-2018, như: “Kết hợp thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP của Chính phủ với cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh”; “Phối hợp hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, giảm tối đa số lần thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, kể cả thanh tra, kiểm tra chuyên ngành”; và đặc biệt là “thực hiện đánh giá tính sáng tạo và kết quả điều hành của các sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện theo chỉ số cạnh tranh cấp sở, cấp huyện”. 15 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở ngành, quận huyện (gọi tắt là Chỉ số DDCI) được xây dựng trên cơ sở mô hình của chỉ số PCI và được thực hiện tại hơn 20 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó có Lào Cai, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Quảng Ninh và Bắc Ninh. Hầu hết các chỉ tiêu đo lường bởi Chỉ số thành phần Chi phí thời gian trong PCI 2018 đã ghi nhận những cải thiện kể từ năm 2015. Cụ thể: năm 2018, có 30,7% doanh nghiệp cho biết phải dành hơn 10% quỹ thời gian để tìm hiểu và thực hiện các quy định pháp luật của Nhà nước (năm 2015 là 35,5%); 74,7% doanh nghiệp nhận thấy “cán bộ nhà nước giải quyết công việc hiệu quả” (tăng so với mức 67,4% năm 2015); 74,1% đánh giá “thủ tục giấy tờ đơn giản” (năm 2015 là 51,2%); 68,9% doanh nghiệp cho biết “thời gian thực hiện TTHC được rút ngắn hơn so với quy định” (năm 2017 là 67%). Một số chỉ tiêu ghi nhận về hoạt động thanh, kiểm tra doanh nghiệp cũng cho thấy những dấu hiệu cải thiện tích cực. Nếu như năm 2017 có 7,2% doanh nghiệp bị thanh, kiểm tra từ 5 cuộc trở lên, thì năm 2018 chỉ còn là 6,42%. Đặc biệt, 10,8% doanh nghiệp cho biết nội dung làm việc của các đoàn thanh, kiểm tra bị trùng lặp đã giảm rất đáng kể so với con số 25,8% của năm 2015 - đây là năm mà nội dung này lần đầu tiên được hỏi trong Điều tra PCI. Số giờ thanh, kiểm tra thuế cũng có dấu hiệu giảm bớt so với năm 2017. Điều này cho thấy Chỉ thị 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp mà Thủ tướng Chính phủ ký ngay tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp năm 2017 đang phát huy tác dụng. Như vậy, kết quả điều tra PCI 2018 cho thấy chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố tại Việt Nam năm 2018 đã duy trì được đà cải thiện trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp dân doanh vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, các cơ quan Nhà nước cần có những biện pháp chính sách hiệu quả và kịp thời để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp, hướng tới một khu vực doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hoạt động hiệu quả, phát triển mạnh mẽ và bền vững trong thời gian tới./. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2018 ThS. Đỗ Thu Hương Khoa Giáo dục đại cương - Trường Đại học Lao động Xã hội Về
trang trước In
trang Các bài viết khác
Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số
27/12/2024
Tăng cường phòng vệ thương mại tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất
26/12/2024
Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị, thách thức năm 2025
26/12/2024
Kỳ vọng doanh nghiệp sẽ đưa đất nước vươn lên mạnh mẽ, cất cánh vào kỷ nguyên mới
25/12/2024
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao hơn các nước thuộc nhóm ASEAN-6
25/12/2024
Năm 2024, cả nước có trên 14.300 Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả
25/12/2024
Nhiều quy định đột phá về đầu tư sắp đi vào cuộc sống
24/12/2024
Vùng Trung du và miền núi phía Bắc dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP
20/12/2024
Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp bán dẫn
17/12/2024
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: Nhiều doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ, trở thành niềm tự hào quốc gia
16/12/2024
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: Kinh tế-xã hội 11 tháng năm 2024 khẳng định sự phục hồi mạnh mẽ
10/12/2024
Sản xuất công nghiệp 11 tháng năm 2024: Ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt tăng trưởng
10/12/2024
Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Tăng trưởng cả năm 2024 có thể vượt mục tiêu 7%
09/12/2024
Ngành cao su Việt Nam: Hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững
07/12/2024
Nhận diện điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội cả nước 11 tháng năm 2024
07/12/2024
Xuất nhập khẩu hàng hóa 11 tháng năm 2024 vượt mốc 700 triệu USD
06/12/2024
Tổng quan thị trường giá cả tháng Mười một và 11 tháng năm 2024
06/12/2024
Tình hình kinh tế - xã hội cả nước tháng Mười một và 11 tháng năm 2024
06/12/2024
Việt Nam và Tập đoàn NVIDIA ký hợp tác thành lập hai trung tâm về AI
06/12/2024
Vùng Đông Nam Bộ phấn đấu tăng trưởng 2 con số vào năm 2025
04/12/2024
PMI Việt Nam tháng 11/2024 đạt 50,8 điểm, tăng trưởng ở mức khiêm tốn nhưng triển vọng vẫn lạc quan
03/12/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược, phấn đấu GDP năm 2025 đạt khoảng 8%
01/12/2024
Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi)
01/12/2024
Sức lan tỏa mạnh mẽ từ “giấc mơ thế kỷ” đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam
30/11/2024
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Luật
30/11/2024
Thu hút đầu tư nước ngoài chờ đột phá
29/11/2024
M&A là kênh huy động vốn hiệu quả khi kinh tế phục hồi
28/11/2024
Việt Nam góp mặt trong 30 nền kinh tế xuất khẩu nhiều nhất thế giới
26/11/2024
Vài nét đo lường khu vực phi chính thức ở Việt Nam, giai đoạn 2020-2022
25/11/2024
Việt Nam - Hàn Quốc: Đẩy mạnh kết nối đầu tư và chuyển giao công nghệ
25/11/2024
Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024
21/11/2024
Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số
20/11/2024
Chuyển đổi số tiếp tục chuyển mình mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực
19/11/2024
Thị trường mua bán - sáp nhập Việt Nam năm 2024: Khởi sắc trong những tháng cuối năm
15/11/2024
Tận dụng tốt cơ hội để về đích xuất nhập khẩu năm 2024
14/11/2024
Tập trung thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công
12/11/2024
Tin tức nổi bật
Khoa học dữ liệu - công cụ đảm bảo thành công cho tiến trình chuyển đổi số của Việt Nam
Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại trong thời kỳ mới
Sản xuất công nghiệp 11 tháng năm 2024: Ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt tăng trưởng
Xác suất thống kê trong chương trình giáo dục tiểu học giúp trẻ hình thành cách tư duy, hỗ trợ tư duy phản biện Giới thiệu Tạp Chí IN
Kỳ II tháng 12 năm 2023 (660)
Kỳ I tháng 12 năm 2023 (659)
Kỳ II tháng 11 năm 2023 (658)
Kỳ I tháng 11 năm 2023 (657)
Infographic
Tình hình kinh tế - xã hội cả nước tháng Mười và 10 tháng năm 2023 Tin qua ảnh
Chùm tin ảnh Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2024 của Tổng cục Thống kê
Chùm ảnh Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê tham dự Diễn đàn Thống kê Trung Quốc - ASEAN lần thứ 9
Chùm ảnh Tống thống Hoa Kỳ Joe Biden trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
Chùm ảnh Hội nghị tập huấn điều tra người khuyết tật năm 2023 và điều tra chi tiêu của khách du lịch, khách quốc tế đến Việt Nam
Hội thảo quốc tế Quản lý hệ sinh thái, quản trị dữ liệu, giám hộ dữ liêu Thư viện ảnh
Ngành Thống kê tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2021 Video
Ngành Thống kê vượt khó hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024
Số hóa dữ liệu thống kê tăng khả năng tiếp cận của người dùng tin
Sôi nổi hội thi Đôi đũa vàng GSO năm 2024 Liên kết website Liên kết websiteChọn liên kếtTổng cục Thống kê Thăm dò ý kiến
Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!
Tôi đánh giá cao Tôi rất hài lòng Bình thường Không có gì nổi bật Đánh giá Xem kết quả Kết quả Đánh giá của đọc giả về thông tin chúng tôi cung cấp Tổng cộng:
phiếu TẠP CHÍ CON SỐ & SỰ KIỆN
Đơn vị chủ quản: Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Giấy phép xuất bản số: 340/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 09 tháng 6 năm 2021 Phó Tổng biên tập phụ trách: Bùi Bích Thủy Trụ sở chính: 54 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: (84-24) 3734.4920 - 3734.4970 - 3734.4971 | Fax: 84-24-3734.4969 Email: [email protected] Website: consosukien.vn
© 2018 Thuộc về Tổng cục thống kê. All rights reserved.
Đang online: 194 Tổng truy cập: 55.997.305 Top