Chỉ Số NAV - Kiến Thức Tài Chính Quan Trọng Không Thể Không Biết
Nếu như bạn là nhà đầu tư mới hoặc chưa có kinh nghiệm mà bạn muốn đầu tư chứng chỉ quỹ. Bạn phải đặc biệt quan tâm đến khái niệm NAV – khái niệm này hầu như những người chơi chứng khoán lâu năm ai cũng biết cả. Vậy, NAV là gì? NAV khác với Cổ phiếu như nào? Cùng Infina tìm hiểu về một kiến thức tài chính mới trong bài viết này nhé!
Thuật ngữ NAV là gì?
NAV là từ viết tắt của Net Asset Value, có nghĩa là giá trị tài sản hiện tại đang có của quỹ mở.
Dựa vào chỉ số này nhà đầu tư sẽ xác định được giá trị tài sản công ty và của cổ đông có tương xứng với vẻ bề thế bên ngoài hay không. Một công ty nếu có vốn cổ đông thấp nhưng tài sản thể hiện ra ngoài cao thì đây có thể là vốn vay nên nhà đầu tư nên cân nhắc khi mua chứng khoán.
Công thức tính NAV như nào?
Việc tính toán giá trị ròng khá đơn giản, người ta có thể dễ dàng làm điều đó bằng cách sử dụng công thức dưới đây.
NAV = (Tổng tài sản – tổng nợ phải trả) / tổng số cổ phiếu đang lưu hành.
Giá trị tài sản thuần bao gồm:
- Vốn cổ đông hay vốn điều lệ được hình thành từ lợi nhuận để lại.
- Vốn chêch lệch do phát hành cổ phiếu ra ngoài thị trường cao hơn mệnh giá lỗ. Có thể trong các hoạt động kinh doanh hay các quỹ dự trữ phát triển dự phòng.
- Chỉ số này được tính bằng cách lấy tổng giá trị vốn sở hữu (được tính bằng tổng tài sản trừ tổng tất cả các khoản nợ và chứng khoán trái phiếu có quyền đòi ưu tiên) chia cho tổng cổ phần phát hành.
NAV và cổ phiếu khác nhau như thế nào?
Như đã đề cập ở trên, NAV là giá trị thuần hay giá trị ròng của một công ty còn giá cổ phiếu là giá trị trên thị trường mà các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ tiền ra mua để sở hữu cổ phần của công ty.
Giá trị của cổ phiếu sẽ phụ thuộc vào người mua và nhà cung cấp, nó có thể cao hoặc thấp hơn giá trị NAV tùy vào ảnh hưởng của 2 nguồn tác động trên.
Vậy NAV có ý nghĩa như thế nào?
Chỉ số này giúp cho nhà đầu tư đánh giá công ty khi đầu tư ở một số khía cạnh như sau:
- Giả sử công ty có cổ phần mệnh giá là 200.000 đồng/ cổ phần mà NAV là 250.000 đồng/cổ phần thì có nghĩa là công ty đã tích luỹ vốn để phục vụ hoạt động sản xuất – kinh doanh, có thể từ nguồn lợi nhuận để lại hoặc chênh lệch từ phát hành cổ phiếu. Như vậy, nhà đầu tư mua cổ phần với giá 250.000 đồng/ cổ phần thì họ vẫn mua đúng với giá trị trên sổ sách.
- Nếu NAV là 250.000 đồng/ cổ phần, nhưng công ty đạt được lợi nhuận hàng năm cao thì nhà đầu tư cũng có thể mua cổ phiếu với giá cao hơn NAV để mong lợi nhuận gia tăng, khi đó nhà đầu tư sẽ được chia cổ tức cao hoặc công ty có tích luỹ cao và NAV sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
- Nếu NAV là 250.000 đồng/ cổ phần nhưng công ty vẫn đang lỗ có nghĩa sẽ tiếp tục giảm NAV thì bạn có quyết định mua với 250.000 đồng hay cao hơn không? Đây là quyết định khó khăn và nó phụ thuộc nhiều vào việc đánh giá, phân tích của nhà đầu tư về công ty ở nhiều khía cạnh về tương lai. Ở đây chỉ có một nguyên tắc đơn giản mà nhà đầu tư chấp nhận đầu tư đó là “lợi nhuận cao thì rủi ro cao”.
App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu
Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.
TẢI APP NGAY!!!
Ưu điểm của NAV là gì?
Tính toán chung giá trị ròng của tài sản
Giá trị ròng chung của tài sản là giá của cổ phần vốn chủ sở hữu và được tính bằng chi phí tích lũy của cổ phiếu riêng lẻ.
Tính toán này mang lại giá trị thị trường của một tài sản cụ thể và có thể thay đổi theo biến động của thị trường.
Định giá ròng tài sản hằng ngày
Hầu hết tất cả các công ty đầu tư quỹ hỗ trợ xem xét đánh giá tổng giá trị danh mục đầu tư của họ mỗi ngày.
Thị trường chứng khoán sẽ mở cửa trở lại vào ngày hôm sau. Với mức giá trùng với ngày đóng cửa của ngày hôm trước. Các nhà đầu tư nhờ vào đó mà khấu trừ hết toàn bộ chi phí để có thể có được định giá ròng tài sản cùng ngày.
Kết luận
Trên đây Infina đã chia sẻ 1 kiến thức tài chính mới về chỉ số NAV – cũng là 1 trong những kiến thức để quản lý tài chính hiệu quả hơn. Chỉ số NAV là thước đo giúp cho các nhà đầu tư đưa ra quyết định mua hay không mua cổ phiếu của công ty theo giá trị thực của công ty đó. Điều tối quan trọng nhất của kinh doanh chính là lợi nhuận. Vì thế, NAV chính là cơ sở chính để đánh giá khả năng sinh lời của việc đầu tư.
Bạn đã hiểu NAV là gì chưa? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!
Xem thêm: Trung bình giá – Cách đầu tư giúp tối ưu hóa nguồn vốn hiệu quả
Related posts:
- 4 cách quản lý chi tiêu cực kì đơn giản để chữa ‘viêm màng túi’ hiệu quả
- FOMO là gì? Vì sao đây là hội chứng mà người chơi chứng khoán rất sợ?
- TOP 6 phần mềm quản lý tài sản miễn phí tốt nhất hiện nay
- Du lịch là gì? Các loại hình du lịch phổ biến tại Việt Nam là gì?
Từ khóa » Tính Nav
-
Chỉ Số NAV Là Gì? Công Thức Tính Và ý Nghĩa Của Net Asset Value
-
NAV Là Gì? Công Thức Tính & Ý Nghĩa NAV (Net Asset Value) Trong ...
-
NAV (Net Asset Value) Là Gì? Công Thức Tính Và 3 ý Nghĩa Của Chỉ Số
-
NAV Là Gì Trong Chứng Khoán? Ý Nghĩa Cách Tính Chỉ Số NAV | Timo
-
Chỉ Số NAV (Net Asset Value) Là Gì? Công Thức Tính Và ý Nghĩa - CafeF
-
NAV Là Gì? Cách Tính Chỉ Số Net Asset Value Nhanh Nhất - Tradervn
-
[PDF] GIÁ TRỊ TÀI SẢN RÒNG (NAV) - VCBF
-
NAV Trong Chứng Khoán Là Gì? - VnExpress
-
NAV Là Gì? Công Thức Tính & Ý Nghĩa NAV Trong Chứng Khoán - Finhay
-
NAV (Net Asset Value) Là Gì? Ý Nghĩa Và Cách Tính Chỉ Số NAV
-
Chỉ Số Net Asset Value (NAV) Là Gì? Công Thức Tính Và ý Nghĩa Của ...
-
Chỉ Số NAV (Net Asset Value) Là Gì? - Crypto Việt
-
NAV Trong Chứng Khoán Là Gì? Công Thức Tính NAV Chuẩn Nhất
-
Chỉ Số NAV Trong đầu Tư Chứng Khoán - PineTree Securities