Chỉ Số NEUT Trong Máu - Nguyên Nhân Tăng, Giảm NEUT
Có thể bạn quan tâm
Menu xem nhanh:
- 1. Chỉ số NEUT là gì?
- 2. Chỉ số NEUT tăng khi nào?
- 2.1 Các nguyên nhân khiến chỉ số NEUT tăng
- 3. Chỉ số NEUT giảm khi nào?
- 3.1 Các nguyên nhân khiến chỉ số NEUT giảm
- 4. Những điều cần lưu ý khi xét nghiệm chỉ số NEUT
1. Chỉ số NEUT là gì?
Chỉ số NEUT là cụm từ viết tắt của Neutrophil, thể hiện mức độ bạch cầu trung tính có trong tế bào máu ngoại vi.
Bạch cầu trung tính là một loại tế bào trường thành có trong tế bào máu và chúng có vai trò thiết yếu trong việc tạo máu và miễn dịch với sự tấn công hay phá hủy các loại virus, vi khuẩn lạ xâm nhập vào cơ thể.
Ở một người khỏe mạnh bình thường, chỉ số NEUT thường nằm trong khoảng từ 2.0 – 6.9 G/L, chiếm từ 37-80%. Khi chỉ số này nằm ngoài mức giới hạn cho phép bạn nên chú ý các bệnh lý hay nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chỉ số NEUT sau đây.
2. Chỉ số NEUT tăng khi nào?
Nếu phát hiện chỉ số NEUT của bạn tăng cao hơn mức bình thường, bạn cần chú ý đến các nguyên nhân khiến chỉ số NEUT tăng, đây cũng chính là căn cứ để các bác sĩ chẩn đoán và các bệnh lý mà bạn có thể đang gặp phải khi chỉ số NEUT tăng.
2.1 Các nguyên nhân khiến chỉ số NEUT tăng
– Người bệnh bị nhiễm trùng cấp, nhiễm khuẩn cấp như viêm phổi, áp xe phổi, viêm ruột thừa,.. nhồi máu cơ tim, stress, bệnh bạch cầu dòng tủy.
– Bệnh ung thư, sau khi điều trị bằng Corticoid, hoặc sau khi bị mất máu nhiều máu.
– Sau mỗi lần vận động nặng nhọc hay khi ăn xong, chỉ số NEUT cũng có hiện tượng tăng nhưng tăng ít và ở mức tạm thời.
3. Chỉ số NEUT giảm khi nào?
Khi số lượng bạch cầu trung tính giảm, sẽ làm giảm khả năng sản sinh tấn công và “ăn” các loại vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể.
3.1 Các nguyên nhân khiến chỉ số NEUT giảm
– Nhiễm trùng, nhiễm độc hoặc nhiễm độc kim loại nặng, nhiễm virus.
– Tình trạng suy kiệt, lao lực
– Suy tủy, giảm sản
– Điều trị bằng hóa chất, xạ trị, thuốc ức chế miễn dịch.
4. Những điều cần lưu ý khi xét nghiệm chỉ số NEUT
Chỉ số NEUT chỉ là một trong nhiều chỉ số xét nghiệm bạch cầu (bao gồm các chỉ số LYM, MONO, BASO, EOS). Ngoài ra, còn có các chỉ số xét nghiệm hồng cầu như HBG, HCT, WBC, RBC và chỉ số tiểu cầu PLT.
Để có những đánh giá chính xác, ngoài chỉ số NEUT các bác sĩ còn phải căn cứ vào các chỉ số xét nghiệm liên quan ở trên từ đó mới đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh lý mà người bệnh đang mắc phải. Và phác đồ điều trị nào là phù hợp nhất cho bạn.
– Thường thực hiện xét nghiệm vào buổi sáng.
– Trước khi tiến hành xét nghiệm máu khoảng 12 tiếng, người bệnh không được uống các đồ uống hay nước có ga, có cồn, chất kích thích như bia, rượu, cà phê, để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác nhất.
– Nên nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm.
Tóm lại, xét nghiệm NEUT phản ánh nhiều vấn đề sức khỏe của bạn. Nếu chỉ số tăng, hoặc giảm bất thường, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn có thể thực hiện thêm các xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân.
Từ khóa » Các Chỉ Số Neu
-
Xét Nghiệm Công Thức Máu: ý Nghĩa Và Các Chỉ Số Quan Trọng
-
Ý Nghĩa Các Chỉ Số Trong Xét Nghiệm Máu | Vinmec
-
Các Chỉ Số Xét Nghiệm Máu Và ý Nghĩa Trong Chẩn đoán | TCI Hospital
-
Ý Nghĩa 18 Chỉ Số Xét Nghiệm Công Thức Máu Bạn Cần Biết Khi Nhận ...
-
Tìm Hiểu ý Nghĩa Các Chỉ Số Xét Nghiệm Máu Trong Chẩn đoán Bệnh Tật
-
Chỉ Số NEU Là Gì Và Những Nguyên Nhân Tăng Giảm NEU?
-
Ý Nghĩa Các Chỉ Số Xét Nghiệm Tổng Phân Tích Tế Bào Máu
-
Neut - Kiến Thức Về Chỉ Số Neut Và Những điều Cần Biết - Viện Genlab
-
Ý NGHĨA CÁC CHỈ SỐ TRONG XÉT NGHIỆM TỔNG PHÂM TÍCH TẾ ...
-
Tìm Hiểu ý Nghĩa Các Chỉ Số Xét Nghiệm Máu Bạn Cần Biết - AiHealth
-
Hướng Dẫn Cách đọc Kết Quả Xét Nghiệm Tổng Phân Tích Tế Bào Máu ...
-
Các Chỉ Số Xét Nghiệm Tổng Phân Tích Tế Bào Máu | BvNTP
-
Đánh Giá Thiếu Máu - Huyết Học Và Ung Thư Học - MSD Manuals