Chỉ Số RSI Trong Chứng Khoán Là Gì? Cách Sử Dụng RSI Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Chỉ số RSI trong chứng khoán là một trong những chỉ báo tương quan sức mạnh được nhà đầu tư sử dụng nhiều trong phương pháp phân tích kỹ thuật. Việc nắm rõ đường RSI là gì cũng như cách vận dụng RSI vào giao dịch đầu tư sẽ giúp nhà đầu tư có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường chứng khoán. Vậy RSI là gì? RSI có ý nghĩa như thế nào? Để sử dụng RSI hiệu quả trong phân tích kỹ thuật chứng khoán thì cần lưu ý những gì? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được chúng tôi giải đáp một cách đầy đủ và chi tiết nhất thông qua bài viết ngay sau đây. Các nhà đầu tư hãy cùng theo dõi bài viết để có thêm nhiều kiến thức hữu ích hỗ trợ việc giao dịch đầu tư hiệu quả hơn nhé!
Rsi trong chứng khoán là gì
RSI là tên gọi viết tắt của cụm từ Relative Strength Indicator, chỉ số RSI là chỉ số sức mạnh tương đối, một chỉ báo sử dụng trong phương pháp phân tích kỹ thuật chứng khoán. Nguồn gốc ra đời của chỉ báo này đó là từ J.Welles Wilder và được chính thức biết đến từ năm 1978.
Chỉ báo RSI sẽ so sánh về tỷ lệ tương quan giữa số ngày giá chứng khoán tăng so với số ngày giá chứng khoán giảm với khoảng dao động dữ liệu từ 0 đến 100 (trong đó mức trung bình là 50).
RSI sử dụng 1 tham số riêng lẻ, một con số đo lường thời gian để xác định mức độ dao động (thông thường là 14 ngày).
Công thức tính chỉ số RSI là gì?
- RSI được xác định dựa theo công thức sau đây:
RSI = 100 - 100/(1 + RS)
- Trong đó:
RS được xác định bằng công thức: RS = Tổng tăng/ Tổng giảm hoặc RS = Trung bình tăng/ Trung bình giảm.
Thông thường RSI được tính toán dựa theo mức giá đóng cửa của 14 ngày giao dịch gần nhất, bởi đó số 14 có ý nghĩa là 14 ngày theo đồ thị hàng ngày, hay 14 giờ theo biểu đồ hàng giờ, do đó đường RSI cũng được gọi là đường RSI 14.
=> Ưu đãi 15 ngày trải nghiệm miễn phí toàn bộ tính năng khi Đăng ký Bộ Công Cụ Hỗ Trợ Đầu Tư của TechProfit: https://techprofit.vn/signup?utm_source=web08
Ý nghĩa của RSI trong chứng khoán là gì?
Bên cạnh vai trò xác định những tín hiệu giao dịch mua/bán chứng khoán, RSI còn có những ý nghĩa quan trọng đối với đầu tư chứng khoán như sau:
Xác định xu hướng của giá chứng khoán trong tương lai
RSI có thể xác định được xu hướng của giá chứng khoán trong tương lai thông qua 2 cách sau:
- Xu hướng giá tăng xảy ra khi:
Đường RSI vượt ngưỡng 50 theo chiều từ dưới hướng lên.
Đường RSI nằm trong vùng từ 45-55 và đường RSI vượt lên trên ngưỡng 55.
- Xu hướng giá giảm xảy ra khi:
Đường RSI vượt ngưỡng 50 theo chiều từ trên hướng xuống.
Đường RSI nằm trong vùng từ 45-55 và đường RSI vượt xuống dưới ngưỡng 45.
Xác định tính hội tụ, tính phân kỳ RSI
Xác định tính phân kỳ, hội tụ của giá với RSI cũng chính là phương pháp để dự đoán xu hướng, giống như chỉ báo phân kỳ hội tụ của đường MACD.
Khi RSI và giá có sự phân kỳ, là tín hiệu cho xu hướng đang diễn ra chuyển bị chấm dứt, khi đó giá chứng khoán sẽ đảo chiều từ xu hướng tăng sang xu hướng giảm.
Khi phân kỳ ta sẽ nối đỉnh với đỉnh hoặc đáy với đáy của giá và nối đỉnh với đỉnh hoặc đáy với đáy của đường RSI, ta sẽ thấy chúng có xu hướng di chuyển ngược chiều nhau.
Ngoài ra, RSI giúp các nhà đầu tư nhìn nhận được nhanh chóng những tình trạng quá mua hoặc quá bán trên thị trường thông qua tín hiệu báo dao động. Chỉ số này sẽ xếp loại các tài sản theo thang điểm từ 0 đến 100 trong những giai đoạn thời gian lấy con số 14.
Khi RSI có điểm nằm dưới ngưỡng 30, là dấu hiệu cho biết giá chứng khoán có thể gần chạm đáy (tình trạng quá bán). Còn khi RSI có điểm nằm trên ngưỡng 70, là dấu hiệu cho biết giá chứng khoán có thể gần chạm đỉnh (tình trạng quá mua) trong khoảng thời gian được xét, và có khả năng sẽ giảm xuống.
Giai đoạn thời gian mặc định của RSI là 14 tuy nhiên nhà đầu tư có thể tùy ý điều chỉnh để tăng độ nhạy của chỉ số (với giai đoạn thời gian ngắn hơn) hoặc điểm chỉnh để giảm độ nhạy của chỉ số (với giai đoạn thời gian dài hơn).
Cách sử dụng RSI
Để sử dụng RSI trong phân tích chứng khoán trước khi phân tích, dưới đây là những nội dung quan trọng mà nhà đầu tư cần nắm được.
Các mức OBOS của RSI indicator
Khi RSI dưới ngưỡng 30, thị trường ở tình trạng quá bán và khi đó giá tài sản có khả năng tăng. Nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua khi đã xác nhận chắc chắn dấu hiệu đảo chiều tăng của chứng khoán.
Khi RSI vượt ngưỡng 70, thị trường ở tình trạng quá mua và khi đó giá tài sản có khả năng giảm. Nhà đầu tư có thể đặt lệnh bán khi đã xác nhận chắc chắn dấu hiệu đảo chiều giảm của chứng khoán.
Đường 50 trong chứng khoán được coi là đường phân cách giữa những vùng giá tăng (còn gọi là Bullish) với những vùng giá giảm (còn gọi là Bearish). Khi đường RSI nằm trên đường 50, là dấu hiệu cho xu hướng tăng của thị trường. Khi đường RSI nằm dưới đường 50, là dấu hiệu cho xu hướng giảm của thị trường.
RSI phân kỳ với 2 khung thời gian giao dịch
Có 2 đường chỉ báo sức mạnh tương quan RSI sẽ được sử dụng trong phần này, đó là đường RSI của 5 phiên giao dịch và đường RSI của 14 phiên giao dịch.
Đối với đường sức mạnh tương quan RSI 10, có thể thị trường sẽ không đạt ngưỡng quá mua hoặc quá bán trước thời điểm xu hướng đảo chiều. Khi đó sử dụng đường RSI ngắn hạn hơn sẽ tạo ra phản ứng nhanh nhạy hơn với sự biến động của giá, từ đó nhận ra tín hiệu đảo chiều của xu hướng giá sớm hơn.
- Khi đường RSI 5 cắt và nằm trên đường RSI 14 thì là tín hiệu mua vào, lúc này giá chứng khoán sẽ tăng.
- Khi đường RSI 5 cắt và nằm dưới đường RSI 14 thì là tín hiệu bán ra, lúc này giá chứng khoán sẽ giảm.
Nếu nhà đầu tư kết hợp sử dụng RSI với điểm xoay (Pivot Point) để phân tích thì có thể cải thiện đáng kể hiệu quả giao dịch của mình.
Các đường xu hướng
Nhà đầu tư tiến hành nối các đỉnh và các đáy trên biểu đồ phân tích RSI, sau đó thực hiện giao dịch theo những đường xu hướng đã bị phá vỡ. Để vẽ được đường xu hướng tăng, thực hiện nối từ 3 điểm hoặc nhiều điểm trên đường RSI khi nó có đi lên. Để vẽ được đường xu hướng giảm, thực hiện nối từ 3 điểm hoặc nhiều điểm trên đường RSI khi nó đi xuống. Sự phá vỡ của đường xu hướng RSI là dấu hiệu cho thấy giá chứng khoán có thể tiếp tục theo xu hướng đang có hoặc chuẩn bị đảo chiều.
RSI phân kỳ thường
RSI phân kỳ giảm: là đường hình thành khi chứng khoán tạo đỉnh cao hơn, đồng thời RSI tạo đỉnh thấp hơn. Thông thường chỉ báo này xảy ra khi thị trường chứng khoán tăng chạm ngưỡng đỉnh, và là tín hiệu cho xu hướng chuẩn bị đảo chiều. Khi phân kỳ RSI hình thành, nhà đầu tư có thể dựa vào đó để dự đoán sự đảo chiều của xu hướng. Lý do chỉ báo RSI có thể đưa ra những tín hiệu đảo chiều xu hướng sớm bởi nó đã xuất hiện ở những nến trước khi xu hướng giá tăng bị phá vỡ và nằm dưới ngưỡng hỗ trợ.
RSI phân kỳ tăng: là đường hình thành khi chứng khoán tạo đáy thấp hơn, đồng thời RSI tạo đáy cao hơn. Tín hiệu này cảnh báo trước cho việc xu hướng hiện tại có thể đảo chiều từ giảm sang tăng.
Như vậy, trên đây là toàn bộ những kiến thức được chúng tôi tổng hợp và cung cấp về chỉ số RSI trong chứng khoán. Hy vọng qua bài viết, nhà đầu tư đã nắm rõ khái niệm, ý nghĩa của RSI cũng như cách sử dụng RSI hiệu quả trong phân tích chứng khoán. Quan trọng nhất vẫn là cần rèn luyện thường xuyên để nâng cao kỹ năng phân tích, cũng như kết hợp sử dụng những chỉ báo và công cụ khác hữu ích để bổ trợ và tối ưu kết quá giao dịch. Chúc các nhà đầu tư thành công!
Từ khóa » Cách Sử Dụng Chỉ Số Rsi
-
RSI Là Gì? Công Thức Và Cách Sử Dụng Chỉ Số RSI Hiệu Quả
-
Chỉ Số RSI Là Gì? Ứng Dụng RSI Trong đầu Tư Chứng Khoán - VCSC
-
7 Cách Sử Dụng Chỉ Báo RSI Hiệu Quả - FX Việt
-
RSI Là Gì? Ý Nghĩa & Cách Sử Dụng Chỉ Báo RSI Trong Forex - Tradervn
-
RSI Là Gì? Cách Sử Dụng Chỉ Báo RSI Chuẩn Nhất
-
RSI Là Gì? Hướng Dẫn 7 Cách Giao Dịch Chỉ Báo RSI Hiệu Quả - Sinvest
-
Chỉ Số RSI Là Gì? Cách Sử Dụng Và ý Nghĩa Của Chỉ Báo RSI - Finhay
-
Cách Sử Dụng Chỉ Báo RSI Chuyên Sâu để Trading | TraderViet
-
Chỉ Báo Kỹ Thuật: RSI Là Gì? Áp Dụng Trong PTKT - Green Chart
-
Chỉ Số RSI (Relative Strength Index) Là Gì? Chỉ Số Sức Mạnh Tương đối
-
RSI Là Gì? Cách Dùng RSI Trong Giao Dịch Forex - FX News
-
Chỉ Số RSI Là Gì? Công Thức Và Cách Sử Dụng Chỉ Báo RSI Hiệu Quả
-
Toàn Tập Về Chỉ Báo RSI Và Các Vấn đề Thực Chiến - VnRebates
-
CÁCH SỬ DỤNG CHỈ BÁO RSI HIỆU QUẢ NHẤT - YouTube