Chỉ Số Sản Xuất Công Nghiệp (Index Of Industrial Production - IIP) Là Gì?

Index-of-Industrial-Production-1200

Hình minh họa. Nguồn: The Financial Express

Chỉ số sản xuất công nghiệp

Khái niệm

Chỉ số sản xuất công nghiệp trong tiếng Anh là Index of Industrial Production, viết tắt là IIP.

Chỉ số sản xuất công nghiệp là chỉ tiêu đánh giá tốc độ phát triển ngành công nghiệp hàng tháng, quí, năm. IIP là tỉ lệ phần trăm giữa khối lượng sản xuất công nghiệp tạo ra trong hiện tại với khối lượng sản xuất công nghiệp gốc.

Chỉ số được tính dựa trên khối lượng sản phẩm sản xuất chủ yếu với quyền số là giá trị tăng thêm. Toàn bộ các doanh nghiệp thuộc mẫu điều tra được chọn theo ba cấp:

- Cấp 1: chọn ngành công nghiệp cấp 4

- Cấp 2: chọn sản phẩm

- Cấp 3: chọn cơ sở sản xuất ra sản phẩm

Với phương pháp tính chỉ số IIP, ta có thể đánh giá được tốc độ tăng trưởng của một sản phẩm, một ngành công nghiệp cụ thể (ngành công nghiệp cấp 4, cấp 2, cấp 1) và toàn bộ ngành công nghiệp thời kì báo cáo với thời kì được chọn làm gốc so sánh một cách chính xác, kịp thời, đáp ứng nhu cầu điều hành nhanh, linh hoạt của các cấp quản lí.

Ví dụ: Thời kì gốc so sánh của chỉ số sản xuất có thể là mức bình quân tháng của năm gốc 2015, tháng trước liền kề và tháng cùng kì năm trước.

Qui trình tính toán

Trình tự các bước tính chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) cho khu vực doanh nghiệp như sau:

Bước 1: Tính chỉ số sản xuất cho từng sản phẩm

1

Trong đó:

iqn: Chỉ số sản xuất của sản phẩm cụ thể thứ n (ví dụ như: sản phẩm điện, than, vải, xi măng…);

qn1: Khối lượng sản phẩm hiện vật được sản xuất ra ở thời báo cáo;

qno: Khối lượng sản phẩm hiện vật được sản xuất ra ở thời gốc.

Tính chỉ số sản xuất cho từng sản phẩm riêng biệt tuy đơn giản, nhưng lại rất quan trọng, bởi các chỉ số của từng sản phẩm sẽ là cơ sở để tính chỉ số chung cho ngành, cho địa phương và cho toàn quốc. Nếu các chỉ số của từng sản phẩm thiếu chính xác sẽ làm cho chỉ số chung không chính xác.

Bước 2: Tính chỉ số sản xuất cho từng ngành công nghiệp cấp 4 theo phương pháp bình quân cộng gia quyền của các chỉ số sản xuất từng sản phẩm đại diện cho ngành đó.

2

Trong đó:

IqN4: Chỉ số sản xuất của ngành cấp 4 thứ N;

iqn : Chỉ số sản xuất của sản phẩm thứ n;

Wqn: Quyền số sản xuất của sản phẩm thứ n;

q : Ký hiệu cho khối lượng sản xuất;

N4: Ký hiệu cho ngành cấp 4 (N4=1,2,3,…j); (j: Số thứ tự của ngành cấp 4 cuối cùng)

n: Ký hiệu cho số sản phẩm (n=1,2,3…k); (k: Số thứ tự của sản phẩm cuối cùng trong ngành công nghiệp cấp 4).

Khi tính chỉ số sản xuất cho từng ngành công nghiệp cấp 4 cần lưu ý:

- Nếu tính chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4 so với kì gốc thì sử dụng chỉ số sản phẩm so với kì gốc.

- Nếu tính chỉ số ngành công nghiệp cấp 4 so với cùng kì thì sử dụng chỉ số ngành cấp 4 của kì báo cáo so với kì gốc chia cho chỉ số ngành cấp 4 của cùng kì với kì báo cáo so với kì gốc.

Bước 3: Tính chỉ số sản xuất cho ngành công nghiệp cấp 2 theo phương pháp bình quân cộng gia quyền của các chỉ số sản xuất theo các ngành công nghiệp cấp 4 với quyền số là giá trị tăng thêm tính theo giá hiện hành cố định ở năm gốc của các ngành công nghiệp cấp 4 được chọn trong ngành công nghiệp cấp 2 của khu vực doanh nghiệp:

3

Trong đó:

I­qN2: Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 2;

IqN4: Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4 đại diện cho ngành công nghiệp cấp 2;

WqN4 : Quyền số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4 đại diện cho ngành công nghiệp cấp 2.

Quyền số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4 là tỉ trọng của giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp cấp 4 đó trong tổng giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp cấp 2 tại thời điểm được chọn để tính quyền số.

Một số điểm cần lưu ý khi tính chỉ số sản xuất cho từng ngành công nghiệp cấp 2:

- Nếu tính chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 2 so với kì gốc thì sử dụng chỉ số ngành công nghiệp cấp 4 so với kì gốc;

- Nếu tính chỉ số sản xuất ngành công nghiệp cấp 2 so với cùng kì thì sử dụng chỉ số ngành cấp 2 của kì báo cáo so với kì gốc chia cho chỉ số ngành cấp 2 của cùng kì với kì báo cáo so với kì gốc.

Bước 4: Tính chỉ số sản xuất cho từng ngành công nghiệp cấp 1 theo công thức bình quân cộng gia quyền của các chỉ số sản xuất các ngành công nghiệp cấp 2 với quyền số là giá trị tăng thêm tính theo giá hiện hành cố định ở năm gốc 2015 của các ngành công nghiệp cấp 2 tương ứng trong tổng ngành công nghiệp cấp 1 của khu vực doanh nghiệp:

4

Trong đó:

IqN1 : Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 1;

IqN2 : Chỉ số sản xuất của các ngành công nghiệp cấp 2;

WqN2: Quyền số sản xuất của các ngành công nghiệp cấp 2.

Trong ngành công nghiệp cấp 1 gồm nhiều ngành công nghiệp cấp 2 có vị trí quan trọng khác nhau. Tuỳ điều kiện, khả năng và yêu cầu mà chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 1 được tính bình quân gia quyền từ tất cả các ngành công nghiệp cấp 2 thuộc ngành cấp 1, hoặc chỉ tính bình quân gia quyền của một số ngành cấp 2 quan trọng đủ đại diện cho ngành cấp 1.

Một số điểm cần lưu ý khi tính chỉ số sản xuất cho từng ngành công nghiệp cấp 2:

- Nếu tính chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 1 so với kì gốc thì sử dụng chỉ số ngành công nghiệp cấp 2 so với kì gốc;

- Nếu tính chỉ số sản xuất ngành công nghiệp cấp 1 so với cùng kì thì sử dụng chỉ số ngành cấp 1 của kì báo cáo so với kì gốc chia cho chỉ số ngành cấp 1 của cùng kì với kì báo cáo so với kì gốc.

Bước 5: Tính chỉ số sản xuất cho toàn ngành công nghiệp theo công thức bình quân cộng gia quyền của các chỉ số sản xuất ngành công nghiệp cấp 1 với quyền số là giá trị tăng thêm tính theo giá hiện hành cố định ở năm gốc của các ngành công nghiệp cấp 1 tương ứng trong toàn ngành công nghiệp của khu vực doanh nghiệp:

5

Trong đó:

IQ ­­: Chỉ số sản xuất của toàn ngành công nghiệp;

IqN1: Chỉ số sản xuất của từng ngành công nghiệp cấp 1;

WqN1 : Quyền số của từng ngành công nghiệp cấp 1.

(Theo Giáo trình Thống kê doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)

Từ khóa » Chỉ Số Iip