Chỉ Số TDS Là Gì, EC Là Gì, ảnh Hưởng Của TDS EC đối Với đời Sống
Có thể bạn quan tâm
Nước là một vật chất gần gũi cần thiết không thể thiếu trong đời sống hằng ngày, tuy nhiên ngày nay do các hoạt động của con người làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nguồn nước khiến cho chất lượng nguồn nước đầu vào không được đảm bảo. Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa biết đánh giá chất lượng nguồn nước như thế nào thì một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá một nguồn nước là chỉ số TDS.Vậy TDS là gì, ảnh hưởng của TDS đối với nguồn nước sinh hoạt như thế nào trong bài viết này sẽ giúp các bạn tự kiểm tra đánh giá chất lượng nguồn nước mà gia đình bạn đang sử dụng.
Mục lục
- TDS là gì
- Cách tính TDS
- EC là gì
- Mối liên hệ giữ TDS EC và đời sống
- Những dụng cụ đo TDS và EC bên Nshop đang kinh doanh
Chỉ số TDS là gì ?
Theo Wikipedia TDS viết tắt của (Total Dissolved Solids) tạm dịch là tổng lượng chất rắn hòa tan, TDS là đơn vị đo hàm lượng các chất như khoáng chất , muối, chất hưu cơ và các hợp chất vô cơ như kim loại nặng, chất rắn lơ lửng không lắng, không hòa tan trong nước như ( Canxi, Magie, Natri, KaLI, ..vv) trong chất lỏng dạng phân tử , ion hóa hoặc vi hạt, nói chung là định nghĩa các vi hạt có thể đi qua màng lọc với kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 2µm
Chỉ số TDS có đơn vị đo là mg/l (miligtam / lít) hoặc ppm (part per million – một phần triệu): 1 mg/l = 1 ppm.
Nguồn chính của TDS được tổng hợp từ lượng nước từ chất thải của các nhà máy khu công nghiệp, nước thải từ sản xuất nông nghiệp, vùng núi giàu đất sét, dòng chảy mưa bão, nơi có các muối băng tan, các nguyên tố ngoại lai và độc hại của TDS là thuốc trừ sâu phát sinh từ dòng chảy về mặt hoặc ngấm dần trong quá trình làm nông nghiệp
Theo WHO (Tổ chức y tế thế giới), US EPA (Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ) và cả Việt Nam đã thiết lập lập một quy chuẩn về chất lượng nước thứ cấp là 500mg/L để xác định khả năng uống được của nước
CÁCH TÍNH TDS
Hai phương pháp chính để đo TDS tổng lượng chất rắn hòa tan là phân tích trọng lượng và độ dẫn điện EC
với phương pháp phân tích trọng lượng ta cần làm bay hơi các dung môi lỏng và đo phần khối lượng dư, nhìn chung phương pháp này là tốt nhất mặc dù tốn nhiều thời gian công sức, đối với các muối vô cơ chiếm phần lớn trong TDS thì nên dùng phương pháp phân tích trọng lượng
Phương pháp đo độ dẫn điện của nước EC, phương pháp này liên quan trực tiếp đến nồng độ các chất rắn ION hòa tan trong nước, Các ion từ các chất rắn hòa tan làm cho nước của khả năng dẫn điện, để đo chỉ số này ta có thể dùng 1 máy đo độ dẫn điện truyền thống hoặc một TDS meter
Mối quan hệ giữa TDS và độ dẫn điện có thể được ước lượng qua phương trình sau
TDS = ke.EC
Trong đó:
TDS: có đơn vị mg/L
EC là độ dẫn điện ở µs/cm ở nhiệt độ 25 °C
Ke: hệ số tương quan dao động từ: 0.55 ~ 0.8
Chỉ số EC là gì ?
EC – là Electrical Conductivity tạm dịch tính dẫn điện là mức độ truyền tải dòng điện của dung dịch. Các hạt tích điện nhỏ, được gọi là ion, giúp mang điện tích đi qua một chất. Các ion này có điện tích dương hoặc âm. Càng có nhiều ion thì độ dẫn điện càng cao; ít ion hơn thì độ dẫn điện sẽ thấp hơn. EC thường được tính bằng milliSiemans trên một centimet (mS/cm). phương pháp đo EC đã được hướng dẫn ở phần trên
Trong nước tồn tại nhiều phần tử muối hoàn tan, tồn tại giữa dạng ion âm , ion dương hay anion, sự tồn tại của muối trong dung dịch giúp tăng khả năng dẫn điện, vì thế nước càng nhiều muối thì càng dẫn điện mạnh
EC là chỉ số hoàn hảo để xác định tổng hàm lượng ion kim loại dẫn điện nhưng lại không thể xác định thành phần của chúng
Mối liên hệ giữ TDS EC và đời sống
Theo quy định hiện hành của WHO (Tổ chức y tế thế giới), US EPA (Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ) và cả Việt Nam chỉ số TDS không được vượt quá 500 ppm đối với nước ăn uống và không được vượt quá 1000 ppm đối với nước sinh hoạt , TDS càng nhỏ chứng tỏ nước càng sạch nếu nhỏ quá hoặc bằng không thì giống nươc cất không có khoáng chất, một số ngành điện tử thường dùng nước có TDS nhỏ hơn 5, Tuy nhiên điều ngược lại không phải luôn đúng nguồn nước có TDS cao chưa chắc đã không an toàn, do nó có chứa nhiều ion có lợi, các loại nước khoáng thường không giới hạn về ion.
Trong ăn uống sinh hoạt thì cần TDS cao hơn nhiều bởi vì nó chứa nhiều khoáng chất tự nhiên, con người sinh ra hàng triệu năm ăn uống tắm rửa đều bằng nước tự nhiên chứa đầy khoáng chất, một số khoáng chất lại có lợi cho cơ thể thiếu nó có thể sinh ra bệnh tật, 1 số các khoáng chất có lợi như: Kẽm, Ma-giê, Natri, Kali, Sắt, …
Chính vì lẽ đó quy chuẩn của Việt Nam và thế giới trong vấn đề sử dụng nước ăn uống sinh hoạt cho phép tới 1000 mg/l, chưa có một quốc gia nào xác định nước cất, nước tinh khiết là nước ăn uống sạch
Nước sạch là nước không mùi không màu không vị có chứa khoáng chất do chính phủ Việt Nam quy định như QCVN01, QCVN02-2009/BYT. trong đó tổng chất rắn hòa tan nhỏ hơn 1000
Như vậy nước ăn uống sinh hoạt ở con số hàng trăm là rất tốt, khi chỉ số TDS cao cần phân tích tiếp các thành phần ION bên trong để quyết định nên giảm chỉ số TDS hay không
Ví dụ với nước dùng cho nồi hơi, máy giặt công nghiệp không được để chỉ cố magie, canxi cao để tránh tình trạng nổ nồi hơi hoặc lâu dần hư hỏng máy giặt, nếu chỉ số ion này cao cần loại bỏ nó
Đối với nước khoáng cũng cần xem xét loại bỏ những thành phần không cần thiết
Khi biết thành phần chính của TDS tùy từng trường hợp ta sẽ dùng những cách sau để loại bỏ
- Trao đổi ion
- Thẩm thấu ngược
- Khử ion
- Chưng cất
Mối quan hệ giữa TDS và EC trong thủy canh và cây trồng
Thiết bị dùng để kiểm tra TDS và EC
Dụng cụ đo Chất lượng nước TDS, PH, Nhiệt độ 3 trong 1
Với thiết kế chuẩn công nghiệp bút đo cho ra kết quả chính xác nhanh chóng và đáng tin cậy màn hình lCD hiển thị các giá trị nhiệt độ, ppm, PH
Bút kiểm tra chất lượng nước TDS – EC và nhiệt độ của nước 3 trong 1
Bút kiểm tra chất lượng nước TDS – EC và nhiệt độ của nước giúp kiểm tra chất lượng và nhiệt độ của nước sinh hoạt, nước uống cũng như nước trong phòng thí nghiệm nhà máy sản xuất nước tinh khiết, là một thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình nhà máy. Sản phẩm có thiết kế chắc chắn, màn hình hiển thị rõ ràng đẹp mắt, dễ dàng sử dụng, có thể hiện giá trị cảnh báo thông qua đèn nền, màu xanh chỉ số ppm < 40 là nước có thể uống trực tiếp, màu đỏ chỉ số ppm > 40 là nước không được uống trực tiếp
Từ khóa » đơn Vị đo Ec
-
Chỉ Số EC Và TDS - Hai Chỉ Số Quan Trọng Trong Trồng Thủy Canh
-
Đơn Vị đo độ Dẫn điện Của Nước Là Gì? Cách Chuyển đổi Ra Sao?
-
Ec Và Tds Là Gì? Mối Liên Quan Trong Thủy Canh Cây Trồng Và Cách đo Ec
-
EC Và TDS Là Gì? - Thế Giới Nhà Nông
-
Đơn Vị đo độ Dẫn điện Của Nước Là Gì? Cách Quy đổi Siemens Sang ...
-
Khái Niệm Và Cách Xác định độ Dẫn điện Của Nước
-
HƯỚNG DẪN ĐO ĐỘ DẪN ĐIỆN (EC) TRONG ĐẤT
-
EC Là Gì?
-
TDS Và EC Là Gì? Mối Quan Hệ Và Vai Trò Trong Thuỷ Canh
-
EC Và TDS Là Gì? Vai Trò, Mối Liên Hệ Của Chúng đối Với Thủy Canh ...
-
Tìm Hiểu Về độ Dẫn điện EC Của Nước Là Gì? | Tin Tức
-
Tầm Quan Trọng Của EC Và TDS Trong Thủy Canh Cây Trồng. Cách
-
Thông Tin Cơ Bản Về EC Và TDS - Siêu Thị Công Nghệ Mai Vũ
-
Ec Là Gì - Hướng Dẫn Đo Độ Dẫn Điện (Ec) Trong Đất