Chỉ Số TDS Và Những điều Cần Biết Về Chỉ Số TDS Trong Nước
Có thể bạn quan tâm
TDS là một chỉ số quan trọng có thể giúp xác định độ sạch của nguồn nước, cho nên cần xác định tiêu chuẩn TDS trong nước, dựa vào đó để đánh giá về độ sạch và an toàn của nguồn nước. Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về chỉ số TDS và những điều cần biết về TDS trong nước nhé.
1. TDS là gì?
TDS là viết tắt của từ “Total Dissolved Solids” hay còn tạm dịch là “Tổng chất rắn hòa tan” hay bạn cũng có thể hiểu TDS là tổng lượng ion tích điện, bao gồm khoáng chất hoặc kim loại hòa tan trong một đơn vị thể tích nước (mg/ L), cũng được gọi là một phần một triệu ppm (1 mg/L = 1ppm).
TDS sẽ bao gồm bất kỳ khoáng chất, muối, kim loại, Cation, Anion hòa tan trong nước. Điều này nói rõ TDS bao gồm mọi thứ có trong nước ngoài trừ phân tử nước tinh khiết H2O và các chất rắn lơ lửng trong nước. Chất rắn lơ lửng có thể là một hạt bất kỳ, chất không tan trong nước, không lắng ở trong nước, ví dụ như mùn gỗ.
Nói tóm lại TDS là tổng của các điện tích âm (Antion) và điện tích dương (Cation)
2. Chất rắn hòa tan TDS có nguồn gốc từ đâu?
Một số chất rắn hòa tan đến từ các nguồn hữu cơ như lá, phù sa, sinh vật phù du, chất thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Các nguồn khác đến từ dòng chảy từ các khu vực đô thị và phân bón và thuốc trừ sâu được sử dụng trong chăn nuôi, trồng trọt. Các chất rắn hòa tan cũng đến từ các vật liệu vô cơ như đá và không khí có thể chứa canxi bicarbonate, nitơ, phốt pho sắt, lưu huỳnh và các khoáng chất khác. Nhiều trong số các vật liệu này tạo thành muối, là các hợp chất có chứa cả kim loại và phi kim. Các muối thường hòa tan trong nước tạo thành các ion. Các ion là các hạt có điện tích dương hoặc âm. Nước cũng có thể lấy các kim loại như chì hoặc đồng khi chúng đi qua các đường ống được sử dụng để phân phối nước cho người tiêu dùng.
3. Chỉ số TDS trong nước là bao nhiêu?
Theo quy định của WHO (Tổ chức y tế thế giới), US EPA (Cục bảo vệ môi trường Hoa Kỳ) và ở Việt Nam, hàm lượng TDS không được vượt quá 500 mg/ L đối với nước ăn uống và không được vượt quá 1000 mg/ L đối với nước sinh hoạt. Theo một số chứng minh nồng độ TDS càng nhỏ thì chứng tỏ nước càng sạch (Nếu chỉ số TDS quá nhỏ hoặc bằng 0 sẽ được coi là nước cất chuyên dùng trong phòng thí nghiệm). Với một số ngành điện tử thì TDS không thể vượt quá 5 mg/L. Hay như các phòng thí nghiệm, nhà máy, nước tinh khiết, nước cất TDS không được quá 10 mg/L. Tuy nhiên, hàm lượng TDS quá thấp không có nghĩa là an toàn và tốt cho sức khỏe con người. Trong ăn uống, hàm lượng TDS cần cao hơn một chút, vì khi đó trong nước sẽ chứa các khoáng chất có ích.
4. Cách đọc chỉ số TDS trong nước
TDS không được coi là chỉ số gây ô nhiễm mà nó là chỉ số tổng hợp về các hợp chất hóa học có trong nước. Theo đó:
– Chỉ số TDS từ 0-170 (nước sinh hoạt an toàn cho cơ thể)
– Chỉ số TDS từ 0-50 (nước uống lý tưởng)
– Chỉ số TDS từ 50-100 (Nước suối, mạch ngầm)
– Chỉ số TDS từ 100-170 (Nước cứng)
– Chỉ số TDS từ 200 -300 (Nước cứng ở mức độ nhẹ)
– Chỉ số TDS từ 300-500 (Nước cứng ở mức độ cao không nên sử dụng)
– Chỉ số TDS từ 500 ppm trở lên (nước ô nhiễm nặng tuyệt đối không nên sử dụng)
4. Lợi ích và ảnh hưởng của hàm lượng TDS trong nước đối với sức khỏe con người
Lợi ích của hàm lượng TDS trong nước đối với sức khỏe con người
Chỉ số TDS trong nước giúp cho người sử dụng có thể biết chắc chắn được liệu nguồn nước mà bạn đang sử dụng có đạt chuẩn hay không. Nếu như nguồn nước bạn đang sử dụng có chỉ số TDS vượt quá mức cho phép thì việc cần làm là thực hiện các biện pháp và cách giảm chỉ số TDS trong nước. Mặc dù TDS không phải nguyên nhân chính khiến nước bị ô nhiễm nhưng nó được sử dụng để chỉ ra một số chất gây ô nhiễm có trong các nguồn nước sông, suối, ao, hồ,…Ngoài ra, TDS thường được ứng dụng trong nuôi trồng thủy hải sản nhằm tạo ra ra môi trường có chất lượng nước thuận lợi cho sinh vật.
Ảnh hưởng của hàm lượng TDS trong nước đối với sức khỏe con người
Như đã nói ở trên, chỉ số TDS trong nước cao chứng tỏ rằng chất rắn hòa tan trong nước bao gồm khoáng chất và cả kim loại nặng được hòa tan trong nước cao. Trong trường hợp người dùng sử dụng nước có hàm lượng kim loại nặng cao sẽ gây ảnh hưởng đối với con người như sau:
- Gây sỏi thận hoặc làm tắc đường tĩnh mạch hoặc động mạch nếu sử dụng trong một thời gian dài để ăn uống.
- Làm biến đổi thành phần thuốc do hiện tượng kết tủa khi dùng làm nước để pha chế thuốc.
- Gây ảnh hưởng đến mùi vị của thức uống, món ăn, thức ăn rất khó chín khi dùng nước có TDS cao để nấu ăn
- Khó giặt sạch quần áo do Ca2+ trong nước cứng kết quả cùng gốc axit có chứa trong xà phòng
- Độ bền và khả năng của thiết bị công nghiệp sẽ hoạt động kém khi sử dụng nước cứng vì tình trạng bề mặt thiết bị bị bám cặn làm nóng như đường ống, nồi hơi, tháp giải nhiệt,…
5. Tại sao cần đo chỉ số TDS trong nước?
Như chúng ta đã biết TDS trong nước cao là do sự có mặt của Kali, Clorua, Natri, Canxi, Magie. Ngoài ra, còn có các ion độc hại như chì, asen cũng có thể hòa tan trong nước. Vì thế, chúng ta cần thường xuyên kiểm tra TDS.
Dưới đây là những lý do tại sao bạn nên đo chỉ số TDS trong nước:
– Khẩu vị: Hàm lượng TDS quá cao sẽ làm hương vị thức ăn, đồ uống không như mong muốn. Nó sẽ làm thay đổi hương vị, mùi vị của thức ăn có thể là cay, đắng, mặn,…
– Độ cứng của nước: TDS cao cũng cho thấy độ cứng của nước cao.
Nước cứng sẽ gây ra cáu cặn trong đường ống, phá hoại thiết bị trong gia đình. Đặc biệt trong công nghiệp, nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hoạt động của lò hơi/ nồi hơi
– Công nghiệp thương mại: TDS trong nước cao sẽ cản trở một số ứng dụng như: Nồi hơi/ Lò hơi, tháp giải nhiệt, sản xuất thực phẩm, nước giải khát.
– Trong dịch vụ: Nước có TDS cao sẽ làm giảm vị ngon của các của các món đồ ăn, đồ uống trong các nghành dịch vụ.
6. Cách đo chỉ số TDS trong nước
Muốn đo chỉ số TDS, chúng ta có thể sử dụng 2 phương pháp đó là: Kiểm tra chất lượng nguồn nước với bút thử TDS và bút điện phân
Bút điện phân để phân biệt nước có ít hay nhiều ion kim loại ?
Bút điện phân hoạt động với hai điện cực bằng nhôm, hai điện cực bằng sắt. Nếu sử dụng bút bằng điện lưới (220V xoay chiều) thì điện thế một chiều giữa cực nhôm và cực sắt là 220V. Khi điện phân nước, mỗi cặp điện cực nhúng vào một ly. Khi dòng điện di chuyển giữa các điện cực, nó mang theo các ion kim loại ở trong nước và tạo ra các phản ứng hóa học với các điện cực nhôm và sắt, tạo nên các màu khác nhau.
Dựa vào màu sắc này chúng ta có thể phát hiện một số ion kim loại và tạp chất có trong nước như:
+ Chỉ sủi bọt, không có kết tủa, không tạo vẩn: Nước tinh khiết
+ Chỉ sủi bọt, tạo kết tủa trắng: Chứa Ca 2+, Ag+…
+ Màu nâu đỏ, có váng: Chứa nhiều ion Fe 2+, Fe 3+…
+ Màu xanh lơ, có vẩn kết tủa: Chứa nhiều Cu 2+…
+ Màu xám nhạt: Chứa Pb 2+, Hg…
+ Màu nâu đen: Chứa Mn 2+…
Bút TDS là thiết bị đo chỉ số TDS nhanh nhất.
Bút thử chỉ số TDS với nguyên lý hoạt động là dựa vào độ dẫn điện của nguồn nước, để xác định hàm lượng ion chất rắn cũng như khoáng chất, kim loại có ở trong nước.Cách sử dụng bút thử nước TDS như sau:
Bước 1: Rót nước ra cốc thủy tinh.
Bước 2: Bạn bấm nút TDS mở nắp và thả đầu do vào nước.
Bước 3: Chờ màn hình hiển thị các chỉ số PPM đo được từ nguồn nước tương ứng.Bước 4: So sánh với các thông số ở trên để xác định nguồn nước của mình có đạt chuẩn.
Lưu ý: Bút thử không dành cho nước trà, cafe, nước khoáng,…
7. Làm thế nào để giảm TDS trong nước?
Để giảm TDS trong nước có rất nhiều biện pháp như: Chưng cất, khử ion, thẩm thấu ngược RO…
Giảm TDS bằng phương pháp khử ion
Đây là phương pháp xử lý nước được đánh giá là rất tiên tiến với khả năng loại bỏ các chất rắn hòa tan trong nước. Phương pháp này được nhiều chuyên gia áp dụng.Trong quá trình khử nước bằng ion, thành phần chính được sử dụng đó là nhựa trao đổi ion. Các hạt nhựa này có khả năng kiểm soát hoàn toàn các ion dựa trên dòng điện trong nước, từ đó loại bỏ hoàn toàn dấu vết của các chất rắn hòa tan trong nước. Phương pháp này đem lại hiệu quả rất cao, dễ thực hiện và cực kỳ hữu ích. Nó thường được áp dụng cho để xử lý TDS của nước sinh hoạt và nước uống.
Giảm TDS bằng phương pháp thẩm thấu ngược (R.O)
Quá trình xử lý nước bằng phương pháp thẩm thấu ngược RO được thực hiện bằng cách sử dụng áp lực để đẩy nước qua các lớp màng – Các lớp màng này có khả năng loại bỏ các chất rắn hòa tan ra khỏi nước, giúp nước sạch hơn. Đây là phương pháp xử lý nước rất đơn giản và hiệu quả. Phương pháp này có thể lọc sạch tới 99% của 65 loại chất rắn hòa tan gây ô nhiễm khác nhau như: chì, kẽm, florua, asen, barium, các muối hòa tan…
Tuy nhiên nguồn nước cấp màng Ro cần đảm bảo ở điều kiện sau:
- Áp suất hệ thống: 30 – 100 psi
- Nhiệt độ: 40o – 100o F (4o – 38oC)
- Phạm vi pH: 3 – 11
- TDS cung cấp tối đa: 2000 mg/L
- Độ đục: <1.0 Độ đục ròng (NTU)
- Độ cứng (CaCO3): <350 mg/L
- Sắt: < 0.05 mg/L
- Mangan: 0.00 mg/L
- Hydrogen Sulfide (H2S): 00mg/L
Giảm TDS bằng phương pháp chưng cất
Chưng cất là một phương pháp xử lý nước bằng cách phân tách nhiều hợp chất liên quan. Việc chưng cất rất có hiệu quả trong việc làm giảm TDS vì nước ở thể hơi được đảm bảo tinh khiết nhất.
Có 03 phương pháp chưng cất: Chưng cất đơn giản: phương pháp chưng cất đơn giản dùng nhiệt để chuyển nước từ thể lỏng sang thể hơi rồi sau đó chuyển hơi vào trạm ngưng tụ chuyển hóa ngược lại thành dạng lỏng.
Chưng cất hơi nước và chưng cất chân không: 02 phương pháp này có phần phức tạp hơn so với chưng cất đơn giản. Các phương pháp này yêu cầu có điều kiện chưng cất với tiêu chuẩn cao hơn, áp dụng với những vật liệu nhạy cảm với nhiệt độ, hoặc vật liệu có điểm sôi vượt xa nhiệt độ của quá trình khử…
Trên đây là tất cả những kiến thức về TDS mà Lọc nước giếng khoan Ecomax Water muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về TDS cũng như những điều cần biết về chỉ số TDS. Để được tư vấn thêm các bạn hãy liên hệ với Ecomax Water: 03.88.89.86.68 nhé.
Tds là gì ? Chỉ số TDS bao nhiêu thì uống được?
TDS (Total Dissolved Solids): là chỉ số thể hiện tổng chất rắn hòa tan (tổng số các ion mang điện tích, bao gồm muối, khoáng chất hoặc kim loại) tồn tại trong một thể tích nước nhất định.Lý tưởng nhất, TDS cho nước uống phải dưới 300mg/lít và giới hạn tối đa được coi là an toàn là 500mg/lít
Chỉ số TDS nước sạch là bao nhiêu?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cùng nhiều quốc gia trên toàn thế giới đặt mức giới hạn chấp nhận TDS có trong nước uống là 500mg/L. Nếu như nguồn nước mà có chỉ số tổng chất rắn hoà tan lớn hơn so với con số trên thì có thể gây kích ứng đường tiêu hóa và đồng thời làm giảm sự ngon miệng.
Cách đo chỉ số TDS có trong nước ?
Việc sử dụng bút thử nước TDS cũng vô cùng đơn giản. Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là các thao tác nhanh gọn, ấn giữ công tắc, nhúng bút vào cốc nước muốn thử. Sau đó đọc kết quả chỉ số TDS trên màn hình hiển thị.
Từ khóa » độ Cứng Và Tds
-
Chỉ Số TDS Trên Máy Lọc Nước Là Gì? - Điện Máy XANH
-
Sự Khác Nhau Của Chỉ Số TDS (độ Cứng... - Aquafilter Việt Nam
-
Chỉ Số TDS Là Gì? Chỉ Số TDS Trong Nước đạt Chuẩn Là Bao Nhiêu?
-
Chỉ Số TDS Là Gì? Chỉ Số TDS Trong Nước Bao Nhiêu Là đạt Chuẩn?
-
Chỉ Số TDS Là Gì? Nước Cứng Là Gì Và Có Hại Ra Sao? - FPT Shop
-
TDS Là Gì? Chỉ Số TDS Của Nước Máy Bao Nhiêu Thì Uống được?
-
Tổng Chất Rắn Hòa Tan – Wikipedia Tiếng Việt
-
TDS Là Gì? Chỉ Số TDS Trong Nước Máy Bao Nhiêu Thì Uống được?
-
Những điều Cần Biết Về TDS TRONG NƯỚC - Mutosi
-
TDS Là Gì? Chỉ Số TDS Trong Nước đo Như Thế Nào?
-
TDS Là Gì? Nước đạt Chuẩn Có Chỉ Số TDS Là Bao Nhiêu?
-
Chỉ Số TDS Trong Nước Là Gì? TDS Của Nước Bao Nhiêu Thì Uống được
-
Hiểu đúng Về TDS - Scimitar
-
Phân Loại Nước Cứng Và đơn Vị đo độ Cứng