Chỉ Số Thai Nhi 36 Tuần Cần Chú ý Những đặc điểm Thông Tin Nào?

Giai đoạn thai nhi được 36 tuần là lúc mà cơ thể của thai nhi đã bắt đầu hoàn thiện hết, cũng như bắt đầu chuyển sang lúc “lâm bồn”. Tuy nhiên, trong giai đoạn này các mẹ bầu nên đi siêu âm để biết các chỉ số thai nhi 36 tuần để năm rõ những thông tin cũng như sự phát triển của con. Vậy nên, hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để nắm được những kiến thức và có sự chuẩn bị tốt nhất nhé.

1. Các chỉ số thai nhi 36 tuần mà mẹ bầu cần phải biết

Việc biết được chỉ số thai nhi 36 tuần tuổi như thế nào sẽ giúp bác sĩ đưa ra đánh giá tổng thể về mức độ phát triển của thai nhi, giúp phát hiện sớm những bất thường để có cách giải quyết kịp thời.

Các chỉ số thai nhi 36 tuần tuổi mẹ cần biết

Không chỉ riêng trong tuần thai thứ 36 mà thai nhi trong bất kỳ tuần thai nào cũng đều có những chỉ số khác nhau chứng minh cho việc thai nhi đang phát triển từng ngày.

Các chỉ số thai nhi 36 tuần tuổi mẹ cần biết
Các chỉ số thai nhi 36 tuần tuổi mẹ cần biết

Đối với thai nhi 36 tuần tuổi, bác sĩ sẽ tiến hành đo các chỉ số về:

  • BPD (Đơn vị: mm): Đường kính lưỡng đỉnh
  • FL (Đơn vị: mm): Chiều dài xương đùi
  • AC (Đơn vị: mm): Chu vi bụng
  • HC (Đơn vị: mm): Chu vi đầu
  • EFW (Đơn vị: gram): Cân nặng thai nhi ước tính

Các chỉ số thai nhi 36 tuần tuổi cụ thể như sau:

Các chỉ số thai nhi 36 tuần tuổi
Các chỉ số thai nhi 36 tuần tuổi

Lưu ý:

Có trường hợp các chỉ số của con bạn không khớp với bảng trên mà có sự xê nhích một chút thì vẫn không sao bởi chỉ cần con phát triển khỏe mạnh là được.

Về cân nặng thai nhi, nếu mẹ ăn uống đủ chất mà thai nhi có cân nặng thấp thì mẹ cũng không nên lo lắng bởi cân nặng của con sẽ tăng “chóng mặt” trong những tuần thai cuối. Lúc này, mẹ nên bồi bổ thêm và uống sữa nhiều để giúp con tăng cân tốt hơn.

Nếu mẹ thấy chỉ số thai nhi 36 tuần tuổi của con khác xa với các chỉ số trên bảng chuẩn này thì mẹ cần phải trao đổi với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân vì rất có thể bé đang gặp phải biến chứng nguy hiểm nào đó.

Giải thích:

  • Tuổi thai (36+0): Thai 36 tuần tuổi. BPD trong giới hạn 83-95mm, trung bình là 89mm. Các chỉ số như FL, AC, HC và EFW tương tự.
  • Tuổi thai (36+1): Thai 36 tuần một ngày.
  • Tuổi thai (36+2): Thai 36 tuần hai ngày.

Nếu đường kính lưỡng đỉnh, chu vi bụng, chu vi đầu và chiều dài xương đùi lớn hay nhỏ hơn giới hạn cho phép, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho mẹ bầu về các dị tật của thai và giải pháp khắc phục.

Sự phát triển bào thai: Thận hoàn thiện và phổi của bé cũng đủ trưởng thành. Nếu chào đời thời điểm này, bé có thể tự thở mà không cần can thiệp y tế.

Bé có thể nhận ra giọng nói của mẹ và lắng nghe sự khác biệt giữa giọng mẹ và một âm thanh khác.

Tuần 21 trở đi, thai nhi phát triển với tốc độ ngoạn mục, đạt được chiều dài, cân nặng và sự trưởng thành của các cơ quan trong cơ thể đủ để sẵn sàng chào đời. Mẹ sẽ thấy các chỉ số thai nhi hàng tuần thay đổi một cách ấn tượng trong mỗi lần siêu âm hay khám thai.

Trong những lần khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ siêu âm và thông báo cho mẹ về kết quả siêu âm. Những chỉ số về đường kính lưỡng đỉnh, chu vi bụng, chu vi đầu và chiều dài xương đùi lớn hay nhỏ hơn so với các chuẩn đã được thống kê. Sự sai lệch này có thể xảy ra do thiết bị siêu âm, do chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu hoặc do đặc điểm riêng của thai nhi.

Các chỉ số thai nhi mẹ cần biết

Bên cạnh những chỉ số thai nhi 36 tuần cơ bản vừa kể trên thì mẹ cũng nên tham khảo để biết thêm một số những chỉ số khác để giúp đánh giá sự phát triển của thai nhi một cách tốt nhất như:

  • AF (Amniotic fluid): Nước ối
  • AIF (Amniotic fluid index): chỉ số nước ối của thai nhi
  • TTD (Transverse Trunk Diameter): đường kính ngang bụng
  • APTD (Anterior-Posterior Thigh Diamete): đường kính trước và sau bụng
  • APAD: đường kính bụng từ trước tới sau
  • OFD (Occipital frontal diameter): đường kính xương chẩm
  • THD: đường kính ngực
  • TAD: đường kính cơ hoành
  • BD: khoảng cách hai mắt
  • CER: đường kính tiểu não
  • FTA: thiết diện ngang thân thai
  • HUM: chiều dài xương cánh tay
  • Ulna: chiều dài xương khuỷu tay
  • Tibia: chiều dài xương ống chân
  • Radius: chiều dài xương quay
  • Fibular: chiều dài xương mác
  • EDD (Estimated date of delivery): ngày dự sinh

2. Sự phát triển của thai nhi 36 tuần tuổi

Thai nhi 36 tuần tuổi đã được xem là đủ ngày đủ tháng, tuy nhiên bé vẫn cần thêm thời gian để “tăng tốc” trong những tuần cuối của quá trình mang thai mới có thể sẵn sàng chào đời. Lúc này, bé yêu của mẹ đã nặng khoảng 2,6kg và chiều dài cơ thể khoảng 47,4cm, gần bằng kích cỡ của một trái dưa lê.

Sự phát triển của thai nhi 36 tuần tuổi
Sự phát triển của thai nhi 36 tuần tuổi

Với kích thước cơ thể đã khá lớn, diện tích bên trong tử cung cũng trở nên chật chội hơn nên bé không còn thích cử động nhiều nữa, mà thay vào đó bé sẽ dành thời gian để ngủ nhiều hơn.

Thận và phổi của bé cũng đã trưởng thành, bắt đầu đi vào hoạt động một cách thuần thục, nên nếu bé có chào đời trong thời điểm này thì mẹ cũng không cần phải quá lo lắng.

Bộ não của bé vẫn phát triển không ngừng trong tuần thai thứ 36 này, những phương pháp thai giáo của mẹ sẽ càng có hiệu quả hơn bởi não bộ của bé đã gần như hoàn thiện, điều này sẽ giúp bé sớm thích ứng được với cuộc sống bên ngoài.

Vậy trên là những thông tin về bảng chỉ số thai nhi 36 tuần, vậy là chỉ còn khoảng 4 tuần nữa mẹ bầu sẽ bắt đầu chuyển dạ và “lâm bồn”. Vậy nên, trong khoảng thời gian cuối thai kỳ nên đi khám thường xuyên để được tiến hành đo chỉ số thai cũng như nắm rõ thai nhi vẫn phát triển toàn diện nhé.

Từ khóa » Chỉ Số Fl Tuần 36