Chỉ Số Tiểu Đường Thai Kỳ Bao Nhiêu Là An Toàn Và Nguy Hiểm?

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  • Bệnh đái tháo đường thai kỳ là gì?
  • Tại sao mẹ bầu dễ bị tiểu đường thai kỳ
  • Dấu hiệu nhận biết tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu
  • Chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn ở thai phụ?
  • Chỉ số glucose bao nhiêu thì được chẩn đoán là tiểu đường thai kỳ?
  • Biến chứng nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ
  • Cách xét nghiệm kiểm tra chỉ số Glucose trong nước tiểu khi mang thai
  • Các biện pháp phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ
  • Câu hỏi thường gặp về tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao bất thường ở phụ nữ mang thai. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi. Cùng Huggies tìm hiểu về ngưỡng chỉ số tiểu đường thai kì an toàn và nguy hiểm để thực hiện các biện pháp kiểm soát kịp thời, tránh những hậu quả tiêu cực có thể xảy đến.

>> Tham khảo thêm:

  • Khi Nào Xét Nghiệm Tiểu Đường Thai Kỳ, Chi Phí và Quy Trình
  • Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào cho mẹ và bé?

Bệnh đái tháo đường thai kỳ là gì?

Bệnh đái tháo đường thai kỳ (tiểu đường thai kỳ) là tình trạng lượng đường huyết trong máu của phụ nữ tăng cao trong thời gian mang thai. Và có khoảng 2% - 10 % phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này.

Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào năm 2013, tình trạng tăng đường huyết ở phụ nữ mang thai được chia thành hai nhóm chính:

  • Đái tháo đường mang thai (diabetes in pregnancy): Đây là tình trạng khi mức đường huyết của thai phụ đạt tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường, được phát hiện trong ba tháng đầu thai kỳ và không biến mất sau khi sinh.
  • Đái tháo đường thai kỳ (gestational diabetes mellitus): Tình trạng này được phát hiện trong ba tháng giữa hoặc ba tháng cuối của thai kỳ, thường là từ tuần thứ 24 đến 28. Đái tháo đường thai kỳ thường sẽ tự khỏi sau khi sinh và xảy ra ở khoảng 5% phụ nữ mang thai.

>> Tham khảo thêm: Chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ

Chỉ số tiểu đường thai kỳ là gì

Tiểu đường thai kỳ là gì? (Nguồn: Sưu Tầm)

Tại sao mẹ bầu dễ bị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ chủ yếu xuất phát từ sự thay đổi hormone và tình trạng kháng insulin trong thời gian mang thai, dẫn đến mức đường huyết cao. Bên cạnh cơ chế tự nhiên của cơ thể, một vài yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở mẹ bầu bao gồm:

  • Phụ nữ trên 35 tuổi
  • Thừa cân hoặc béo phì trước khi mang thai và không thể kiểm soát cân nặng trong thai kỳ
  • Gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường
  • Đã từng mắc tiểu đường thai kỳ trong các lần mang thai trước
  • Tiền sử sinh con nặng trên 4 kg, thai lưu, bị sảy thai tự nhiên, v.v.
  • Tiểu đường thai kỳ cũng có thể liên quan đến hội chứng buồng trứng đa nang.

Dấu hiệu nhận biết tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu

Tiểu đường thai kỳ thường phát triển một cách âm thầm và dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng ốm nghén. Dưới đây là 5 dấu hiệu cơ bản mà mẹ bầu nên chú ý:

  • Thường xuyên khát nước: Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ thường cảm thấy khát nước liên tục, đặc biệt là vào ban đêm. Lượng đường trong máu cao khiến cơ thể phải lấy nước từ các tế bào để làm loãng máu, dẫn đến tình trạng khát nước liên tục và cần uống nhiều nước hơn. Mẹ bầu cũng có thể gặp tình trạng đi tiểu thường xuyên với lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường, có thể kéo theo hiện tượng nước tiểu dính bết do chứa nhiều đường.
  • Các vết thương, vết bầm tím lâu lành: Người bị tiểu đường, bao gồm cả mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ, thường có hệ miễn dịch suy giảm. Điều này làm cho các vết thương và vết bầm tím lâu lành hơn. Ngoài ra, tình trạng này có thể dẫn đến giảm khả năng tuần hoàn máu và nguy cơ xơ vữa động mạch.
  • Thị lực bị giảm sút: Lượng đường trong máu tăng cao có thể khiến thủy tinh thể bị sưng, dẫn đến tình trạng mờ mắt tạm thời. Dù tình trạng này thường chỉ kéo dài ngắn, một số mẹ bầu có thể cảm thấy thị lực giảm trong suốt thai kỳ và có thể đi kèm với đau đầu, dễ bị nhầm lẫn với mệt mỏi do ốm nghén.
  • Cảm thấy mệt mỏi kéo dài: Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thường cảm thấy mệt mỏi hơn so với những người mang thai bình thường. Điều này xảy ra vì các tế bào cơ không được cung cấp đủ năng lượng do rối loạn insulin, gây ra cảm giác chân tay rã rời và dễ buồn ngủ.
  • Viêm nhiễm vùng kín: Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể gặp phải tình trạng viêm nhiễm vùng kín kéo dài dù có giữ vệ sinh sạch sẽ và không quan hệ tình dục. Sự suy giảm hệ miễn dịch tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm gây hại xâm nhập, dẫn đến cảm giác ngứa rát, nóng ran, và dịch âm đạo có mùi bất thường.

dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Một số dấu hiệu tiểu đường thai kỳ phổ biến (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ có biết:

Ngoài việc tìm hiểu và xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thì việc chuẩn bị tã bỉm cho con là một trong những việc mẹ bầu quan tâm nhất. Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã cho bé đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé > Tham khảo thêm: Đo nồng độ chỉ số beta hCG để xác nhận mang thai đôi

Chỉ số glucose bao nhiêu thì được chẩn đoán là tiểu đường thai kỳ?

Tiểu đường thai kỳ chỉ số bao nhiêu là nguy hiểm? Thai phụ cần nắm rõ các chỉ số đường huyết (chỉ số glucose trong máu) để có thể phòng ngừa và giảm nguy cơ các biến chứng nguy hiểm về sau.

Trong lần khám thai đầu tiên

Phụ nữ mang thai có nhiều yếu tố nguy cơ sẽ được làm xét nghiệm đường huyết lúc đói, HbA1C hoặc đường huyết bất kỳ. Cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như sau:

  • Nếu mức đường huyết lúc đói từ 5,1 đến 7,0 mmol/L thì thai phụ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Nếu mức đường huyết lúc đói > 7,0 mmol/L, mức HbA1c > 6,5% hoặc mức đường huyết ngẫu nhiên > 11,1 mmol / L, thai phụ được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường lâm sàng.
  • Nếu mức đường huyết lúc đói < 5,1 mmol/L thì đợi đến tuần thứ 24 - 28 của thai kỳ rồi tiến hành thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose qua đường uống cho thai phụ để chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ.

>> Tham khảo thêm: Bảng tăng cân của mẹ bầu theo từng tam cá nguyệt

Tuần 24-28 của thai kỳ

Phụ nữ mang thai có mức đường huyết lúc đói < 5,1 mmol/L sẽ tiến hành làm nghiệm pháp dung nạp glucose.

Quy trình thực hiện như sau: Trước tiên, bác sĩ sẽ đo mức đường huyết lúc đói của thai phụ. Sau đó, mẹ bầu được hướng dẫn tiêu thụ 75 g glucose trong 5 phút. Sau khi uống glucose, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để đo nồng độ đường huyết sau đó 1 và 2 giờ.

  • Nếu mức đường huyết lúc đói > 7,0mmol/L thì sản phụ đã mắc bệnh tiểu đường trên lâm sàng.

Phụ nữ mang thai được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nếu xuất hiện một hoặc nhiều hơn ba mức chỉ số sau:

  • Chỉ số đường huyết thai kỳ khi đói ≥ 5,1 mmol/L.
  • Chỉ số đường huyết thai kỳ sau ăn 1 giờ ≥ 10,0 mmol/L.
  • Chỉ số đường huyết thai kỳ sau ăn 2 giờ ≥ 8,5 mmol/L.

Nếu cả 3 chỉ số xét nghiệm tiểu đường thai kỳ này đều nhỏ hơn giá trị liệt kê ở trên thì thai phụ hoàn toàn bình thường.

>> Tham khảo thêm:

  • Trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai? Khám thai lần đầu khi nào?
  • 9 mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần ghi nhớ trong thai kỳ

Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao và nguy hiểm?

Chẩn đoán bệnh đái tháo đường thai kỳ thông qua việc đo chỉ số (Nguồn: Sưu Tầm)

Biến chứng nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ

Đối với mẹ bầu

  • Tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật: Bệnh lý này có thể dẫn đến những hậu quả biến chứng sản khoa nghiêm trọng, bao gồm tắc mạch ối, rối loạn đông máu và băng huyết sau sinh và thậm chí tử vong sau sinh.
  • Tăng nguy cơ mổ lấy thai: Thai nhi phát triển to hơn nên khó khăn trong việc sinh thường, cần phải chỉ định sinh mổ.
  • Đa ối: Tình trạng nước ối quá nhiều có thể gây đau trước khi sinh và chuyển dạ sớm.
  • Tăng nguy cơ sinh non và sảy thai tự nhiên
  • Dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai: Khoảng 45% những thai phụ từng bị đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ mắc lại bệnh lý này trong  5 - 10 năm sau. 

>> Tham khảo: 

  • Thiếu ối ở phụ nữ mang thai: Dấu hiệu và chẩn đoán điều trị
  • Lưu ý khi sinh thường sau sinh mổ: Sinh con lần 2

Đối với thai nhi

  • Trong ba tháng đầu thai kỳ: Có thể dẫn đến tình trạng thai không phát triển, thai lưu, hoặc dị tật bẩm sinh.
  • Trong ba tháng giữa và ba tháng cuối thai kỳ: Thai nhi có thể phát triển to hơn mức bình thường.
  • Đối với trẻ sơ sinh: Có nguy cơ tử vong ngay sau sinh, hạ đường huyết, hội chứng suy hô hấp, vàng da sơ sinh, tăng hồng cầu, và một số dị tật bẩm sinh như não úng thủy, dị tật về thần kinh, tim và thận.

Biến chứng nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ

Biến chứng nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ ở thai phụ và thai nhi (Nguồn: Sưu tầm)

Cách xét nghiệm kiểm tra chỉ số Glucose trong nước tiểu khi mang thai

Trước khi thực hiện kiểm tra chỉ số glucose trong nước tiểu để đảm bảo kết quả chính xác và đáng tin cậy, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và tạm ngừng sử dụng mọi loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Cách thực hiện như sau: 

  • Bạn sẽ nhận được một cốc để lấy mẫu nước tiểu và một chiếc khăn lau tiệt trùng, sau đó được hướng dẫn vào phòng vệ sinh để lấy mẫu.
  • Bạn hãy vệ sinh tay và khu vực xung quanh bộ phận sinh dục bằng khăn lau tiệt trùng.
  • Tiếp theo, bạn tiểu vào bồn cầu trong vài giây và thực hiện lấy mẫu nước tiểu sau đó một cách cẩn thận. Cuối cùng, đậy nắp dụng cụ lại chắc chắn.

Mẫu nước tiểu sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để thực hiện phân tích và đo lường lượng glucose trong mẫu xét nghiệm.

Các biện pháp phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ

  • Hoạt động thể chất thường xuyên: Lượng đường sẽ được dịch chuyển đến các tế bào khác từ việc tập thể dục và vận động thường xuyên, hạn chế tồn đọng trong máu. Các mẹ bầu chỉ nên vận động nhẹ nhàng, duy trì nhịp tim dưới 140 nhịp/phút. Với 30 phút tập thể dục mỗi ngày, cơ thể sẽ dễ dàng dung nạp glucose, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, khắc phục các biểu hiện như đau lưng, chuột rút,...
  • Chế độ dinh dưỡng bà bầu lành mạnh: Một trong những cách hiệu quả để ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ là thông qua chế độ ăn uống. Bà bầu nên ăn những thực phẩm chứa nhiều chất xơ, ít chất béo và calo. Đặc biệt không thể thiếu trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Tránh bỏ bữa đồng thời kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể. 
  • Duy trì mức cân nặng hợp lý: Cân nặng tăng lên nhiều có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin. Do đó, thai phụ phải thận trọng không để cơ thể tăng cân quá nhiều (mẹ và bé không tăng quá 12-14 kg).
  • Kiểm tra thường xuyên: Kiểm soát đường huyết ổn định, HbA1c dưới 6,5, ngừa cao huyết áp, không bị phù chân tay, mặt,... theo dõi sát sao những thay đổi của cơ thể để có thể phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường thai kỳ kịp thời.
  • Duy trì lịch trình nghỉ ngơi hợp lý: Mẹ bầu cần lưu ý nên nghỉ ngơi, hạn chế làm việc trong thời kỳ mang thai. Không những vậy, tinh thần phải luôn thoải mái, lạc quan chứ không nên lo lắng, căng thẳng, chán nản.

>> Tham khảo thêm:

  •  Biến chứng thai kỳ thường gặp khi mang thai
  • Cách hạ đường huyết khi mang thai cho mẹ đơn giản, hiệu quả

Chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học là một cách phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ

Chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học là một cách phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (Nguồn: Sưu Tầm)

Câu hỏi thường gặp về tiểu đường thai kỳ

Mẹ bầu nên kiểm tra đường huyết bao lâu một lần?

Tần suất kiểm tra đường huyết của mỗi sản phụ sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ biểu hiện và cơ địa của từng người.

  • Phụ nữ mang thai bị đái tháo đường trước khi mang thai: Kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau bữa ăn, cũng như trước khi đi ngủ.
  • Đái tháo đường khi mang thai: Kiểm tra lượng đường trong máu trước bữa ăn sáng và sau mỗi bữa ăn; bác sĩ có thể tư vấn cho bạn về thời điểm nên kiểm tra sau khi ăn.
  • Nếu sản phụ bị đái tháo đường type 1: Có thể cần phải kiểm tra lượng đường trong máu vào lúc nửa đêm, khoảng 3 giờ sáng. Bác sĩ cũng có thể đưa ra lời khuyên bạn nên xét nghiệm xeton trong nước tiểu lúc đói.

Để kiểm soát lượng đường trong máu khi mang thai, thai phụ nên đến gặp bác sĩ ít nhất mỗi tháng một lần. Nếu thường xuyên hơn thì mỗi tuần một lần.

>> Tham khảo: Dinh dưỡng cho bà bầu trước và trong thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không?

Thông thường bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ hết sau khi sinh khoảng 1 – 3 tháng. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát tốt mức đường huyết, mẹ vẫn có thể gặp lại tình trạng tiểu đường thai kỳ trong những lần mang thai sau.

Trên đây là những chia sẻ của Huggies về chỉ số tiểu đường thai kỳ và cách phòng ngừa cho mẹ bầu. Hy vọng sau khi đọc bài viết này, các sản phụ đã chuẩn bị được tinh thần cũng như kế hoạch mang thai khỏe mạnh hơn cho mình. Mẹ đừng quên ghé qua chuyên mục Mang thai hoặc Góc chuyên gia của Huggies để tham khảo thêm các thông tin khác nhé!

>> Nguồn tham khảo:

  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gestational-diabetes/symptoms-causes/syc-20355339 
  • https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9012-gestational-diabetes

Từ khóa » Bảng đo đường Huyết Cho Bà Bầu