Chỉ Số Uric 534 Cao Tiết Lộ Tình Trạng Bệnh Lý Gì?
Có thể bạn quan tâm
1. Tìm hiểu về chỉ số acid uric
Các nhân purin trải qua quá trình dị hóa trong cơ thể sẽ hình thành nên hợp chất acid uric. Sau đó hợp chất này sẽ được đào thải ra bên ngoài thông qua đường nước tiểu. 2 nguồn chính tổng hợp nên acid uric là nội sinh và ngoại sinh, cụ thể như sau:
-
Nguồn nội sinh: là khi acid uric được tổng hợp từ các hoạt động chuyển hóa tự nhiên diễn ra trong cơ thể. Các tế bào khi chết đi theo quy luật sẽ phá hủy nhân purin rồi chuyển thành acid uric.
-
Nguồn ngoại sinh: là khi chúng ta dung nạp các thức ăn có nguồn gốc từ động vật chứa hàm lượng purin cao như hải sản, thịt đỏ, nội tạng,... Khi cơ thể hấp thụ, lượng purin có trong những thực phẩm này sẽ chuyển hóa thành acid uric.
Đối với người bình thường thì quá trình tổng hợp và đào thải acid uric sẽ được đảm bảo diễn ra một cách cân bằng, ổn định. Nhưng nếu việc chuyển hóa purin gặp bất thường thì acid uric sẽ tăng cao, dư thừa trong máu gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có bệnh gút.
2. Xét nghiệm acid uric
2.1. Mục đích của xét nghiệm
Phương pháp xét nghiệm nồng độ acid uric được dùng trong chẩn đoán các bệnh lý có liên quan đến sự thay đổi hàm lượng acid uric trong cơ thể. Những trường hợp sau đây sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm acid uric:
-
Người bệnh có các triệu chứng lâm sàng của bệnh gút. Ngoài ra xét nghiệm này cũng được tiến hành định kỳ để theo dõi, kiểm tra cho người mắc bệnh gút trong suốt quá trình điều trị bệnh.
-
Những bệnh nhân cần theo dõi chức năng thận sau chấn thương, tìm nguyên nhân gây sỏi thận hoặc xác định các rối loạn chức năng thận.
-
Áp dụng trong trường hợp bệnh nhân ung thư cần theo dõi sau khi tiếp nhận điều trị ung thư bằng biện pháp xạ trị, hóa trị liệu để đảm bảo rằng nồng độ acid uric trong máu không vượt quá ngưỡng cho phép.
-
Các bệnh nhân bị bệnh lao đang điều trị phác đồ có sử dụng pyrazinamide.
2.2. Các bước thực hiện xét nghiệm acid uric
-
Tiến hành vào buổi sáng. Trước khi lấy máu xét nghiệm tối thiểu 4 giờ thì bệnh nhân cần nhịn ăn, chỉ được uống nước lọc.
-
Trước khi được đem đi phân tích, chuyên viên y tế sẽ cho mẫu máu vào ống nghiệm chứa chất chống đông, ly tâm.
-
Thời gian cho một lần xét nghiệm sẽ mất khoảng 1 giờ đồng hồ.
Xét nghiệm máu giúp kiểm tra nồng độ acid uric trong máu
2.3. Giới hạn chỉ số acid uric bao nhiêu là bình thường?
Chỉ số uric cao bao nhiêu thì bị bệnh là lo lắng của rất nhiều người. Theo tiêu chuẩn y khoa, ở nam giới mức acid uric trong máu được coi là bình thường sẽ nằm trong khoảng 202 - 416 μmol/l; còn ở nữ giới là từ 143 - 399 μmol/l. Vượt quá giới hạn này đồng nghĩa với việc bạn đang bị tăng acid uric máu.
Do vậy, những người đang bị tăng nồng độ acid uric trong máu, đặc biệt chỉ số uric 534 cao thì cần tham vấn hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa để sớm tìm ra phương hướng điều trị.
3. Nguyên nhân khiến chỉ số uric tăng cao
Theo như kết quả xét nghiệm thể hiện hàm lượng acid uric trong máu tăng cao hơn mức bình thường, điều này cho thấy cơ thể người bệnh đang “tăng gia sản xuất” dư thừa acid uric, hoặc khả năng đào thải acid uric đang bị suy giảm. Vì thế, những yếu tố sau có thể là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tăng acid uric trong máu:
-
Bệnh nhân gặp vấn đề trong chuyển hóa enzyme dẫn đến rối loạn đào thải acid uric qua đường nước tiểu.
-
Người bệnh có chế độ ăn mất cân đối, uống nhiều bia rượu, tiêu thụ nhiều thức ăn chứa đầy chất đạm như thịt đỏ, hải sản,...
-
Bệnh nhân bị gút, biểu hiện qua các đợt gút cấp.
-
Bệnh nhân suy thận. Khi mắc bệnh lý này thận sẽ mất dần khả năng phóng thích acid uric ra ngoài cơ thể.
-
Người mắc các bệnh ung thư như ung thư di căn, đa u tủy xương,... hoặc/và đang trong liệu trình điều trị ung thư bằng hóa trị, xạ trị. Những biện pháp này có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư nhưng đồng thời cũng làm tăng acid uric trong máu.
-
Bệnh nhân thiểu năng tuyến cận giáp hoặc bị đái tháo đường.
4. Các cách giúp giảm lượng acid uric trong máu
4.1. Acid uric tăng mức độ nhẹ, trung bình
Nếu chỉ số acid uric tăng mức độ nhẹ đến trung bình (dưới 10 mg/dl hay 600 μmol/l), bệnh nhân cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học để hạn chế tăng acid uric:
-
Không nên ăn nhiều thực phẩm giàu purin như hải sản, nội tạng động vật, thịt đỏ.
-
Hạn chế nước ngọt đóng chai: nước có gas, nước hoa quả, nước tăng lực bán sẵn chứa rất nhiều đường fructose. Loại đường này là nguyên nhân dẫn đến rối loạn chuyển hóa acid uric khiến cho hợp chất này gia tăng nhanh chóng trong máu. Ngoài ra người bệnh cũng cần giảm lượng đường trong khẩu phần ăn hàng ngày.
-
Tăng cường chất xơ từ các loại rau củ: khi tiêu thụ nhiều chất xơ sẽ giúp nước tiểu tăng tính kiềm, trung hoà axit uric phòng ngừa hình thải sỏi thận.
-
Uống nhiều nước (ít nhất 2 lít nước mỗi ngày) để đẩy nhanh hoạt động đào thải acid uric của thận.
-
Kiêng rượu bia.
-
Vận động thể dục thể thao điều độ: có tác dụng hạn chế nguy cơ béo phì và kiểm soát nồng độ acid uric.
Những người có chỉ số uric cao nên hạn chế ăn hải sản
4.2. Acid uric tăng cao
Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt, những người có chỉ số acid uric tăng cao cần phải được điều trị bằng những biện pháp sau:
-
Đối với những trường hợp chỉ số acid uric tăng mạnh và bệnh nhân có nguy cơ bị các bệnh lý về tim mạch thì phải áp dụng thuốc để điều trị giảm acid uric.
-
Nếu bệnh nhân dư thừa quá nhiều acid uric do tế bào bị hủy quá nhiều khi đang điều trị ung thư thì có thể được chỉ định sử dụng liệu pháp dự phòng tránh hiện tượng suy thận cấp do urat lắng đọng nhiều ở ống thận.
-
Ngoài ra, cần dùng thuốc điều chỉnh acid uric trong các trường hợp khác như: bị sỏi thận kèm theo tăng acid uric trong máu, tiền sử gia đình bị bệnh gút, có dấu hiệu tổn thương thận, xét nghiệm thường xuyên có kết quả nồng độ acid uric cao trên 10 mg/dl và đã điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt nhưng không hiệu quả.
Có thể điều trị giảm acid uric bằng thuốc
Nhìn chung, bài viết đã phân tích những thông tin cơ bản về chỉ số acid uric trong máu, vai trò của xét nghiệm acid uric và mức acid uric như thế nào là bình thường, cần áp dụng những biện pháp nào để ổn định lượng uric trong máu. Nếu bạn có chỉ số uric 534 cao đừng nên quá lo lắng mà hãy đi thăm khám và làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân khiến cho nồng độ uric gia tăng. Sau đó bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích để giúp bạn cân bằng lại hàm lượng hợp chất này trong cơ thể.
Quý bạn đọc nếu còn nhiều câu hỏi cần được giải đáp, xin vui lòng nhấc máy lên và gọi ngay tới hotline 1900565656, tổ tư vấn của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn túc trực 24/7 để giải quyết mọi thắc mắc của quý bạn đọc.
Từ khóa » Chỉ Tiêu Acid Uric Là Gì
-
Xét Nghiệm Axit Uric Trong Máu - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Nhận Biết Chỉ Số Acid Uric Bình Thường - Vinmec
-
Nồng độ Acid Uric Trong Máu Bao Nhiêu Là Bị Gout?
-
Chỉ Số Acid Uric (axit Uric) Là Gì? Chuyên Gia Phân Tích Giải đáp
-
Axit Uric Là Gì? Chỉ Số Axit Uric Bao Nhiêu Là Cao Và Bị Gút?
-
Chỉ Số Acid Uric Bình Thường Là Bao Nhiêu
-
Chỉ Số Axit Uric Cao: Cách Nhận Biết, Nguyên Nhân Và Hướng điều Trị ...
-
Xét Nghiệm Định Lượng Chỉ Số Axit Uric & Cách Phát Hiện Bất ...
-
Acid Uric (axit Uric) Là Gì? Bao Nhiêu Là Cao? Bị Acid Uric Cao Nên ăn Gì?
-
Chỉ Số Axit Uric Bình Thường Là Bao Nhiêu? - Thuốc Dân Tộc
-
Chỉ Số Axit Uric Cao Bao Nhiêu Thì Bị Gout ? - Thuốc Dân Tộc
-
Chỉ Số Acid Uric Bình Thường - Bất Thường Trong Xét Nghiệm Máu
-
Xét Nghiệm Acid Uric Trong Nước Tiểu Và Những điều Cần Biết
-
Xét Nghiệm Acid Uric? Khi Nào Cần Làm Xét Nghiệm Acid Uric?