Chỉ Số Xét Nghiệm GGT Khi Nào đáng Lo Ngại? | Medlatec

1. Xét nghiệm men gan GGT là gì?

GGT là một trong 3 loại men gan quan trọng cùng với hai loại men khác là AST và ALT. GGT không chỉ có trong gan mà còn xuất hiện ở thận, lá lách, tuyến tuỵ, ruột non, gan,...

Men GGT (Gamma Glutamyl transferase) là một trong những enzym có vai trò quan trọng để chẩn đoán tình trạng ứ mật ở gan. GGT có giá trị hơn các enzym khác vì nó rất nhạy cảm với sự thay đổi tình trạng ứ mật. Hoạt độ của GGT tăng trong một số tình trạng bệnh lý của gan như là viêm gan mãn, tổn thương gan do rượu, viêm gan virus, ung thư gan di căn.

Bên cạnh đó, xét nghiệm GGT còn có vai trò quan trọng trong việc xác định nguyên nhân gây tăng ALP. Thông thường, cả ALP và GGT đều tăng trong bệnh ống mật và các bệnh về gan. Duy chỉ có ALP tăng trong các bệnh về xương. Do đó, tăng ALP ở những người có mức GGT bình thường thì việc tăng ALP có nguyên nhân phần lớn là do bệnh về xương.

Xét nghiệm GGT để phát hiện chức năng gan và những tổn thương ở gan.

Xét nghiệm GGT để phát hiện chức năng gan và những tổn thương ở gan.

2. Chỉ định xét nghiệm GGT trong trường hợp nào?

Bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân làm xét nghiệm GGT trong những trường hợp sau:

- Bệnh nhân có những biểu hiện của bệnh gan như: chán ăn, buồn nôn, chướng bụng, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, da nổi mẩn ngứa, dưới da có nổi mạch máu như mạng nhện,...

- Người nghiện bia rượu nặng cần làm xét nghiệm để đánh giá mức độ tổn thương của gan.

Đau tức sườn phải cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý về gan cần thực hiện xét nghiệm GGT

Đau tức ở sườn phải cũng là một trong những biểu hiện của bệnh lý về gan.

3. Chỉ số xét nghiệm GGT khi nào đáng lo ngại?

Người bình thường có chỉ số GGT nằm trong khoảng < 60UI/L. Tuy nhiên giới tính khác nhau thì chỉ số cũng khác nhau, cụ thể là:

- Nữ giới: từ 11 – 50 UI/ L.

- Nam giới: từ 7 – 32 UI/L.

Vậy chỉ số xét nghiệm GGT đáng lo ngại, là khi:

- GGT tăng cao 1 – 2 lần: mức độ nhẹ.

- GGT tăng cao 2 – 5 lần: mức độ trung bình.

- GGT tăng hơn 5 lần: mức độ nặng.

Nếu chỉ số GGT lên tới 5000UI/ L cho thấy bệnh nhân đã bị mắc bệnh gan mật cấp hoặc ung thư gan.

4. Những nguyên nhân nào khiến chỉ số men gan tăng cao?

- Người bệnh có thói quen sử dụng bia rượu trong 1 thời gian dài.

- Chế độ dinh dưỡng không khoa học khiến gan phải làm việc nặng nề như ăn nhiều chất béo, đồ dầu mỡ, ăn ít chất xơ và hoa quả.

- Làm việc quá sức, stress căng thẳng kéo dài.

- Mắc các bệnh lý về gan như viêm gan A, B, C, D, E

- Bệnh nhân bị xơ gan có khối u ở gan.

- Lạm dụng các chất kích thích.

- Mắc bệnh đái tháo đường.

- Bệnh viêm tuỵ.

- Bệnh gan nhiễm mỡ.

- Bệnh suy tim.

5. Làm thế nào để làm thay đổi chỉ số GGT?

Để giữ cho chỉ số GGT ở ngưỡng an toàn, trước tiên bệnh nhân cần tiến hành làm xét nghiệm GGT, sau đó căn cứ vào kết quả xét nghiệm để có những phương pháp đưa chỉ số này về ngưỡng an toàn, hoặc ngăn ngừa tăng GGT bằng những cách sau:

- Tránh sử dụng bia, rượu trong một thời gian dài.

- Bổ sung nhiều loại thực phẩm tốt cho gan như: tỏi, dầu ô liu, trà xanh, bưởi, quả óc chó, táo, nghệ, chanh, quả bơ, súp lơ xanh,... tránh ăn các loại đồ ăn giàu chất béo, thực phẩm đóng hộp, đường, muối, ...

- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức ảnh hưởng đến gan.

- Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để giúp gan đào thải mọi độc tố ra khỏi cơ thể.

- Ăn uống sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, đồ ăn có nguồn gốc đảm bảo rõ ràng.

- Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc có ảnh hưởng đến gan, thuốc không rõ nguồn gốc cũng sẽ gây tổn thương cho lá gan của bạn.

Uống đủ nước mỗi ngày giúp gan thải độc tố khỏi cơ thể và cần thực hiện xét nghiệm GGT khi thấy bất thường ở gan

Uống đủ nước mỗi ngày giúp gan thải độc tố khỏi cơ thể.

6. Xét nghiệm GGT bao nhiêu tiền? Sau bao lâu có kết quả?

Chi phí khi xét nghiệm men gan cũng là điều mà rất nhiều người quan tâm. Thông thường, chi phí xét nghiệm GGT chỉ dao động trong khoảng từ 50.000 – 100.000 VNĐ tuỳ từng bệnh viện. Do vậy để nắm rõ được “Xét nghiệm GGT bao nhiêu tiền?”, bạn có thể đến hỏi trực tiếp hay tra cứu tại cổng thông tin điện tử của bệnh viện hoặc cơ sở y tế mà bạn muốn đến khám.

Trong vòng 1 ngày là bạn có thể nhận được kết quả xét nghiệm của mình.

7. Những điều cần lưu ý trước khi làm xét nghiệm GGT

Trước khi làm xét nghiệm GGT, bệnh nhân cần ghi nhớ thực hiện những điều sau để giúp cho kết quả được chính xác nhất :

- Không được sử dụng các loại thuốc như Phenytoin, Phenobarbital.. trong vòng 24 giờ bởi việc này có khả năng sẽ làm tăng nồng độ GGT trong máu, dẫn đến kết quả xét nghiệm không được chính xác.

- Cũng tương tự như vậy, bệnh nhân không được dùng rượu, bia, thuốc lá hay chất kích thích dù chỉ là một lượng nhỏ trong vòng 24h, bởi sẽ gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới kết quả.

8. Xét nghiệm GGT ở đâu tốt nhất và cho kết quả chính xác nhất?

Dưới đây là 1 vài địa chỉ xét nghiệm men gan uy tín mà bạn có thể tham khảo:

Xét nghiệm GGT được thực hiện hàng ngày tại MEDLATEC

Bạn nên thường xuyên khám sức khoẻ định kỳ để kiểm soát chức năng gan và kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường ở gan.

  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: số 01 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội. SĐT: 04.3574 7788.

  • Bệnh viện Bạch Mai: 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. SĐT: (84)-4.35763520

  • Bệnh viện Quân đội 108: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội. SĐT: Điện thoại: 069. 572400 – 069. 555283.

  • Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC: 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình | 99 Trích Sài, Tây Hồ | 5 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội. SĐT: 1900 565656.

Theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, bạn nên thường xuyên khám sức khoẻ định kỳ, đặc biệt là làm xét nghiệm GGT để kiểm soát chức năng gan và kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường ở gan. Nếu đang cân nhắc về một địa chỉ xét nghiệm GGT uy tín, nhanh chóng thì bạn hãy tham khảo dịch vụ này của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa đầu ngành và được đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại sẽ giúp chẩn đoán chính xác bệnh cũng như nâng cao hiệu quả điều trị.

Từ khóa » Gamma Gt Trong Máu Là Gì