Chỉ Số Xét Nghiệm MPV: Các Triệu Chứng Và Cách Phòng Tránh MPV

Chỉ số xét nghiệm MPV chắc hẳn chúng ta đã từng nghe qua. Thế nhưng để hiểu rõ cụ thể thì không phải ai cũng biết được bởi nó còn có nhiều yếu tố đi kèm. Và  bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ chỉ số MPV là gì? Sức khỏe ảnh hưởng như thế nào nếu MPV thấp? Hãy cùng Medplus theo dõi bài viết này để hiểu hơn những thông tin liên quan đến chỉ số này nhé!

Chỉ số xét nghiệm MPV
Chỉ số xét nghiệm MPV

1. Chỉ số xét nghiệm MPV là gì?

Chỉ số xét nghiệm MPV trong máu là xét nghiệm nhằm đo lường thể tích trung bình của tiểu cầu trong máu.
Chỉ số xét nghiệm MPV trong máu là xét nghiệm nhằm đo lường thể tích trung bình của tiểu cầu trong máu.

Chỉ số xét nghiệm MPV trong máu là xét nghiệm nhằm đo lường thể tích trung bình của tiểu cầu. Tiểu cầu là những tế bào máu nhỏ, có vai trò quan trọng trong việc thực hiện quá trình đông máu.

Ví dụ như bạn bị cắt vào tay chảy máu, hay sơ xuất do tại nạn làm chảy máu thì khi này các tiểu cầu sẽ dính lại với nhau tạo để làm ngưng sự chảy máu.

2. Ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm MPV

Ở một người khỏe mạnh bình thường chỉ số MPV (thể tích tế bào tiểu cầu) thường nằm trong khoảng từ 5,0 – 15,0 fL.

2.1. Chỉ số xét nghiệm MPV cao

Khi giá trị MPV cao có nghĩa là thể tích tiểu cầu của bạn đang lớn hơn mức bình thường. Điều này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang sản xuất quá nhiều tiểu cầu. Và khi MPV cao, có thể cảnh báo các bệnh lý mà bạn cần phải chú ý sau đây:

  • Suy giáp
  • Tim mạch
  • Tiểu đường
  • Tăng huyết áp
  • Đột quỵ
  • Bệnh ung thư,…
Dấu hiệu đáng báo động nếu bạn thực sự mắc ung thư, MPV cao cần chú ý
Dấu hiệu đáng báo động nếu bạn thực sự mắc ung thư, MPV cao cần chú ý

2.2. Chỉ số MPV thấp

Ngược lại, khi chỉ số thấp hơn mức bình thường tức là thể tích tiểu cầu của bạn nhỏ hơn bình thường và điều này có thể là do tủy xương của bạn không sản xuất đủ tiểu cầu mới. Khi MPV thấp, bạn cấn chú ý đến một số bệnh lý có thể gặp phải như:

  • Viêm đường ruột
  • Bệnh Crohn
  • Viêm loét dạ dày – đại tràng,…

Cần lưu ý rằng: Nếu chỉ căn cứ vào kết quả MPV cao hay thấp sẽ không thể kết luận người bệnh có đang mắc phải các bệnh lý trên hay không, mà bác sĩ cần phải căn cứ vào các kết quả xét nghiệm khác, đặc biệt là các chỉ số về tiểu cầu như PLT (số lượng tiểu cầu), P-LCR (tỷ lệ tiểu cầu có kích thước lớn), PDW (độ phân bố tiểu cầu) và các chỉ số xét nghiệm khác trong máu. Và xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu sẽ giúp bạn đo lường các chỉ số này.

3. Nhận biết triệu chứng của ung thư

Nếu bạn lo lắng mình mắc ung thư, hay xem xét xem bạn có những dấu hiệu cảnh báo sớm của ung thư này không:

  • Thay đổi ở da.
  • Thay đổi ở vú.
  • Da dày lên hay có khối nằm trên hay dưới da.
  • Khàn tiếng hay ho lâu không hết.
  • Thay đổi thói quen đi cầu.
  • Đi tiểu khó hay đau.
  • Thay đổi khẩu vị, sự ngon miệng.
  • Gặp vấn đề trong việc nuốt.
  • Tăng hay sụt cân không rõ lý do.
  • Đau bụng.
  • Đổ mồ hôi vào ban đêm không rõ lý do.
  • Xuất huyết hay có dịch bất thường trong nước tiểu hay phân.
  • Cảm thấy yếu hay mệt mỏi.

4. Xét nghiệm MPV được thực hiện như thế nào?

Đối với các xét nghiệm này hết sức đơn giản. Bạn chỉ cần qua các cơ sở uy tín hoặc bệnh viện để làm. Việc thăm khám có thể là định kỳ hoặc bạn yêu cầu để xem tình trạng bệnh.

Bác sĩ sẽ yêu cầu chỉ định cần phải lấy mẫu máu để làm xét nghiệm. Sau đó mẫu máu sẽ được chuyển đi để phân tích. Quá trình xét nghiệm máu thường diễn ra nhanh chóng, chỉ khoảng 60-90 phút là bạn đã có thể có kết quả và người bệnh cũng không có cảm giác đau.

Qua bài viết trên chắc hẳn chỉ số mpv là gì? Hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức cho mình. Chúc bạn có một sức khỏe thật tốt!

Bài viết liên quan:

  • Ung thư buồng trứng: Triệu chứng và phòng ngừa.
  • Xét nghiệm máu bình thường có phát hiện ra bệnh?

Nguồn tham khảo:

  • Chỉ số xét nghiệm MPV trong máu là gì?

Từ khóa » Thành Phần Mpv Trong Máu Là Gì