Chỉ Số Xét Nghiệm Protein Phản ứng C (CRP) Nói Lên điều Gì?
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ » Sống khỏe » Bệnh cơ xương khớp
Chỉ số xét nghiệm Protein phản ứng C (CRP) nói lên điều gì? 21/05/2021 - 16:39 Tác giả: Bệnh viện ĐKQT Thu CúcTham vấn bác sĩ Bác sĩ CKILê Đình Lương
Phó phụ trách khoa Nội1900 55 88 92Đặt lịch khámĐịnh lượng Protein phản ứng C trong máu còn được gọi tắt là xét nghiệm CRP. Xét nghiệm này giúp đánh giá mức độ viêm nhiễm của cơ thể trước tình trạng bị tổn thương qua đó theo dõi mức độ đáp ứng điều trị của các bệnh lý nhiễm trùng.Hiểu rõ Protein phản ứng C (CRP) là gì?
protein phản ứng c
Protein phản ứng C trong máu còn được gọi là CRP – giúp phản ánh mức độ đáp ứng của cơ thể đối với tình trạng viêm nhiễm khi bị tổn thương. (ảnh minh họa)Protein phản ứng C hay C – reactive protein (CRP) là một glycoprotein được sản xuất chủ yếu bởi gan. Bình thường không thấy protein này trong máu. Tình trạng viêm cấp tính, phá hủy mô trong cơ thể sẽ kích thích sản xuất protein phản ứng C và làm tăng nhanh nồng độ protein này trong huyết thanh. Xét nghiệm CRP là xét nghiệm định lượng Protein phản ứng C trong máu.
Nồng độ CRP trong máu giúp phản ánh mức độ đáp ứng của cơ thể đối với tình trạng viêm nhiễm khi bị tổn thương. Chỉ số này giúp các bác sĩ có thể xác định tình trạng viêm sớm hơn so với sử dụng xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu.
Ngoài ra chỉ số CRP cũng không chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi globulin máu và hematocrit nên có giá trị chẩn đoán khi nồng độ globulin hoặc hematocrit máu thay đổi.
Khi nào cần xét nghiệm Protein phản ứng C (CRP)
protein phản ứng c còn gọi là CRP
Định lượng protein phản ứng C giúp đánh giá tình trạng đáp ứng viêm nhiễm của cơ thể trước trong một số trường hợp bệnh lý.Xét nghiệm Protein phản ứng C (CRP) đươc chỉ định trong một số trường hợp sau:
– Đánh giá một nhiễm trùng mới như trong viêm ruột thừa và các tình trạng sau mổ. Nồng độ CRP thường tăng trong khoảng 2 – 6 giờ sau phẫu thuật và sẽ giảm xuống vào ngày thứ 3 sau mổ. Nếu nồng độ CRP tăng kéo dài hơn 3 ngày sau phẫu thuật, tình trạng nhiễm trùng mới có thể đã xuất hiện.
– Đánh giá mức độ tiến triển của phản ứng viêm, nhất là đổi với bệnh lý mãn tính như bệnh lý ruột do viêm, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp và ung thư hạch bạch huyết, bệnh của hệ thống miễn dịch (lupus), viêm và xuất huyết ruột, nhiễm trùng xương.
– Theo dõi và đánh giá khả năng đáp ứng với điều trị của các tình trạng bệnh lý nhiễm trùng (nhất là nhiễm trùng do vi khuẩn). Nồng độ CRP sẽ tăng lên nhanh và giảm xuống bình thường nhanh nếu bệnh nhân đáp ứng tốt với việc điều trị.
Chỉ số Protein phản ứng C (CRP) thế nào là bình thường
Nếu xét nghiệm chỉ số CRP nằm trong khoảng từ 0 -10 mg/dl hay <10mg/l thì được trị số này được coi là bình thường.
Chỉ số Protein phản ứng C (CRP) tăng trong một số trường hợp sau đây:
- Viêm tụy cấp;
- Viêm ruột thừa ;
- Nhiễm trùng do vi khuẩn;
- Bỏng;
- Tăng nguy cơ bị ung thư đại tràng;
- Bệnh lý ruột do viêm (ví dụ: viêm loét đại tràng);
- Viêm khớp dạng thấp tiến triển;
- Tình trạng nhiễm trùng nặng (sepsin);
- Bệnh lupus ban đỏ hệ thống;
- U lympho;
- Nhồi máu cơ tim;
- Bệnh lý viêm của tiểu khung chung;
- Viêm động mạch tế bào khổng lồ;
- Lao tiến triển.
Quy trình thực hiện xét nghiệm CRP
quy trình thực hiện xét nghiệm protein phản ứng c – CRP
Người bệnh không cần nhin ăn trước khi lấy mẫu máu làm xét nghiệm đánh giá hàm lượng CRP (ảnh minh họa).– Bệnh nhân không cần nhịn ăn trước khi lấy mẫu xét nghiệm.
– Chuyên viên y tế sẽ lấy máu của bệnh nhân vào mẫu xét nghiệm và lưu mẫu ở nhiệt độ phòng trong vòng 24h.
– Tách huyết thanh bảo quản nhiệt độ 4 độ C trong 5 ngày.
Xét nghiệm CRP ở đâu TỐT?
xét nghiệm protein phản ứng c – crp chính xác tại Thu Cúc
Đơn vị xét nghiệm Thu Cúc là đơn vị uy tín giúp định lượng protein phản ứng C – CRP chính xác được nhiều bệnh nhân và người bệnh tin tưởng.Hệ thống y tế Thu Cúc với đơn vị xét nghiệm quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, nhiều năm kinh nghiệm với hệ thống máy móc, trang thiết bị tiên tiến hiện đại được nhập khẩu từ các nước có nền y học phát triển như Đức; Nhật; Mỹ; Pháp…cho kết quả chính xác từ đó góp phần chẩn đoán sớm các bệnh lý nguy hiểm mà người bệnh có thể gặp phải.
Khi có nhu cầu xét nghiệm Protein phản ứng C (CRP) hay được chỉ định phải xét nghiệm Protein phản ứng C (CRP), bạn hoàn toàn an tâm và tin tưởng lựa chọn đơn vị xét nghiệm tại Hệ thống y tế Thu Cúc vì không chỉ cho kết quả chính xác, bạn còn được các bác sĩ chuyên khoa giỏi, kinh nghiệm lâu năm tư vấn phát hiện sớm bệnh lý có nguy cơ mắc phải, đội ngũ nhân viên phục vụ tận tình, chu đáo và chi phí cũng rất hợp lý.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Chia sẻ: Từ khóa: ProteinProtein phản ứng CBài viết liên quanGiúp bạn hiểu rõ về xét nghiệm protein toàn phần
Protein là một thành phần đóng vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động chức năng của cơ...
Những điều có thể bạn chưa biết về protein
Protein hay chất đạm là một trong những dưỡng chất quan trọng không thể thiếu trong chế độ ăn...
Protein niệu: dấu hiệu cảnh báo bệnh thận
Protein niệu là tình trạng xét nghiệm tìm thấy có protein trong nước tiểu. Đây thường là một...
Đậu nành – “vũ khí đắc lực” chống loãng xương tuổi mãn kinh
Theo báo điện tử Dantri: [Loãng xương là cơn ác mộng mà nhiều chị em phụ nữ phải...
Người mắc bệnh xương khớp có được chơi thể thao không?
Bao nhiêu tuổi thì có nguy cơ bị loãng xương?
Lưng đau nhói mỗi khi bê vác nặng là bị làm sao?
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có gây ra biến chứng gì không ạ?
Người bị thừa cân, béo phì có nguy cơ cao mắc các bệnh về cơ xương khớp hơn?
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 có nguy hiểm không và cách chẩn đoán
Tình trạng thoát vị đĩa đệm L4 L5 có nguy hiểm không và cách chẩn đoán thế nào…Triệu chứng và phương pháp phẫu thuật ngón tay lò xo
Khi mắc ngón tay lò xo, người bệnh rất khó khăn trong việc gập hoặc duỗi ngón tay.…Viêm khớp gối là gì và những cách hỗ trợ điều trị
Viêm khớp gối là gì, phương pháp chẩn đoán và cách điều trị thế nào là vấn đề…Hội chứng hẹp ống cổ tay và những điều cần lưu ý
Hội chứng hẹp ống cổ tay là tình trạng tê, dị cảm, đau nhức các chi do bị…Các bài tập thể dục trị thoái hoá cột sống hỗ trợ chữa bệnh
Thể dục trị thoái hóa cột sống là phương pháp hỗ trợ điều trị thoái hoá cột sống…Châm cứu thoái hóa đốt sống cổ: các thông tin tham khảo
Châm cứu thoái hoá đốt sống cổ là phương pháp hỗ trợ điều trị thoái hoá đốt sống…
- 0936 388 288
- 0936 388 288
- Đặt lịch khám
Từ khóa » định Lượng Crp để Làm Gì
-
Các Chỉ Số Trong Kết Quả Xét Nghiệm CRP Nói Lên điều Gì? - Vinmec
-
Xét Nghiệm CRP Là Gì Và Có Vai Trò Thế Nào? - Vinmec
-
Xét Nghiệm CRP Giúp đánh Giá Tình Trạng Viêm, Nhiễm Trùng Của Cơ Thể
-
Xét Nghiệm CRP Là Gì? Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm.
-
Xét Nghiệm CRP Là Gì? Quy Trình Và Ý Nghĩa Các Chỉ Số - Diag
-
Chỉ Số Xét Nghiệm Protein Phản ứng C (CRP) Nói Lên điều Gì? | BvNTP
-
CRP - Xét Nghiệm Không Thể Thiếu Trong Chẩn đoán Viêm
-
Xét Nghiệm CRP - Hello Bacsi
-
Xét Nghiệm CRP Và Vai Trò Quan Trọng ít Người Biết
-
ĐỊNH LƯỢNG Hs-CRP (High Sensitive C-reactive Protein)
-
Các Chỉ Số Trong Kết Quả Xét Nghiệm CRP Nói Lên điều Gì?
-
CRP Là Gì? Hướng Dẫn Chi Tiết Cách đọc Kết Quả CRP - Elipsport
-
Xét Nghiệm CRP Là Gì Và Có Vai Trò Thế Nào?
-
Xét Nghiệm C-Reactive Protein (CRP)