Chỉ Thị 01/2012/CT-UBND - Sóc Trăng

Liên hệ Sơ đồ cổng thông tin Hướng dẫn khai thác Đăng nhập

Sóc Trăng

  • CSDL Quốc Gia
  • Trang chủ
  • Tìm kiếm
sóc trăng

Danh sách quận huyện quận huyện Sóc Trăng

Trung ương Lên đầu trang
  • Văn bản quy phạm pháp luật
  • Hệ thống hóa VBQPPL
Mục lục văn bản Cơ quan ban hành
  • HĐND tỉnh Sóc Trăng
  • UBND tỉnh Sóc Trăng
Loại văn bản
  • Nghị quyết
  • Chỉ thị
  • Quyết định
Năm ban hành
  • 1945 đến 1950
  • 1951 đến 1960
  • 1961 đến 1970
  • 1971 đến 1980
  • 1981 đến 1990
  • 1991 đến 2000
  • 2001 đến 2010
  • 2011 đến 2020
  • CSDL quốc gia về VBPL »
  • CSDL Sóc Trăng »
  • Văn bản pháp luật »
  • Chỉ thị 01/2012/CT-UBND
  • Toàn văn
  • Thuộc tính
  • Lịch sử
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
  • Bản in
  • Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 14/02/2012
  • Ngày hết hiệu lực: 15/08/2016
UBND TỈNH SÓC TRĂNG Số: 01/2012/CT-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Sóc Trăng, ngày 14 tháng 2 năm 2012

CHỈ THỊ

Về tăng cường công tác quản lý nuôi tôm nước lợ

trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng  

___________

 

Sóc Trăng là tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản; trong đó, diện tích nuôi tôm nước lợ gần 50.000 ha (khoảng 50% là diện tích bán thâm canh và thâm canh), sản lượng đạt trên 60.000 tấn/năm, là nguồn nguyên liệu dồi dào phục vụ chế biến và xuất khẩu.

Nhiều năm qua nghề nuôi tôm nước lợ phát triển rất mạnh mẽ, nhiều mô hình hiệu quả kinh tế được nhân rộng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong tỉnh. Tuy nhiên, việc chấp hành các quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực nuôi tôm nước lợ của một số doanh nghiệp, tổ chức và người dân chưa nghiêm. Công tác quản lý lĩnh vực kinh doanh thuốc thú y thủy sản, các chất xử lý, cải tạo môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản chưa chặt chẽ, tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa cấm sử dụng còn xuất hiện trên thị trường; một bộ phận người nuôi chưa chấp hành nghiêm lịch thời vụ, chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật, con giống chưa được kiểm dịch trước khi thả nuôi, xử lý ao nuôi không đảm bảo yêu cầu, cải tạo ao còn sử dụng thuốc có nguồn gốc từ thuốc bảo vệ thực vật gây tồn lưu độc tố, xả nước thải chưa xử lý gây ô nhiễm môi trường, bơm bùn ra sông, hệ thống kênh thủy lợi chưa được đầu tư đồng bộ; do vậy, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát dịch bệnh, gây thiệt hại lớn cho người nuôi, cụ thể năm 2011 diện tích tôm nuôi nước lợ bị thiệt hại trên 70% diện tích thả nuôi.

Để khắc phục tình trạng nêu trên, nhằm ổn định và phát triển nuôi tôm nước lợ theo hướng bền vững; đồng thời, hoàn thành tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành tỉnh, các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau đây:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Hàng năm xây dựng lịch thời vụ, kế hoạch phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi và triển khai xuống tận cơ sở, vùng nuôi.

- Phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố và cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện lịch thời vụ gắn với quy hoạch, kế hoạch, dự án, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng nhất là hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản; phổ biến đầy đủ các văn bản pháp luật liên quan đến nuôi trồng thủy sản như Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng và các văn bản liên quan; Thông tư số 36/2009/TT-BNNPTNT ngày 17/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản; Thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/7/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 17/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản; Quyết định số 1503/QĐ-BNN-TCTS ngày 05/7/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy phạm thực hành nuôi thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGap).

- Triển khai thực hiện có hiệu quả thí điểm bảo hiểm đối với thủy sản nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện các quy định tại Thông tư số 52/2011/TT-BNNPTNT ngày 28/7/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi như: Tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo môi trường các vùng nuôi trọng điểm và thông báo hàng tuần trên phương tiện thông tin đại chúng; kịp thời phát hiện và có biện pháp khống chế khi dịch bệnh tôm xảy ra; tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật những công nghệ mới và nhân rộng các mô hình nuôi, hình thức nuôi có hiệu quả; tăng cường kiểm tra kiểm soát việc tuân thủ điều kiện hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ và các hoạt động khác liên quan, kiểm soát dư lượng kháng sinh, hóa chất độc hại trong nuôi và thành phẩm tôm; quản lý tốt các lớp tập huấn, hội thảo của Doanh nghiệp, Công ty cung cấp sản phẩm hàng hóa phục vụ nuôi trồng thủy sản tại địa bàn tỉnh nhằm bảo vệ lợi ích người dân; thường xuyên kiểm tra các ngư cụ khai thác bị cấm sử dụng trên sông rạch, các hình thức khai thác làm ngăn cản dòng chảy ảnh hưởng đến môi trường; xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định; phối hợp chặt chẽ UBND các địa phương có nuôi tôm nước lợ triển khai theo lịch thời vụ.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện nghiêm lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ.

- Chỉ đạo các phòng chức năng, UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác quản lý, giám sát việc đưa diện tích nuôi thủy sản phải theo quy hoạch, hướng dẫn người nuôi thực hiện tốt lịch thời vụ; tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quản lý các cơ sở kinh doanh, dịch vụ phục vụ nuôi trồng thủy sản tại địa phương; củng cố và phát triển các tổ chức hợp tác nuôi trồng thủy sản (quản lý cộng đồng) nhằm từng bước giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh, tạo điều kiện phát triển thủy sản bền vững tại địa phương.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi; chỉ đạo Đài phát thanh thông tin kịp thời diễn biến thời tiết, môi trường nuôi, lịch thời vụ ...

3. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp các địa phương và các ngành liên quan tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường; hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện giải pháp xử lý nước thải, chất thải, khai thác và sử dụng nước ngầm phục vụ nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nước lợ nói riêng; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.

4. Ngân hàng Nhà nước

Chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện thuận lợi để người dân được vay vốn phát triển sản xuất và nuôi trồng thủy sản; đề xuất chính sách hỗ trợ đối với người nuôi thủy sản bị thiên tai, dịch bệnh.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; bố trí nguồn vốn đầu tư kịp thời cho các chương trình, dự án xây dựng hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản, ưu tiên vốn đầu tư hệ thống thủy lợi.    

6. Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn Lao động tỉnh, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các Hiệp hội thủy sản phối hợp các ngành có liên quan, chính quyền các cấp thường xuyên tuyên truyền, vận động hội viên thực hiện các quy định về nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nước lợ nói riêng.

7. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nuôi tôm nước lợ

Nuôi tôm trong vùng quy hoạch, chấp hành thông báo lịch mùa vụ của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, không sử dụng các chất, hoạt chất thuộc danh mục chất cấm lưu hành theo quy định của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn; nâng cao ý thức cộng đồng bảo vệ môi trường vùng nuôi, khi có dịch bệnh tại ao nuôi, không xả nước thải ra môi trường khi chưa xử lý, đồng thời phải thông báo cho cộng đồng xung quanh và chính quyền địa phương, cơ quan chức năng biết để ngăn chặn kịp thời nhằm tránh dịch bệnh lây lan.

8. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ thủy sản

- Chấp hành quy định về thủ tục hành chính, quản lý hồ sơ phục vụ công tác truy xuất nguồn gốc, cam kết bảo vệ môi trường, không kinh doanh các sản phẩm không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng cấm lưu hành theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương.

- Cơ sở sản xuất con giống thực hiện kiểm dịch con giống trước khi xuất bán, các đại lý kinh doanh giống, không nhập giống về trại ương dưỡng khi chưa có thông báo lịch mùa vụ của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Chỉ thị này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các sở, ban ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này; định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả về UBND tỉnh.

TM. Ủy ban nhân dân

Chủ tịch

(Đã ký)

Nguyễn Trung Hiếu

Tải file đính kèm
  • Bản PDF:
  • File đính kèm:
    • TC 01-chi thi tom nuoc lo.doc - (Xem nhanh)
Gửi phản hồi Tải về
  • TC 01-chi thi tom nuoc lo.doc - (Xem nhanh)

CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.

Từ khóa » Diện Tích Nuôi Tôm Nước Lợ