Chi Tiết A-Z Các Bước Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Người Mới Bắt đầu

Lập kế hoạch kinh doanh là một trong những giai đoạn quan trọng, mà bất kỳ doanh nghiệp nào khi mới bắt đầu công việc kinh doanh đều cần phải chú ý đến. Một bản kế hoạch kinh doanh đạt yêu cầu sẽ giúp cho bạn có một cái nhìn tổng quan về ý tưởng và mục tiêu cũng như cách thức vận hành doanh nghiệp.

Chính vì lý do đó, trong bài viết lần này, Mắt Bão sẽ đưa ra những bước cơ bản để xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh dành cho những người mới bắt đầu. Hãy cùng theo chân chúng tôi tham khảo qua bài viết này nhé!

Xem thêm:

  • Kế hoạch Marketing Online tăng đơn hàng trên Website
  • 5 Bước Cần Thiết Để Startup Tạo Kế Hoạch Marketing Hiệu Quả
  • 10 kinh nghiệm kinh doanh thương mại điện tử trong năm 2022

Lập kế hoạch kinh doanh là bước đi đầu tiên và cũng quan trọng nhất với doanh nghiệp/cá nhân

1. Bắt đầu với ý tưởng kinh doanh độc đáo

Nhìn chung, ý tưởng ban đầu là thứ không thể thiếu trong mọi chiến lược kinh doanh. Nó thể hiện mục tiêu mà bạn muốn xây dựng cho doanh nghiệp, đồng thời được xem là nền móng vững chắc dẫn bạn đến với thành công.

Vì thế, trước khi bắt đầu tìm hiểu về cách lập kế hoạch kinh doanh, bạn cần phải sở hữu riêng cho mình một ý tưởng thật độc đáo và sáng tạo.

Hãy tìm một ý tưởng thật đặc biệt và nổi bật, như vậy bạn đã có thể tự tin nắm trong tay mình hơn 50% khả năng thành công so với những người khác.

2. Bắt tay vào việc định hình và xây dựng mục tiêu

Sau khi có được điểm khởi đầu, việc tiếp theo là xác định rõ đích đến cho toàn bộ quá trình mà bạn sắp thực hiện. Mọi ý tưởng của bạn đều phải dẫn đến một mục tiêu và kết quả cụ thể, rõ ràng. Điều đó sẽ tiếp thêm cho bạn động lực để cố gắng và đạt được thành quả như mong muốn.

Xác định mục tiêu cụ thể để định hướng hoạt động được rõ ràng

3. Đừng bỏ qua bước nghiên cứu, phân tích thị trường

Muốn thành công trong bối cảnh cạnh tranh cực kỳ gắt gao hiện nay, bắt buộc bạn phải hiểu rõ mọi yếu tố trên thị trường. Việc nghiên cứu và phân tích thị trường là một bước không thể thiếu để có thể xây dựng và lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả.

Việc nghiên cứu thị trường sẽ bao gồm phân tích quy mô hoạt động, tỷ lệ cạnh tranh giữa các đối thủ hiện hữu hoạt động trên thị trường, xu hướng tăng trưởng thị phần, có thể về mức tăng trưởng trong quá khứ hoặc sự phát triển trong tương lai của lĩnh vực mà bạn quan tâm đến.

Điển hình như trong giai đoạn diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, thì hình thức kinh doanh online trở thành một xu hướng kinh doanh được nhiều người lựa chọn và vẫn còn tiếp tục phổ biến trên thị trường hiện nay.

Chính vì thế việc nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu thị trường là một việc hết sức cần thiết. Điều này còn phải tùy thuộc vào kế hoạch mà bạn đang hướng tới để đưa ra giải pháp nghiên cứu phù hợp.

Phân tích và nghiên cứu thị trường một cách khả quan và chính xác sẽ giúp cho kế hoạch kinh doanh phát triển theo chiều hướng tích cực, hạn chế được những rủi ro ngoài ý muốn xảy đến trong quá trình thực hiện kế hoạch.

Thiết kế các bước lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả và hợp lý

4. Phân tích biểu đồ SWOT để phác họa chân dung doanh nghiệp

Phân tích SWOT sẽ giúp bạn định hướng và xây dựng chiến lược hợp lý cho doanh nghiệp. Cơ bản mà nói, SWOT là mô hình phân tích 4 yếu tố chính: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức).

Sau khi phân tích SWOT, bạn sẽ có cơ sở để phát huy thế mạnh cũng như khắc phục những điểm yếu của mình, đồng thời khai thác được những cơ hội sẵn có và luôn có cách xử lý nếu gặp phải thách thức trong quá trình phát triển doanh nghiệp.

Phác họa chân dung doanh nghiệp rõ nét hơn với biểu đồ SWOT

5. Xác định mô hình kinh doanh

Một doanh nghiệp muốn thành công cần phải biết cách lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả và sở hữu bộ máy tổ chức vừa có tính ổn định, vừa có tính linh hoạt.

Mô hình tổ chức kinh doanh giúp cho doanh nghiệp duy trì được mục tiêu và chiến lược phát triển, từ đó tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Tính ổn định và linh hoạt của mô hình tổ chức kinh doanh phụ thuộc vào việc doanh nghiệp xây dựng cơ cấu tổ chức nhân sự để quản lý một cách đồng nhất và có hệ thống.

6. Lên chiến lược Marketing phù hợp

Mắt Bão mách bạn rằng, đừng quên quảng bá và lên kế hoạch marketing khi kinh doanh online để định vị thương hiệu. Chiến lược này tưởng chừng như không mang đến nhiều lợi ích nhưng thực tế đây lại là chìa khóa quan trọng trong việc quyết định trực tiếp đến sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bạn.

Kế hoạch chi tiết giúp hạn chế các sai sót có thể xảy ra

Ngay từ bước đầu tiên khi thực hiện kế hoạch marketing, hãy lên một chiến lược dài hạn và có thể linh hoạt trong từng tình huống. Điều này sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng mục tiêu, cũng như mở rộng thị trường dễ dàng hơn. Lập chiến lược marketing thông minh chính là tiền đề để xây dựng kế hoạch kinh doanh khôn ngoan cho doanh nghiệp.

7. Chú trọng khâu quản lý nhân sự

Một trong những cách lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả nhất chính là lên kế hoạch quản lý nhân sự. Hãy tưởng tượng rằng, trong tương lai, quy mô nhân sự được mở rộng với số lượng lớn, người quản lý không thể trực tiếp quán triệt tất cả các nhân viên của mình.

Vì vậy, doanh nghiệp cần có kế hoạch nhân sự hợp lý, từ khâu hoạch định, tuyển dụng, đào tạo và đánh giá nhân viên của mình. Điều này sẽ giúp lựa chọn ra những nhân viên phù hợp với doanh nghiệp, cũng như có thể phát triển kỹ năng chuyên môn cho nhân viên. Từ đó, sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu chung đã đề ra ban đầu.

8. Hoạch định tài chính và quản lý nguồn tiền một cách chi tiết

Trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh, hãy quan tâm đến việc quản lý dòng tiền. Điều này vô cùng quan trọng và cũng chính là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Bởi lẽ, nếu không biết cách phân bổ dòng tiền hợp lý, thì khả năng cao lãi sẽ không bù được lỗ.

Đúc kết từ những kinh nghiệm trên, hãy xác định rằng, doanh nghiệp của bạn sẽ cần những loại chi phí gì, thời điểm thu chi ra sao, định khoản như thế nào,… Tất cả những câu hỏi trên cần được đưa vào bản kế hoạch cụ thể về tài chính.

Tài chính, dòng tiền - một trong những yếu tố không thể thiếu trong việc vận hành doanh nghiệp

9. Cuối cùng là thực hiện kế hoạch

Cuối cùng, sau khi đã hoàn thiện kế hoạch kinh doanhchi tiết cho doanh nghiệp, đây là thời điểm để bạn vẽ nên bức tranh kế hoạch tổng quát, và bắt đầu triển khai theo từng bước một. Đảm bảo rằng, mọi kế hoạch đều được tuân theo quỹ đạo đã vạch ra, cũng như có kế hoạch dự trù khi có yếu tố tác động từ bên ngoài.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu hơn về 9 bước trong việc lập kế hoạch kinh doanh để doanh nghiệp có thể bắt tay thực hiện. Nếu như bạn đang mong muốn tìm một đơn vị hỗ trợ trong việc chinh phục mục tiêu kinh doanh, hãy liên hệ với Mắt Bão để được tư vấn những giải pháp hiệu quả và bền vững cho doanh nghiệp!

Hình ảnh và nội dung bài viết được tổng hợp bởi Mắt Bão

Từ khóa » Các Bước Làm Kế Hoạch Kinh Doanh