Chi Tiết Bảng Lương, Phụ Cấp Ngành Kiểm Sát Theo Quy định Mới Nhất

Tiền lương và phụ cấp tiền lương là một trong những vấn đề mà bất kỳ người lao động nào cũng quan tâm, kể cả là những người làm việc trong cơ quan đơn vị Nhà nước. Đối với các cán bộ, công chức, viên chức làm trong cơ quan Nhà nước ngoài tiền lương cố định được tính theo công thức hệ số x mức lương cơ sở ( thay đổi hàng năm). Trong một số ngành nghề cần có trách nhiệm cao như ngành Kiểm sát thì việc ban hành bảng lương và phụ cấp cũng cần có sự chú trọng để tránh trường hợp tham ô, nhận hối lộ. Trong thời gian gần đây Nhà nước có nhiều thay đổi và cải tiến trong bảng lương của ngành Kiểm sát

Mục lục bài viết

  • 1 1. Giải thích từ ngữ
  • 2 2. Quy định về Bảng lương và phụ cấp ngành Kiểm sát

1. Giải thích từ ngữ

Tiền lương là gì? Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo hợp đồng lao động cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc những dịch vụ đã làm hoặc sẽ phải làm

Số tiền thù lao trả cho người lao động theo định kỳ, thường là hàng tháng. Các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, người thuê lao động trả công cho người lao động (công nhân viên chức) theo số lượng và chất lượng lao động họ đã đóng góp. Mức tiền lương sẽ khác nhau giữa các ngành nghề khác nhau do người lao động cung cấp giá trị lao động khác nhau. Mức tiền lương cũng phụ thuộc vào nơi thuê lao động và nhu cầu.

Phụ cấp? Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương

Như vậy, phụ cấp lương được hiểu là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương.

Bảng lương là gì? Bảng lương là Văn bản do Nhà nước ban hành và quy định các mức lương cụ thể cho các loại công việc, nghề nghiệp, chức vụ khác nhau, tương quan tỉ lệ tiền lương giữa các lao động trong cùng ngành nghề theo trình độ, kinh nghiệm làm việc hoặc theo công việc thực tế mà người lao động đảm nhiệm. Cấu tạo bảng lương gồm ngạch lương, bậc lương và hệ số lương.

2. Quy định về Bảng lương và phụ cấp ngành Kiểm sát

Hệ thống Viện kiểm sát gồm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh); Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện); Viện kiểm sát quân sự các cấp.

Theo đó, hiện nay, các chức danh trong Viện kiểm sát vẫn được xếp lương theo công thức tại  Nghị định 204/2004/NĐ-CP như sau:

Lương = Hệ số x mức lương cơ sở

Trong đó:

Hệ số tiền lương sẽ căn cứ vào từng vị trí, chức vụ và ngạch công chức khác nhau;

Mức lương cơ sở: Là mức lương Chính Phủ quyết định,  hiện nay đang là 1,49 triệu đồng/tháng và bắt đầu từ 01/7/2020 trở đi sẽ là 1,6 triệu đồng/tháng.

Do đó, lương công chức ngành Kiểm sát trong năm 2020 sẽ được chia thành 02 giai đoạn là từ nay đến 30/6/2020 và từ ngày 01/7/2020 trở đi.

Về bảng lương các chức danh lãnh đạo ngành Tòa Án, Kiểm sát

Chánh án Toà án nhân dân tối cao (TANDTC) và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC): Hệ số từ 10.4 lên 11 và mức lương từ 01/7/2019 là 15,496,000 nên tổng số lương là 16,390,000 đồng

 Về bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa Án, ngành Kiểm sát

1. Đối tượng áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành kiểm sát như sau:

– Loại A3 gồm: Thẩm phán TANDTC, Kiểm sát viên cao cấp, Thẩm tra viên cao cấp; Kiểm sát viên VKSNDTC, Kiếm tra viên cao cấp, điều tra viên cao cấp.

Bậc 1 ( hệ số 6.20) là 9,238,000 đồng

Bậc 2 ( 6.56) là 9,774,4000 đồng

Bậc 3 (6.92) là 10,310,800 đồng

Bậc 4 ( 7.2) là 10,847,200 đồng

Bậc 5 ( 7.64) là 11,383,600 đồng

Bậc 6 (8.00) là 11,920,000 đồng

– Loại A2 gồm: Thẩm phán TAND cấp tỉnh, Thẩm tra viên chính; Kiểm sát viên VKSND cấp tỉnh, kiểm tra viên chính, điều tra viên trung cấp.

Bậc 1 (4.40) là 6,556,000 đồng

Bậc 2 (4.74) là 7,062,600 đồng

Bậc 3 (5.08) là 7,569,200 đồng

Bậc 4 (5.42) là 8,075,800 đồng

Bậc 5 (5.76) là 8,582,400 đồng

Bậc 6 (6.10) là 9,089,000 đồng

Bậc 7 (6.44) là 9,595,600 đồng

Bậc 8 (6.78) là 10,102,200 đồng

– Loại A1 gồm: Thẩm phán TAND cấp huyện, Thẩm tra viên, Thư ký Toà án; Kiểm sát viên Viện KSND cấp huyện, kiểm tra viên, điều tra viên sơ cấp.

Bậc 1 (2.34) là 3,486,600 đồng

Bậc 2 (2.67) là 3,978,300 đồng

Bậc 3 (3.00) là 4,470,000 đồng

Bậc 4 (3.33) là 4,961,700 đồng

Bậc 5 (3.66) là 5,453,400 đồng

Bậc 6 (3.99) là 5,945,100 đồng

Bậc 7 (4.32) là 6,436,800 đồng

Bậc 8 (4.65) là 6,928,500 đồng

Bậc 9 (4.98) là 7,420,200 đồng

2. Cấp tỉnh gồm: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đô thị loại I và các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương còn lại.

3. Cấp huyện gồm: thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại II, loại III, quận thuộc thành phố Hà Nội, quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh và các quận, huyện, thị xã còn lại.

4. Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện, Kiểm sát viên Viện KSND cấp huyện: Trước khi bổ nhiệm Thẩm phán TAND cấp huyện, Kiểm sát viên Viện KSND cấp huyện mà đã có thời gian làm việc ở các ngạch công chức, viên chức khác thì thời gian làm việc này (trừ thời gian tập sự hoặc thử việc theo quy định) được tính để chuyển xếp lương vào bậc tương ứng của chức danh Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện cho phù hợp.

5. Thư ký Toà án chưa đạt trình độ chuẩn đại học thì tuỳ theo trình độ đào tạo là trung cấp hay cao đẳng để xếp lương cho phù hợp như các ngạch công chức có cùng yêu cầu trình độ đào tạo trong các cơ quan nhà nước.

6. Những người đã xếp bậc lương cuối cùng trong chức danh thì tuỳ theo kết quả thực hiện nhiệm vụ và số năm giữ bậc lương cuối cùng trong chức danh được xét hưởng lương phụ cấp thâm niên vượt khung theo hướng dẫn của Chính phủ.

7. Chuyển xếp lương cũ sang ngạch, bậc lương mới: Đối với những người đã xếp bậc lương cũ cao hơn bậc lương mới cuối cùng trong chức danh thì những bậc lương cũ cao hơn này được quy đổi thành % phụ cấp thâm niên vượt khung so với mức lương của bậc lương mới cuối cùng trong chức danh. Mức % phụ cấp thâm niên vượt khung quy đổi được tính theo chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung theo hướng dẫn của Chính phủ.

Quy định về phụ cấp chức vụ:

Bảng phụ cấp được chia làm 03 khu vực:

+ Các chức danh lãnh đạo ở Trung ương;

+ Các chức danh lãnh đạo ở cấp tỉnh;

+ Các chức danh lãnh đạo ở cấp huyện.

Theo đó Phụ cấp ở Trung ương được cấp cụ thể như sau:

1. Phó Chánh án TANDTC: mức phụ cấp 1.30 là 1,937,000 đồng.

2. Phó Viện trưởng VKSNDTC: 1.30 là 1,937,000 đồng.

3. Vụ trưởng Vụ nghiệp vụ, Viện trưởng Viện nghiệp vụ, Cục trưởng Cục điều tra thuộc VKSNDTC: 1.05 là 1,564,500 đồng.

4. Phó vụ trưởng Vụ nghiệp vụ, Phó viện trưởng Viện nghiệp vụ, Phó Cục trưởng Cục điều tra thuộc VKSNDTC: 0.85 là 1,266,500 đồng.

5. Viện trưởng VKSND cấp cao: 1.20 là 1,788,000 đồng

6. Phó Viện trưởng VKSND cấp cao: 1.00 là 1,490,000 đồng .

7. Viện trưởng Viện nghiệp vụ thuộc VKSND cấp cao: 0.90 là 1,341,000 đồng.

8. Chánh Văn phòng và cấp trưởng các đơn vị tương đương thuộc VKSND cấp cao: 0.85 là 1,266,500 đồng.

9. Phó Viện trưởng Viện nghiệp vụ thuộc VKSND cấp cao: 0.70 là 1,043,000 đồng.

10. Phó Chánh Văn phòng và cấp phó các đơn vị tương đương thuộc Viện kiểm sát nhân dân VKSND cấp cao: 0.65 là 968,500 đồng.

11. Trưởng phòng thuộc Viện nghiệp vụ thuộc VKSND cấp cao: 0.55 là 819,500 đồng.

12. Trưởng phòng và tương đương thuộc Văn phòng và các đơn vị tương đương thuộc VKSND cấp cao: 0.50 là 745,000 đồng.

13. Phó Trưởng phòng thuộc Viện nghiệp vụ thuộc VKSND cấp cao: 0.45 là 670,500 đồng

14. Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Văn phòng và các đơn vị tương đương thuộc VKSND cấp cao:0.40 là 596,000 đồng.

Phụ cấp ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cụ thể như sau:

Các Đô thị loại đặc biệt, Tp Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh (ĐTĐB)/ Các Đô thị loại I , các tỉnh và thành phố trực thuộc TW (ĐTL1)

1. Chánh án TAND cấp tỉnh ĐTĐB:hệ số  1.05  là 1,564,500 đồng ; ĐTL1:  hệ số 0.95 là 1,415,500 đồng

2. Phó Chánh án TAND cấp tỉnh: 0.90 là 1,341,000 đồng ; 0.80 là 1,192,000 đồng

3. Chánh tòa TAND cấp tỉnh: 0.75 là 1,117,500 đồng ; 0.65 là 968,500 đồng

4. Phó Chánh tòa TAND cấp tỉnh: 0.60 là 894,000 đồng ; 0.50 là 745,000 đồng

5. Viện trưởng VKSND cấp tỉnh: 1.05 là 1,564,500 đồng ; 0.95 là 1,415,500 đồng

6. Phó Viện trưởng VKSND cấp tỉnh: 0.90 là 1,341,000 đồng ; 0.80 là 1,192,000 đồng

7. Trưởng phòng nghiệp vụ VKSND cấp tỉnh: 0.75 là 1,117,500 đồng; 0.65 là 968,500 đồng.

8. Phó trưởng phòng nghiệp vụ VKSND cấp tỉnh: 0.60 là 894,000 đồng ; 0.50 là 745,000 đồng.

Phụ cấp ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Thành phố thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã (cấp huyện)

Cũng chia theo ba loại là Thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại I, loại II. Thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại III, Quận thuộc Hà Nội, Quận thuộc TP Hồ Chí Minh và thứ ba là Huyện, thị xã và các quận còn lại.

1. Chánh án TAND cấp huyện: 0.65 là 968,500 đồng ; 0.60 là 894,000 đồng; 0.55 là 819,500 đồng.

2. Phó Chánh án TAND cấp huyện: 0.50 là 745,000 đồng; 0.45 là 670,500 đồng; 0.40 là 596,000 đồng

3. Viện trưởng VKSND cấp huyện: 0.65 là 968,500 đồng; 0.60 là 894,000 đồng; 0.55 là 819,500 đồng.

4. Phó Viện trưởng VKSND cấp huyện: 0.50 là 745,000 đồng; 0.45 là 670,500 đồng; 0.40 là 596,000 đồng.

5. Trưởng phòng VKSND cấp huyện: 0.40 là 596,000 đồng; 0.35 là 521,500 đồng; 0.30 là 447,000 đồng.

6. Phó trưởng phòng VKSND cấp huyện: 0.30 là 447,000 đồng; 0.25 là 372,500 đồng; 0.20 là 298,000 đồng.

Phụ cấp trách nhiệm:

Chế độ phụ cấp này được quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ số 138/2005/QĐ-TTg ngày 13-6-2005.

Đối tượng Mức hưởng: Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Điều tra viên cao cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và Điều tra viên trung cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện và Điều tra viên sơ cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 30% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Kiểm tra viên cao cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 15% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung

Kiểm tra viên chính được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung

Kiểm tra viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Sau nhiều lần điều chỉnh mức lương cơ sở đã đáp ứng một phần nhu cầu cuộc sống của công chức, viên chức. Tuy nhiên, thu nhập bình quân cán bộ công chức nói chung và của ngành kiểm sát nói riêng còn thấp, chưa là động lực khuyến khích người lao động tận tâm với công việc. Lãnh đạo ngành Kiểm sát cũng chỉ ra bất cập là các chức danh tư pháp chưa có thang, bảng lương riêng, chưa có ngạch lương riêng đối với kiểm sát viên VKSND tối cao. Cụ thể, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, Kiểm sát quy định bậc, hệ số lương của kiểm sát viên, điều tra viên, kiểm tra viên ngành kiểm sát giống như ngạch bậc của công chức cơ quan hành chính,…

Từ khóa » Cấp Bậc Vks