Chi Tiết Cách Hạch Toán Xác định Kết Quả Kinh Doanh - Tài Khoản 911
Có thể bạn quan tâm
Kết quả kinh doanh là thước đo phản ánh chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, xác định kết quả kinh doanh là công việc vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp, cung cấp số liệu chính xác cho các nhà quản trị để từ đó có những định hướng đúng đắn cho các kỳ hoạt động kinh doanh tiếp theo của doanh nghiệp.
Bài viết chia sẻ với bạn đọc những kiến thức tổng quát về hạch toán xác định kết quả kinh doanh, về quy trình hạch toán cụ thể và đưa ra một số nội dung kế toán cần lưu ý trong công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh.
Mục lục Hiện 1. Kế toán xác định kết quả kinh doanh là gì? 2. Tài khoản sử dụng để xác định kết quả kinh doanh 3. Nguyên tắc kế toán của tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh 4. Những nội dung doanh thu, chi phí cần phân biệt trước khi thực hiện xác định kết quả kinh doanh 5. Hướng dẫn chi tiết quy trình hạch toán xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp 6. Một số nội dung kế toán cần lưu ý khi xác định kết quả kinh doanh1. Kế toán xác định kết quả kinh doanh là gì?
Kết quả kinh doanh là số lãi hoặc lỗ do các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mang lại trong một kỳ kế toán.
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.
Như vậy, kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh là việc xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm.
2. Tài khoản sử dụng để xác định kết quả kinh doanh
Để tập hợp doanh thu và chi phí xác định lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp, kế toán sử dụng tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
– Ghi nhận trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán | – Ghi nhận doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ |
– Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác | – Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp |
– Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp | – Kết chuyển lỗ |
– Kết chuyển lãi | |
Tổng số phát sinh Nợ | Tổng số phát sinh Có |
Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ.
3. Nguyên tắc kế toán của tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Theo điều 96 – Thông tư 200/2014/TT-BTC:
Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
- Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh: Là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Kết quả hoạt động tài chính: Là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính.
>>> Đọc thêm: Doanh thu hoạt động tài chính là gì? Hướng dẫn hạch toán tài khoản 515
- Kết quả hoạt động khác: Là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác.
Tài khoản này phải phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán. Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động (hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, hoạt động tài chính…). Trong từng loại hoạt động kinh doanh có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ.
Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanh thu thuần và thu nhập thuần.
4. Những nội dung doanh thu, chi phí cần phân biệt trước khi thực hiện xác định kết quả kinh doanh
Để xác định kết quả kinh doanh chính xác, cần xác định đúng các yếu tố doanh thu và chi phí trong kỳ của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu cụ thể được trình bày trong bảng tổng hợp sau:
Chỉ tiêu | Nội dung | TK sử dụng |
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ |
| TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ |
Các khoản giảm trừ doanh thu |
+ Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. + Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hóa kém, mất phẩm chất hay không đúng với quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. + Hàng bán bị trả lại là hàng bán bị khách hàng trả lại do các nguyên nhận như hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách, vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế. | TK 521 Các khoản giảm trừ doanh thu Chi tiết: TK 5211 Chiết khấu thương mại TK 5212 Hàng bán bị trả lại TK 5213 Giảm giá hàng bán |
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ |
| TK 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ |
Doanh thu hoạt động tài chính |
| TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính |
Thu nhập khác |
| TK 711 Thu nhập khác |
Giá vốn hàng bán |
| TK 632 Giá vốn hàng bán |
Chi phí hoạt động tài chính |
| TK 635 Chi phí tài chính |
Chi phí khác |
| TK 811 Chi phí khác |
Chi phí bán hàng |
| TK 641 Chi phí bán hàng |
Chi phí quản lý doanh nghiệp |
| TK 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp |
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp |
| TK 821 Chi phí thuế TNDN |
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh | LN thuần từ HĐKD = (Doanh thu thuần về BH và cung cấp DV + Doanh thu HĐTC) – (Giá vốn hàng bán + Chi phí TC + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp) | |
Lợi nhuận hoạt động khác | LN hoạt động khác = Thu nhập khác – Chi phí khác | |
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế | Tổng LN kế toán trước thuế = LN thuần từ HĐKD + LN hoạt động khác | |
Lợi nhuận sau thuế TNDN | Lợi nhuận sau thuế TNDN = Tổng LN kế toán trước thuế – Chi phí thuế TNDN |
5. Hướng dẫn chi tiết quy trình hạch toán xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
Kế toán xác định kết quả kinh doanh thường được thực hiện vào cuối kỳ kế toán (tháng, quý, năm). Do đó, vào cuối kỳ kế toán, phải thực hiện các bút toán kết chuyển doanh thu, chi phí để xác định kết quả kinh doanh. Cụ thể:
+ Kết chuyển các khoản làm giảm doanh thu
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu
+ Xác định các khoản thuế làm giảm doanh thu để xác định doanh thu thuần
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
+ Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
+ Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác
Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Nợ TK 711 – Thu nhập khác
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
+ Kết chuyển giá vốn hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán
+ Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính và các khoản chi phí khác
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 811 – Chi phí khác
+ Kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 641 – Chi phí bán hàng
+ Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Kết chuyển chi phí thuế TNDN
- Nếu TK 821 có số phát sinh Nợ > số phát sinh Có thì số chênh lệch ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 821 – Chi phí thuế TNDN
- Nếu TK 821 có số phát sinh Nợ < số phát sinh Có thì số chênh lệch ghi:
Nợ TK 821 – Chi phí thuế TNDN
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
+ Xác định kết quả kinh doanh
- Nếu có lãi, kế toán kết chuyển lãi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
- Nếu lỗ, kế toán kết chuyển lỗ:
Nợ TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Ví dụ: Tại một DN thương mại trong tháng 12/20XX có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
Số dư đầu tháng trên một số tài khoản:
– TK 1561: 14.000.000 đ
– TK 1562: 2.000.000 đ.
Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
- Chuyển khoản mua hàng hóa của công ty A, giá mua chưa thuế 22.000.000đ, thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển hàng về doanh nghiệp trả bằng tiền mặt 2.000.000đ.
- Xuất kho hàng hóa đem bán cho công ty K, giá vốn hàng bán 20.000.000đ, giá bán chưa thuế 60.000.000đ, thuế GTGT 10%, thu bằng chuyển khoản.
- Tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng 3.000.000đ, nhân viên quản lý doanh nghiệp là 5.000.000đ.
- Trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ theo tỷ lệ hiện hành.
- Trích khấu hao TSCĐ trong tháng phục vụ bán hàng 2.000.000đ, QLDN 2.000.000đ
- Thanh toán tiền điện bằng tiền mặt giá chưa thuế 5.000.000đ, thuế GTGT 10%, trong đó phục vụ bán hàng 3.000.000đ, còn lại là phục vụ QLDN 2.000.000đ.
- Doanh nghiệp quyết định chiết khấu thương mại cho công ty K số tiền 1% trên giá bán chưa thuế, đã thanh toán cho công ty K bằng tiền mặt.
- Phân bổ chi phí thu mua hàng hóa cho hàng tiêu thụ trong tháng 2.500.000đ
- Kết chuyển xác định kết quả hoạt động kinh doanh tháng 12/20XX. Biết thuế suất thuế TNDN là 20%.
>> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ làm báo cáo tài chính trọn gói uy tín
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên. (Biết doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Đáp án:
Kế toán thực hiện định khoản như sau:
- a- Ghi nhận giá mua:
Nợ TK 1561 22.000.000đ
Nợ TK 133 2.200.000đ
Có TK 112 22.200.000đ
b- Ghi nhận chi phí vận chuyển:
Nợ TK 1562 2.000.000đ
Có TK 111 2.000.000đ
- – Ghi nhận giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632 20.000.000đ
Có TK 1561 20.000.000đ
– Ghi nhận doanh thu bán hàng:
Nợ TK 112 66.000.000đ
Có TK 511 60.000.000đ
Có TK 3331 6.000.000đ
- Hạch toán chi phí tiền lương:
Nợ TK 641 3.000.000đ
Nợ TK 642 5.000.000đ
Có TK 334 8.000.000đ
- Hạch toán chi phí BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ
Nợ TK 641 660.000đ (3.000.000đx 22%)
Nợ TK 642 1.100.000đ (5.000.000đx 22%)
Nợ TK 334 840.000đ (8.000.000đx 10,5%)
Có TK 338 2.600.000đ
(Do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19, theo Nghị quyết 116/NQ-CP ngày 24/09/2021 của Chính phủ cho phép người sử dụng lao động được giảm mức đóng quỹ bảo hiểm thất nghiệp từ 1% xuống 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp)
- Hạch toán chi phí khấu hao:
Nợ TK 641 2.000.000đ
Nợ TK 642 2.000.000đ
Có TK 214 4.000.000đ
- Hạch toán chi phí tiền điện:
Nợ TK 641 3.000.000đ
Nợ TK 642 2.000.000đ
Nợ TK 133 500.000đ
Có TK 111 5.500.000đ
- Hạch toán chiết khấu cho khách hàng:
Nợ TK 5211 600.000đ (60.000.000đ x 1%)
Nợ TK 3331 60.000đ
Có TK 111 660.000đ
- Hạch toán chi phí tiêu thụ vào giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632 2.500.000đ
Có TK 1562 2.500.000đ
- a. Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu:
Nợ TK 511 600.000đ
Có TK 5211 600.000đ
b. Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần:
Nợ TK 511 59.400.000đ (60.000.000đ – 600.000đ)
Có TK 911 59.400.000đ
c. Kết chuyển chi phí trong kỳ:
Nợ TK 911 41.260.000đ
Có TK 632 22.500.000đ (20.000.000đ + 2.500.000đ)
Có TK 641 8.660.000đ
Có TK 642 10.100.000đ
Lãi trước thuế (TNDN) trong kỳ = 59.400.000đ – 41.260.000đ = 18.140.000đ
Thuế TNDN phải nộp là = 18.140.000đ x 20% = 3.628.000đ
d. Thuế TNDN phải nộp:
Nợ TK 821 3.628.000đ
Có TK 3334 3.628.000đ
e. Kết chuyển chi phí thuế TNDN
Nợ TK 911 3.628.000đ
Có TK 821 3.628.000đ
f. Kết chuyển lợi nhuận sau thuế:
Nợ TK 911 14.512.000đ
Có TK 421 14.512.000đ
6. Một số nội dung kế toán cần lưu ý khi xác định kết quả kinh doanh
Kế toán xác định kết quả kinh doanh cần lưu ý:
– Việc xác định kết quả kinh doanh cần phải tôn trọng các nguyên tắc kế toán, nhất là nguyên tắc phù hợp và nguyên tắc nhất quán;
– Để xác định kết quả kinh doanh chính xác, cần xác định đúng các yếu tố doanh thu và chi phí trong kỳ của doanh nghiệp. Cụ thể:
+ Doanh thu chỉ được ghi nhận khi đáp ứng đồng thời các điều kiện ghi nhận doanh thu theo quy định;
+ Xác định đúng đắn trường hợp nào được ghi nhận là khoản giảm trừ doanh thu;
+ Xác định đúng đắn các chỉ tiêu giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp…
– Trước khi khóa sổ kế toán để tính kết quả kinh doanh, kế toán phải thực hiện các bút toán điều chỉnh. Cụ thể:
+ Điều chỉnh chi phí và doanh thu đảm bảo nguyên tắc phù hợp để xác định đúng kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp;
+ Điều chỉnh các khoản doanh thu của doanh nghiệp theo nguyên tắc cơ sở dồn tích để ghi nhận các lợi ích kinh tế đã thực hiện trong kỳ cho phù hợp với chi phí;
+ Trên cơ sở lợi nhuận kế toán xác định hàng quý, năm, kế toán điều chỉnh xác định thu nhập tính thuế để tính thuế TNDN từ đó ghi nhận vào chi phí thuế TNDN…
MISA AMIS hy vọng qua bài viết, các bạn đã nắm được những vấn đề cơ bản liên quan đến kế toán xác định kết quả kinh doanh, từ đó tự tin hơn trong công việc của mình. Chúc các anh chị và các bạn thành công!
Để hỗ trợ cho kế toán viên tại các doanh nghiệp trong công việc hàng ngày và trong công việc thực hiện các bút toán kết chuyển lên Báo cáo tài chính, phần mềm kế toán online MISA AMIS đã cập nhật, tích hợp thêm những tính năng mới, cần thiết trong thời kỳ công việc kế toán đang dần đi theo xu hướng chuyển đổi số.
- Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Kho, mua hàng, bán hàng, công nợ, thuế…
- Làm việc mọi lúc mọi nơi qua internet
- Kết nối ngân hàng điện tử
- Kết nối hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự, đồng bộ dữ liệu giúp quá trình hạch toán kế toán chính xác và tiện lợi hơn
Những tính năng này hỗ trợ nghiệp vụ kế toán để kế toán viên tại các doanh nghiệp “dễ thở hơn” khi thực hiện công việc của mình. Anh/chị kế toán viên quan tâm và muốn trải nghiệm bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS có thể đăng ký dùng thử 15 ngày miễn phí.
Tác giả: Hoài Thương
Đánh giá bài viết [Tổng số: 3 Trung bình: 3.7]
Từ khóa » Hạch Toán Tk 911 Theo Tt 200
-
Cách Hạch Toán Xác định Kết Quả Kinh Doanh - Tài Khoản 911 Theo ...
-
Cách Hạch Toán Xác định Kết Quả Kinh Doanh - Tài Khoản 911
-
Kế Toán Xác định Kết Quả Kinh Doanh Theo TT200
-
TÀI KHOẢN 911 - XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH (Thông Tư 200 ...
-
Hỏi đáp CSTC - Bộ Tài Chính
-
Xác định Kết Quả Kinh Doanh Và Hạch Toán Kế Toán Theo ...
-
【Hướng Dẫn】Xác định Kết Quả Kinh Doanh Theo Thông Tư 200
-
Hạch Toán Tài Khoản 911 Theo Thông Tư 200 Và Sơ đồ Chữ T
-
Cách Hạch Toán Giá Vốn Hàng Bán, Dịch Vụ Theo Thông Tư 200
-
Phương Pháp Hạch Toán Xác định Kết Quả Kinh Doanh Theo TT 200
-
Hướng Dẫn Xác định Kết Quả Kinh Doanh Trong Doanh Nghiệp
-
Hướng Dẫn Hạch Toán Hóa đơn đầu Vào Có Chiết Khấu Thương Mại
-
Xác định Kết Quả Kinh Doanh Và Hạch Toán ... - Làm Cha Cần Cả đôi Tay