Chi Tiết Cách Tính Tiền Bảo Hiểm Xã Hội 1 Lần Năm 2019
Có thể bạn quan tâm
Bạn đã biết cách tính bảo hiểm xã hội chưa? Có nhiều bạn tham gia đóng bảo hiểm xã hội nhưng lại không rõ cách tính khi rút tiền bảo hiểm. Để đảm bảo quyền lợi của mình, hãy tham khảo ngay bài viết này để nắm rõ cách tính tiền bảo hiểm xã hội nhé.
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
1. Các chế độ của bảo hiểm xã hội
Hiện nay, ở nước ta có các chế độ BHXH như sau:
- Chế độ bảo hiểm ốm đau
- Chế độ bảo hiểm xã hội tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
- Chế độ thai sản
- Chế độ thất nghiệp
- Chế độ hưu trí
- Chế độ bảo hiểm y tế
- Chế độ tử tuất
2. Công thức cách tính bảo hiểm xã hội
Cách tính bảo hiểm xã hội được áp dụng theo TT 59/2015/TT-BLĐTBXH, cụ thể:
- Mức hưởng trước năm 2014 = Hệ số * 1.5 * Mbqtl trong những năm đóng trước năm 2014
- Mức hưởng sau năm 2014 = Hệ số * 2 * Mbqtl trong những năm đóng từ 2014 trở đi.
Như vậy, công thức chung cách tính bảo hiểm xã hội một lần như sau:
Mức hưởng | = | (1.5 * Mbqtl * Thời gian tham gia BHXH trước năm 2014) | + | (2* Mbqtl * thời gian tham gia BHXH từ năm 2014) |
Trong đó: Mbqtl: Mức lương bình quân hàng tháng
Lưu ý:
- Nếu chưa đóng BHXH đủ 1 năm thì không tính mức hưởng theo công thức trên. Mức hưởng lúc này bằng 22% tổng số tiền đã đóng trong thời gian tham gia BHXH. Tối đa bằng 2 tháng bình quân tiền lương.
- Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện. ( trừ trường hợp bị bệnh hiểm nghèo).
Đối với người lao động đóng BHXH theo hệ số nhà nước thì mức bình quân tiền lương theo khu vực nhà nước:
Mức bình quân tiền lương = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH (hệ số x mức lương cơ sở) của T năm cuối trước khi nghỉ việc / (Tx12 tháng) |
Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:
(cách tính bảo hiểm xã hội)
Mức bình quân tiền lương = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH : Tổng số tháng đóng BHXH |
3. Mức điều chỉnh thu nhập đã đóng BHXH
Căn cứ Thông tư 35/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018. Quy định Mức điều chỉnh tiền lương và Thu nhập tháng đã đóng BHXH
Bảng: Dành cho đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
Ví dụ minh họa (cách tính bảo hiểm xã hội):
Bà B có thời gian tham gia BHXH tại Công ty Anphal Việt Nam từ tháng 10/2016 đến tháng 04/2018 như sau:
- Từ tháng 10/2016 – 12/2016: mức lương 4.000.000 đ.
- Từ tháng 01/2017 – 03/2018: mức lương 4.500.000 đ.
- Tháng 04/2018: mức lương 5.278.000đ.
Bà B có thời gian tham gia BHXH là 1 năm 6 tháng và chưa đủ tuổi hưởng lương hưu và có nguyện vọng hưởng trợ cấp BHXH 1 lần => Thời gian đủ điều kiện nộp hồ sơ hưởng BHXH 1 lần từ tháng 03/2019.
Mức hưởng BHXH 1 lần như sau:
Thời gian tham gia BHXH của bà B sau ngày 01/01/2014 và có thời gian đóng BHXH là 1 năm 6 tháng (1,5 năm).
>>> Mức lương bình quân:
[(4.000.000 x 2 x 1,07) + (4.500.000 x 12 x 1,04) + (4.500.000 x 3 x 1) + (5.278.000 x 1 x 1)] / 18 tháng
= 4.638.778 ( đồng/tháng)
>>> Mức hưởng BHXH 1 lần = 0 + ( 2 x 4.638.778 x 1.5) = 13.916.334 (đ)
4. Hồ sơ rút bảo hiểm XH 1 lần
Theo Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hồ sơ rút BHXH 1 lần bao gồm:
– Sổ bảo hiểm xã hội
– Đơn đề nghị hưởng BHXH 1 lần
– Đối với người ra nước ngoài định cư, phải có thêm bản sao được công chứng, chứng thực một trong các giấy tờ sau:
+ Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam;
+ Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
+ Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
+ Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài;
+ Giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
(Các giấy tờ tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và có công chứng, chứng thực)
– Đối với người đang mắc bệnh nguy hiểm tới tính mạng phải có thêm trích sao hồ sơ bệnh án.
5. Thời gian tiếp nhận hồ sơ BHXH 1 lần
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người đủ điều kiện hưởng, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết và tổ chức chi trả bảo hiểm cho người lao động.
(Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
Tham gia đóng bảo hiểm xã hội, người lao động có quyền lợi được hưởng mọi chế độ theo đúng quy định pháp luật. Hiểu được cách tính bảo hiểm xã hội, bạn sẽ biết được mình có thể rút bao nhiêu tiền sau một thời gian tham gia BHXH.
Từ khóa » Cách Tính Bảo Hiểm 1 Lần Năm 2019
-
Cách Tính Tiền Bảo Hiểm Xã Hội Một Lần Mới Nhất - LuatVietnam
-
Hệ Thống Tính Bảo Hiểm Xã Hội 1 Lần - LuatVietnam
-
Vấn đề Cách Tính Bảo Hiểm Xã Hội Một Lần Cho Năm 2019
-
Cách Tính Bảo Hiểm Xã Hội 1 Lần Cho Người Lao động Mới Nhất
-
Hướng Dẫn Người Lao động Cách Tính BHXH 1 Lần Online Năm 2022
-
Cách Tính Bảo Hiểm Xã Hội Một Lần Cho Năm 2019 - Tổng đài Tư Vấn
-
Cách Tính Bảo Hiểm Xã Hội 1 Lần 2021
-
Cách Tính Trợ Cấp BHXH Một Lần - Đại Lý Thuế Việt An
-
Lãnh BHXH 1 Lần Thì Tính Như Thế Nào? Nếu Chưa Lãnh Bảo ... - Hỏi đáp
-
Tư Vấn Bảo Hiểm Xã Hội 2019 Chính Xác Theo Quy định Pháp Luật
-
Rút Sổ Bảo Hiểm được Hưởng Bao Nhiêu Tiền, Có Nên Rút Không?
-
BHXH Một Lần Năm 2022: Điều Kiện, Mức Hưởng, Thủ Tục Hưởng
-
Cách Tính Lương Hưu Và Trợ Cấp Một Lần Khi Nghỉ Hưu
-
Cách Tính Số Tiền được Hưởng Khi Rút Bảo Hiểm Xã Hội Một Lần