CHI TIẾT CÂU HỎI - Bộ Tài Chính

CHI TIẾT CÂU HỎI
Hỏi:
Xin hỏi Bộ Tài chính Tôi là kế toán của phòng thuộc UBND huyện. Cho tôi hỏi về quy định điều chỉnh mục lục chi ngân sách năm 2021 trong phạm vi dự toán được giao của đơn vị tôi Theo quy định tại Điều 9, Thông tư 109/2020/TT-BTC, việc điều chỉnh dự toán ngân sách phải thực hiện trước ngày 15/11. Cho tôi hỏi, tôi được cấp DT bổ sung (DT không tự chủ) trong tháng 6/2021, đến tháng 12, sau khi cân đối, tôi cần điều chỉnh mục lục ngân sách (mã nội dung kinh tế) so với dự toán tôi lập ban đầu để phù hợp với nội dung nhiệm vụ chi. Vậy tôi có bị ràng buộc bởi quy định điều chỉnh dự toán trước 15/11 hay không (vì đây là tôi điều chỉnh mã NDKT chứ không phải điều chỉnh tăng, giảm dự toán). Mong Bộ Tài chính quan tâm trả lời thắc mắc dùm tôi vì cơ quan tài chính cùng cấp không chấp thuận đề nghị điều chỉnh mã NDKT (tiểu mục) theo yêu cầu của đơn vị tôi. Và cho tôi hỏi có văn bản nào quy định về thời gian điều chỉnh tiểu mục chi trong năm ngân sách không ạ. Rất mong nhận được phản hồi sớm của Bộ tài chính! Xin cám ơn Trân trọng 19/04/2022 Trả lời:

- Theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Thông tư số 109/2020/TT-BTC ngày 25/12/2020 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán NSNN năm 2021: “Thời gian điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách hoàn thành trước ngày 15 tháng 11 năm hiện hành, đồng thời gửi cơ quan tài chính cùng cấp để kiểm tra và điều chỉnh trên hệ thống Tabmis theo quy định.”

- Theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật ngân sách nhà nước:

Đơn vị dự toán cấp I ở địa phương giao dự toán ngân sách cho các đơn vị dự toán ngân sách trực thuộc theo mẫu B, mẫu C phụ lục 2 (kèm theo mẫu biểu số 48 và mẫu biểu số 49 phụ lục 1) ban hành kèm theo Thông tư này, đồng thời gửi cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước cùng cấp và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch (gửi bản chi tiết theo từng đơn vị sử dụng ngân sách) để thực hiện

Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định các tài liệu thuyết minh căn cứ và báo cáo phân bổ, giao dự toán ngân sách gửi cơ quan tài chính để phục vụ công tác kiểm tra phân bổ giao dự toán của các đơn vị dự toán cấp I tại các cấp ở địa phương.”.

Theo đó, tại các phụ lục kèm theo quyết định giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện (mẫu biểu số 48, 49 ban hành kèm theo Thông tư số 342/2016/TT-BTC) dự toán được giao chi tiết đến lĩnh vực chi (theo mã Loại, Khoản của mục lục NSNN). Khi nhập dự toán trên TABMIS cũng không chi tiết đến Tiểu mục.

- Tuy nhiên, một số khoản kinh phí như kinh phí mua sắm, sửa chữa tài sản công được quy định giao dự toán chi tiết đến nội dung chi, cụ thể:

 Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghệ nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp:

“Khi lập và xác định giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần căn cứ vào ít nhất một trong các tài liệu sau: 

a)...

b) Dự toán mua sắm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (gồm: chủng loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ, số lượng, đơn giá hoặc toàn bộ dự toán được bố trí để mua sắm một loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ trong năm);

...

Theo quy định tại tiết a khoản 2 Điều 5 Thông tư số 65/2021/TT-BTC ngày 29/7/2021 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công:

Khi phân bổ dự toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa công trình, thiết bị công trình xây dựng, hồ sơ tài liệu kèm theo gồm: Quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền và các hồ sơ liên quan (nếu có); thuyết minh cụ thể các nội dung: Tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa; tên tài sản công cần bảo dưỡng, sửa chữa; thời gian bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công gần nhất; lý do, mục tiêu, khối lượng bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công; kinh phí phân bổ; dự kiến thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành;”

Vì vậy, trường hợp khoản kinh phí phải giao dự toán chi tiết đến tiểu mục, nếu thay đổi nội dung chi (tiểu mục) phải thực hiện trước 15/11 theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Thông tư số 109/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính. Trường hợp, khoản kinh phí không phải giao dự toán chi tiết đến tiểu mục, việc điều chỉnh nội dung chi thực hiện trước thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN 31/01 năm sau theo quy định tại Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính.

 

Văn bản quy phạm, điều luật liên quan: Câu hỏi khác
  • Hỏi: Tại Điểm a Khoản 2 Điều 10 Luật Ngân sách nhà nước quy định: “Dự phòng ngân sách nhà nước sử dụng để: a) Chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp mình mà chưa được dự toán”Cho tôi hỏi, các nhiệm vụ như chi kinh phí tổ chức đại hội, kinh phí thuê đơn vị tư vấn xác định giá đất, chi hỗ trợ đơn vị A thực hiện nhiệm vụ liên quan đến chuẩn bị tổ chức đại hội ở địa phương... mà chưa được dự toán đầu năm thì có được xác định là nhiệm vụ cần thiết khác để sử dụng nguồn dự phòng ngân sách theo quy định nêu trên không? 14/11/2024 Xem trả lời
  • Hỏi: Kính gửi Bộ Tài chính, tôi xin hỏi vấn đề liên quan đến chi chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với giảng viên chuyên trách của Trung tâm Chính trị cấp huyện. - Căn cứ tiểt b khoản 1 Điều 28 Quyết định số 883/QĐ-BTGTW ngày 24/11/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm Chính trị cấp huyện có quy định: “…Giảng viên có số giờ dạy vượt định mức được hưởng chế độ vượt giờ theo quy định hiện hành” (thực hiện theo Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, ngày 08/3/2013 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với các nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập). Căn cứ Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, Trung tâm Chính trị đã cân đối dự toán biên chế được giao để chi tiền lương dạy thêm giờ cho giảng viên chuyên trách do thiếu 01 biên chế theo chỉ tiêu biên chế được giao. Ngoài ra, trong năm ngoài Kế hoạch mở lớp được phê duyệt đầu năm, Trung tâm Chính trị thực hiện theo chỉ đạo mở phát sinh 03 lớp bồi dưỡng chính trị, đối tượng kết nạp Đảng. Xin hỏi Bộ Tài Chính, Trung tâm Chính trị có được cấp bổ sung kinh phí chi tiền lương vượt giờ cho các lớp phát sinh ngoài Kế hoạch giao không? Kính mong Bộ Tài chính hướng dẫn quy định chi cụ thể. Rất mong Bộ Tài chính trả lời để tôi được hiểu vấn đề và thực hiện. 06/11/2024 Xem trả lời
  • Hỏi: Căn cứ Điều 15 nghị định 60 về nguồn thu của đơn vị sự nghiệp nhóm 3 và khoản 4 điều 4 thông tư 78/2022/TT-BTC quy định “Đối với số thu dịch vụ (bao gồm cả thu học phí), các hoạt động liên doanh liên kết và các khoản thu khác: Sử dụng tối thiểu 40% số chênh lệch thu lớn hơn chi (sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định) để tạo nguồn cải cách tiền lương; Vậy theo điều 13 Nghị định 81/2021/NĐ-CP thì hòa chung vào nguồn kinh phí hoạt động của đơn vị sự nghiệp, thực hiện chi theo quy chế chi tiêu nội bộ và tiết kiệm thì căn cứ tổng thu trừ tổng chi, không phân biệt tách riêng được nguồn từ học phí hay nguồn khác. Vậy tôi muốn hỏi hiểu thế nào về việc sử dụng tối thiểu 40% chênh lệch thu chi học phí? Có phải theo dõi riêng phần thu, chi học phí không? ở địa phương tôi đa số các đơn vị trường học chi hết tiền học phí đã thu theo năm học. Rất mong Anh chị hướng dẫn giúp 26/09/2024 Xem trả lời
  • Hỏi: Kính gửi quý cơ quan ! Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 9 Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước: "Số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được xác định hàng năm. Việc sử dụng vốn, kinh phí bổ sung có mục tiêu phải theo đúng mục tiêu quy định. Trường hợp ngân sách cấp dưới sử dụng không đúng mục tiêu hoặc sử dụng không hết, phải hoàn trả ngân sách cấp trên" Tuy nhiên đối với vốn đầu tư công từ NSTW bổ sung có mục tiêu cho tỉnh nhưng không sử dụng hết do đã hết nhiệm vụ chi tôi chưa thấy có quy định rõ ràng về: Thủ tục hoàn trả ? có cần phải quyết định hoàn trả của UBND tỉnh không ? nếu có thì trách nhiệm tham mưu quyết định hoàn trả thuộc cơ quan nào ? (Sở Kế hoạch và đầu tư hay Sở tài chính). Rất mong nhận được hướng dẫn của quý cơ quan ! 26/09/2024 Xem trả lời
  • Hỏi: Theo quy định tại Điểm a, Khoản 4, Điều 13, Thông tư 344/2016/TT-BTC quy định về quyết toán ngân sách xã thì Thời gian gửi báo cáo quyết toán năm cho Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định (HĐND tỉnh Nghệ An đã ban hành NQ số 04/2019); Còn quy định tại Điểm d, khoản 4, Điều 13, Thông tư 344/2016 Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách xã, trường hợp có sai sót phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện yêu cầu Hội đồng nhân dân xã điều chỉnh. Theo Điều 8, TT 137/2017/TT-BTC cũng không quy định về thời gian thẩm định quyết toán NS xã của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện. Vây xin hỏi Bộ Tài chính, có văn bản nào quy định về thẩm định quyết toán NS xã của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện không ạ? 15/07/2024 Xem trả lời
  • Hỏi: Kính gửi Bộ Tài chính tôi có câu hỏi mong được cơ quan có thẩm quyền giải đáp giúp. Tôi hiện công tác tại Phòng Tài chính –KH huyện Trong quá trình triển khai thực hiện về điều chỉnh vốn kế hoạch đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách huyện và nguồn vốn khác do huyện quản lý. Phòng Tài chính –KH có một số vướng mắc như sau: Dự toán đầu năm đã được HĐND ban hành Nghị Quyết đối với nguồn ngân sách tập trung (Sự nghiệp kinh tế: 3.412 triệu đồng) Do nhu cầu cần thiết yếu và một số sơ quan đơn vị không có nhu cầu sử dụng, tiến độ thực hiện giải ngân các dự án tại các cơ quan, đơn vị. Phòng Tài chính –KH có tham mưu trình UBND huyện ban hành Quyết định điều chỉnh giảm dự toán sự nghiệp kinh tế là 3.412 triệu đồng, nguồn ngân sách tập trung và bổ sung tăng cho các dự án thuộc sự nghiệp (kinh tế, Quốc Phòng,Đảng, Văn hóa thông tin) là 3.412 triệu đồng; Căn cứ Thông tư 342/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 30/12/2016 và Nghị Định 31/2017/NĐ-CP ngày 23/03/2017 của Chính Phủ khi quyết toán năm ngân sách trong các biểu quyết toán dự toán tách làm 2 phần tỉnh giao và dự toán HĐND quyết định vậy đối với Quyết định UBND huyện điều chỉnh giảm dự toán sự nghiệp kinh tế nguồn NSTT đã trình HĐND ban hành Nghị Quyết còn khi điều chỉnh giảm dự toán sự nghiệp kinh tế là 3.412 triệu đồng, nguồn ngân sách tập trung và bổ sung tăng cho các dự án thuộc sự nghiệp (kinh tế, Quốc Phòng,Đảng, Văn hóa thông tin) là 3.412 triệu đồng Vậy khi quyết toán lấy dự toán của SNKT đã trình HĐND hay dự toán đã điều chỉnh khi chưa có Nghị Quyết HĐND (kinh tế, Quốc Phòng,Đảng, Văn hóa thông tin) Căn cứ khoản 8 điều 67 của Luật đầu tư công năm 2019 số 39/2019/QH14 thì chỉ cần báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất vậy có được xem là dự toán cấp cáo thẩm quyền giao không (tương ứng với Nghị Quyết).? Còn Căn cứ theo điều 8 Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13: Các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao……. Ngân sách các cấp, đơn vị dự toán ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách không được thực hiện nhiệm vụ chi khi chưa có nguồn tài chính, dự toán chi ngân sách làm phát sinh nợ khối lượng xây dựng cơ bản, nợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên.” Và mục 1. II của công văn số 15602/BTC-KBNN của Bộ Tài chính ngày 17/11/2017 Hướng dẫn kế toán dự toán, lệnh chi tiền NSĐP thì "Dự toán phân bổ cấp 0" là dự toán chi ngân sách địa phương theo ngành, lĩnh vực Hội đồng nhân dân quyết định hàng năm. Theo điều 8, 38,52,53 Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 và điều 46, 67 của Luật đầu tư công năm 2019 số 39/2019/QH14. Để xác định dự toán nhập cấp 0 trên hệ thống tabmis và quyết toán hàng năm đối với việc điều chỉnh vốn kế hoạch đầu tư công những dự án điều chỉnh cùng nguồn, khác ngành, khác công trình, khác chủ đầu tư có phải trình HĐND huyện ban hành Nghị Quyết điều chỉnh vốn kế hoạch đầu tư công không hay chỉ làm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất? Rất mong sớm nhật được phúc đáp hướng dẫn cụ thể từ Bộ Tài chính. Trân trọng cảm ơn! 07/06/2024 Xem trả lời
  • Hỏi: Hiện tôi đang làm quản lý ngân sách tại địa phương cấp huyện. Tôi có câu hỏi mong Bộ Tài chính trả lời giúp ạ. Căn cứ theo quy định về tiết kiệm chi thường xuyên năm 2023 tại Thông tư số 78/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính, UBND Tỉnh đã giao dự toán cho Thành phố khoản tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên năm 2023 (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp, đóng góp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) theo quy định để thực hiện cải cách tiền lương năm 2023 bao gồm: (1). Khoản tiết kiệm 10% chi thường xuyên phần kinh phí hoạt động theo định mức biên chế của CBCC (khoản tiết kiệm hàng năm); (2). Tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên phần kinh phí không tự chủ khác. Tuy nhiên năm 2023, dự kiến nguồn thu của địa phương chúng tôi hụt thu lớn do ảnh hưởng của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 59, Luật ngân sách nhà nước : "1. Trường hợp dự kiến số thu không đạt dự toán được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định, thực hiện điều chỉnh giảm một số khoản chi theo quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 52 của Luật này". Sau khi rà soát điều chỉnh một số khoản chi thường xuyên chưa cấp thiết nhưng vẫn không đủ cân đối do số hụt thu quá lớn. Trong trường hợp này, tôi muốn hỏi địa phương chúng tôi có được điều chỉnh giảm một phần phần tiết kiệm thêm (10%) chi thường xuyên của phần dự toán giao không tự chủ để đảm bảo cân đối không?. Kính mong Bộ Tài chính trả lời để địa phương có cơ sở thực hiện. Tôi xin chân thành cảm ơn! 29/05/2024 Xem trả lời
  • Hỏi: Tôi tên Bùi Hữu Tuấn, hiện đang công tác tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia lai. Trong quá trình tham mưu điều hành, quản lý ngân sách địa phương, tôi có vướng mắc như sau:Tại Khoản 2, Điều 59 Luật ngân sách nhà nước 2015 có quy định: “2. Số tăng thu, trừ tăng thu của ngân sách địa phương do phát sinh nguồn thu từ dự án mới đi vào hoạt động trong thời kỳ ổn định ngân sách phải nộp về ngân sách cấp trên và số tiết kiệm chi ngân sách so với dự toán được sử dụng theo thứ tự ưu tiên như sau: a) Giảm bội chi, tăng chi trả nợ, bao gồm trả nợ gốc và lãi; b) Bổ sung quỹ dự trữ tài chính; c) Bổ sung nguồn thực hiện chính sách tiền lương; d) Thực hiện một số chính sách an sinh xã hội; đ) Tăng chi đầu tư một số dự án quan trọng; e) Thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này. Chính phủ lập phương án sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi của ngân sách trung ương, báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Ủy ban nhân dân lập phương án sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi ngân sách cấp mình, báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất. Đối với số tăng thu ngân sách địa phương do có phát sinh nguồn thu mới trong thời kỳ ổn định ngân sách thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 7 Điều 9 của Luật này.”Kính đề nghị Bộ Tài chính hướng dẫn cách xác định số tiết kiệm chi ngân sách theo quy định tại Khoản 2 Điều 59 Luật ngân sách nhà nước 2015 (trường hợp những nhiệm vụ được giao dự toán nhưng chưa thực hiện được trong năm có được xác định là đối tượng để tính tiết kiệm chi hay không?...) và thời gian lập, quyết định phương án sử dụng tiết kiệm chi ngân sách hàng năm theo quy định tại Khoản 2 Điều 59 Luật ngân sách nhà nước 2015 được quy định như thế nào?Kính mong Bộ Tài chính quan tâm hướng dẫn để tôi có cơ sở tham mưu thực hiện. 03/01/2024 Xem trả lời
  • Hỏi: Xin chào BTC. Cho mình hỏi về Thông tư 78/2022/TT-BTC ngày 26/12/2022. Tại điểm d, khoản 4, điều 4, chương 1: "Đối với số thu dịch vụ (bao gồm cả thu học phí), các hoạt động liên doanh liên kết và các khoản thu khác: Sử dụng tối thiểu 40% số chênh lệch thu lớn hơn chi (sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định)". Bên trường mình có thu học phí THPT thì mình trích 40% trên tổng số thu học phí hay là phần chênh lệch sau khi đã lấy PHẦN THU - PHẦN CHI vậy? VÍ DỤ: thu học phí được 100 triệu thì trích 40% là 40 triệu (trên tổng số thu) hay trích 40% phần chênh lệch ( 100 triệu - chi phí 50 triệu) x40% = 20 triệu? kính mong nhận được sự hồi đáp của Bộ tài chính. Xin cám ơn 01/12/2023 Xem trả lời
  • Hỏi: Kính gởi Bộ Tài chính! Tôi hiện công tác tại Sở Nông nghiệp & PTNT An Giang, Tôi có một số vướng mắc kính mong BTC xem xét hướng dẫn để thực hiện cho đúng quy định, cụ thể: - Theo Thông tư số 18/2016/TT-BTC ngày 21/01/2016 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, theo đó tại Khoản 5, Điều 4 quy định: “Hỗ trợ trực tiếp cho người trồng lúa áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa; hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm: a) Trường hợp hỗ trợ trực tiếp cho người trồng lúa áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa: Áp dụng Điều 12, Điều 14 Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 8 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông và theo quy định tại Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông; b) Trường hợp hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thực hiện theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn và văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính”. - Tuy nhiên hiện nay, theo Thông tư số 02/2023/TT-BTC ngày 06/01/2023 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 18/2016/TT-BTC ngày 21/01/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, trong đó, tại Điều 4. Sử dụng kinh phí hỗ trợ quy định: Hỗ trợ cho người trồng lúa như sau: “1. Hỗ trợ cho người trồng lúa: Sử dụng không thấp hơn 50% kinh phí dùng hỗ trợ cho người trồng lúa để áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa; hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm”, Tuy nhiên, Thông tư này không quy định cụ thể phương thức, các chính sách hỗ trợ cho người trồng lúa, cũng như hỗ trợ liên kết như thế nào. Chính vì vậy, kính mong Bộ Tài chính hướng dẫn để thực hiện chính sách hỗ trợ cho người trồng lúa để áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa; hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho đúng quy định, hiệu quả. Rất mong nhận được ý kiến phản hổi của Bộ Tài chính. 09/10/2023 Xem trả lời

Từ khóa » Mục Lục Ngân Sách Năm 2020