CHI TIẾT CÂU HỎI - Bộ Tài Chính

CHI TIẾT CÂU HỎI
Hỏi:
Kính gửi Bộ Tài chính! Tôi làm ở một đơn vị sự nghiệp công lập. Tại đơn vị tôi, năm 2020, có phát sinh một số nghiệp vụ sau: I. Đơn vị tôi sử dụng tài sản được hình thành từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để phục vụ cho hoạt động hành chính của đơn vị, cuổi năm khi tính hao mòn tài sản, đơn vị tôi hạch toán hao mòn tài sản theo quy định tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC, cụ thể: - Tính hao mòn TSCĐ (nếu dùng cho hoạt động hành chính), ghi: Nợ TK 611 - Chi phí hoạt động Có TK 214- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ. - Cuối năm, đơn vị kết chuyển số hao mòn, khấu hao đã tính (trích) trong năm, ghi: Nợ TK 431- Các quỹ (43142) (số hao mòn và khấu hao đã tính (trích)) Có TK 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế (số hao mòn đã tính) Sau đó, khi kết chuyển tự động 611 =>9111 (tất cả các chi phí hoạt động cùng với khoản tính hao mòn trên) Như vậy, số dư của việc tính hao mòn hiện đang được thể hiện trên 2 TK: một khoản Bên có của TK 421 và một khoản bên Nợ của tài khoản 9111. Đến đây có 2 ý kiến: 1. Ý kiến thứ nhất cho rằng việc tính hao mòn tài sản không ảnh hưởng đến thặng dư của đơn vị. Tức là Một bên là số dư bến có của TK 421, một bên là số dư bên nợ của TK 9111 khi chạy tự động kết chuyển sẽ chuyển sang Bên nợ của TK 421, cụ thể: Nợ 421 (số hao mòn) Có 9111 (số hao mòn) Như vậy bên nợ và bên có của TK 421 đều là một số hao mòn nên số dư sẽ bằng không. Do vậy, sẽ không ảnh hưởng đến thăng dư của đơn vị. 2. Ý kiến thứ 2 cho rằng: việc tính hao mòn có hai vấn đề: - Một là việc tính chi phí hao mòn đối với hoạt động hành chính của đơn vị khi sử dụng tài sản vào hoạt động hành chính sự nghiệp thể hiện bằng bút toán: Nợ 611/Có 2141. Chi phí này là chi phí cho hoạt động hành chính của đơn vị, vì vậy, đơn vị phải sử dụng kinh phí do ngân sách cấp theo dự toán hoạt động hành chính sự nghiệp năm để bù, cụ thể là từ tài khoản 511 khi kết chuyển sang 9111. Còn khoản kết chuyển hao mòn theo bút toán Nợ TK 43142/Có 421 (như trên) là khoản thặng dư đơn vị có được từ việc kết chuyển số hao mòn tài sản đã tính (trích) đối với trong năm của tài sản được hình thành từ quỹ PTHĐ. Khoản này sau khi đơn vị kết chuyển kết quả hoạt động sẽ được phân bổ trở lại quỹ phát triển hoạt động của đơn (hay nói cách khác đây là một khoản thu từ hao mòn tài sản bổ úng quỹ PTHĐSN để sửa chữa, tái tạo lại tài sản, chứ không phải dùng để cùng với số dư nợ bên TK 611 (do tính hao mòn) làm hết số dư và không ảnh hưởn đến thặng dư của đơn vị. Tôi xin hỏi Quý Bộ như thế nào là đúng theo Hướng dẫn của Thông tư của Quý Bộ và Luật Kế toán? Vì liên quan đến việc khi tôi lên Báo cáo kết quả hoạt động Mẫu B02/BCTC tại chỉ tiêu số 50 Thặng dư/thâm hụt trong năm, (bao gồm chênh lệch thu chi của hoạt động Hoạt động hành chính, sự nghiệp; Hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ; Hoạt động tài chính; Hoạt động khác; - Chi phí thuế TNDN) Tổng chênh lệch các khoản này không đúng với số lũy kế trên TK 421 trên bảng cân đối số phát sinh (do có khoản kết chuyển số hao mòn trong năm của tài sản hình thành từ quỹ PTHĐSN đã nêu ở trên, tại bút toán: Nợ TK 43142/Có 421). Có ý kiến cho rằng số thặng dư (thâm hụt) của đơn vị trên hai báo cáo này phải giống nhau (không được có chênh lệch). Như vậy có đúng không? Và nếu đúng thì tôi phải làm định khoản hoặc điều chỉnh như thế nào? 21/07/2021 Trả lời:

Nội dung thư độc giả hỏi về bút toán hạch toán hao mòn tài sản cố định hình thành từ NSNN và Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để phục vụ hoạt động hành chính tại đơn vị sự nghiệp công lập và việc trình bày số liệu này trên Báo cáo kết quả hoạt động của đơn vị theo quy định chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC. Về vấn đề này Cục Quản lý giám sát Kế toán, Kiểm toán- Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

1. Theo Phụ lục số 02, Thông tư 107/2017/TT-BTC về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, việc hạch toán bút toán hao mòn TSCĐ phục vụ hoạt động hành chính tại đơn vị vào cuối năm kế toán như sau:

          1.1. Căn cứ bảng tính hao mòn TSCĐ, hạch toán vào chi phí hoạt động của đơn vị, ghi:

Nợ TK 611- Chi phí hoạt động

          Có TK 214- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ.

1.2. Đồng thời xử lý nguồn:

a) Nếu TSCĐ hình thành bằng nguồn NSNN, kế toán kết chuyển nguồn vào doanh thu, ghi:

        Nợ TK 366 - Các khoản nhận trước chưa ghi thu

Có TK 511- Thu hoạt động do NSNN cấp    

b) Nếu TSCĐ hình thành bằng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, kết chuyển giảm Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp tương ứng với số hao mòn đã ghi vào chi phí trong năm, ghi:

Nợ TK 431- Các quỹ (43142)

          Có TK 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế

Theo đó với bút toán đồng thời xử lý nguồn (1.2) nêu trên, kế toán lựa chọn hạch toán bút toán a hay bút toán b phụ thuộc vào nguồn hình thành TSCĐ. Số liệu hao mòn TSCĐ được tính vào chi phí hoạt động đều được bù nguồn tương ứng, do đó không làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của đơn vị.

2. Đối với trình bày số liệu chỉ tiêu Thặng dư (thâm hụt) trong năm (mã số 50) trên Báo cáo kết quả hoạt động (mẫu B02/BCTC):

Theo quy định tại Phụ lục số 04, Thông tư 107/2017/TT-BTC về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, số liệu chỉ tiêu Thặng dư (thâm hụt) trong năm (mã số 50) trên Báo cáo kết quả hoạt động phản ánh thặng dư/thâm hụt của đơn vị trong năm đối với các nguồn kinh phí được phép phân phối theo cơ chế tài chính, được tính bằng doanh thu trong năm trừ đi (-) chi phí trong năm.

Do vậy đối với trường hợp đơn vị sử dụng TSCĐ hình thành bằng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, trong năm chỉ phát sinh chi phí sử dụng tài sản, mà không có doanh thu tương ứng (doanh thu đã được ghi nhận từ các năm trước và đã trích lập quỹ), số liệu chỉ tiêu thặng dư (thâm hụt) trong năm (mã số 50) sẽ chưa bao gồm phần số liệu xử lý nguồn (bút toán 1.2, b nêu trên). Để làm rõ nội dung này, đơn vị cần thuyết minh số liệu trên thuyết minh báo cáo tài chính.

Theo đó trong trường hợp này số phát sinh trên TK 421 “thặng dư/thâm hụt lũy kế” trên Bảng cân đối số phát sinh năm sẽ chênh lệch với số liệu chỉ tiêu Thặng dư (thâm hụt) trong năm (mã số 50) trên Báo cáo kết quả hoạt động (mẫu B02/BCTC).

   Đề nghị độc giả nghiên cứu thực hiện./.

Văn bản quy phạm, điều luật liên quan: Câu hỏi khác
  • Hỏi: Công ty tôi có thuê nhà xưởng phục vụ sản xuất kinh doanh (nhà xưởng thuê đã có sẵn nhà xưởng và máy móc, nhà kho, văn phòng, thiết bị). Trên hợp đồng thuê có nội dung: trong quá trình sử dụng nếu bên đi thuê có nhu cầu cải tạo, nâng cấp nhà xưởng thì chi phí đó bên thuê phải chịu. Sau thời gian thuê công ty chúng tôi có cải tạo, nâng cấp, mở rộng nhà xưởng: trát lại tường, sơn lại nền, ngăn chia nhà kho, ...(nhưng không làm thay đổi kết cấu tổng quan bên ngoài nhà xưởng). Vậy chi phí cải tạo nhà xưởng này công ty chúng tôi có được đưa vào làm tài sản cố định và khấu hao không, hay chỉ được cho vào chi phí phân bổ không quá 3 năm. 25/12/2024 Xem trả lời
  • Hỏi: Hỏi: Kính chào Bộ Tài Chính xin vui lòng cho em hỏi doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực vàng bạc , khi phát sinh thuế GTGT trên phần giá trị gia tăng thì em hạch toán N511/C33311 sau khi nộp hạch toán N33311/C1121 theo thông tư 200 có hướng dẫn về phần bên nợ của TK 511 :có phần thuế gián thu (thuế gián thu là GTGT trực tiếp trên GTGT, TTĐB và thuế môi trường ..), Căn cứ theo hướng dẫn trong thông tư em hạch toán như trên đúng không ạ, em xin chân thành cảm ơn Bộ 25/12/2024 Xem trả lời
  • Hỏi: Kính chào Bộ Tài chính! Phần giải thích nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán tài khoản 211 - Tài sản cố định của đơn vị theo Thông tư số 24/2024/TT-BTC, tại mục 3.6 có hướng dẫn như sau: "3.6. Trường hợp TSCĐ nhận viện trợ, nhận tài trợ, được cho tặng, căn cứ hồ sơ tài liệu có liên quan, ghi: Nợ TK 211- Tài sản cố định của đơn vị Có các TK 512, 711." Xĩn hỏi Bộ Tài chính, với hướng dẫn như trên thì trường hợp đơn vị sự nghiệp tự chủ nhóm 2 trong năm có nhận TSCĐ từ tài trợ, cho tặng sẽ được tính vào Thu nhập khác. Như vậy thì: thu nhập khác trong trường hợp này có phải giữ lại ở số dư tài khoản 421 - Thặng dư (thâm hụt) lũy kế (xem như là giá trị còn lại của TSCĐ) hay không? hay sẽ được tính vào thu nhập và phân phối thặng dư vào các quỹ theo cơ chế tự chủ của Nghị định số 60/2021/NĐ-CP? Rất mong nhận được câu trả lời từ Bộ Tài chính. Tôi xin cảm ơn! 22/11/2024 Xem trả lời
  • Hỏi: Hỏi: Kính gửi Bộ Tài chính, tôi có một vấn đề cần được giải đáp giúp: Theo Điểm a Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 150/2020/NĐ-CP ngày 25/12/2020 thì Giá trị hao mòn tài sản cố định từ thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần đã được ghi giảm nguồn kinh phí nhà nước tương ứng thì được tính vào giá trị phần vốn nhà nước của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần. Công ty phải hạch nghiệp vụ kế toán như thế nào gì để tổng tài sản bảng tổng nguồn vốn đúng theo Thông tư số 200/2014 ngày 22/12/2014? 02/10/2024 Xem trả lời
  • Hỏi: Tôi có 1 câu hỏi xin được hỏi BTC như sau: Đơn vị tôi là đơn vị tự chủ 100% chi thường xuyên từ năm 2017 đến nay. Năm 2024 khi được cơ quan bảo hiểm xã hội có Thông báo thanh quyết toán bổ sung chi phí liên quan đến định mức kỹ thuật đồng thời là chi phí vượt trần đa tuyến của năm 2016 và chi phí liên quan đến định mức kỹ thuật đồng thời là chi phí trong trần đa tuyến của năm 2018 số tiền 4,4 tỷ thì tôi hạch toán vào năm 2024 như nào cho đúng? * Phương án 1. Hiện tôi đang coi số quyết toán bổ sung này như nguồn thu sự nghiệp hợp pháp trong năm 2024 và hạch toán vào Doanh thu năm 2024 sử dụng để chi hoạt động thường xuyên của đơn vị trong năm. Cuối năm sau khi xác định KQKD, DT - CP = Thặng dư thì tôi mới trích lập các quỹ theo QCCTNB thì có đúng không? * Phương án 2: Coi số 4,4 tỷ này như khoản thặng dư của năm trước chính là số thặng dư trong năm 2024 và Hạch toán trích lập các quỹ áp dụng theo Quy chế CTNB của năm 2024 toàn bộ số 4,4 tỷ và không được phép sử dụng số 4,4 tỷ này để chi hoạt động thường xuyên. => Vậy đơn vị theo phương án 1 hay 2 là đúng? vì hiện nay theo tìm hiểu tôi cũng không thấy có VĂN BẢN nào quy định các khoản quyết toán bổ sung của các năm trước được trả vào năm sau thì không được coi là doanh thu trong năm và sử dụng để chi thường xuyên mà bắt buộc phải coi đó là thặng dư và chỉ được sử dụng trích lập các quỹ và sử dụng các quỹ. Như đơn vị tự chủ 100% chi thường xuyên phải tự đảm bảo hoạt động của toàn đơn vị không được NSNN hỗ trợ, trong năm 2024 với mức lương cơ sở tăng từ 01/7/2024 trong khi giá dịch vụ chưa tăng cũng là một thách thức, khó khăn cho các đơn vị tự chủ. Do đó đơn vị phải tự cân đối các nguồn thu sao cho đảm bảo chi hoạt động thường xuyên trong năm, cuối năm xác định KQKD có thặng dư mới trích lập và sử dụng các quỹ theo quy định. Đây là vướng mắc đang rất gấp của đơn vị và kính mong nhận được sự tư vấn, giải đáp của BTC. Xin chân thành cảm ơn !. 18/09/2024 Xem trả lời
  • Hỏi: - Tình hình của công ty: Để hệ thống máy móc sản xuất từ cấp nước, xử lý khí thải được bố trì phù hợp với nhà xưởng sản xuất từ khâu thiết kế lắp đặt. Công ty ký hợp đồng hợp đồng với Công ty A ngày 09/03/2022 .Nội dung bao gồm xây dựng nhà xưởng, cung cấp lắp đặt hệ thống máy móc, thiết bị.. Công trình nghiệm thu với Công ty A ngày 29/12/2022. Ngày 09/11/2023 Công ty nghiệm thu hoàn thiện các hạng mục phụ trợ như PCCC và hệ thống điện Và được Sở xây dựng nghiệm thu ngày 26/01/2024 Trong quá trình xây dựng công ty có phát sinh chi phí lãi vay từ sau khi ký hợp đồng xây dựng với Công ty A đến nay tháng 7 năm 2024. Hiện dự án chưa đi vào hoạt động chưa ghi nhận tăng tài sản vẫn hạch toán ở tài khoản 2412. Các tài sản cũng chưa đưa vào sử dụng do Công ty đang trong quá trình xin giấy phép sản xuất kinh doanh hóa chất theo quy định về kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện. - Cơ sở pháp lý: + Điểm d1 Khoản 1 Điều 35 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 về hướng dẫn chế độ thanh toán doanh nghiệp quy định: “d1) Nguyên giá TSCĐ hữu hình do mua sắm bao gồm: Giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sử dụng như chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển bốc xếp ban đầu, chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử), chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác. Chi phí lãi vay phát sinh khi mua sắm TSCĐ đã hoàn thiện (TSCĐ sử dụng được ngay mà không cần qua quá trình đầu tư xây dựng) không được vốn hóa vào nguyên giá TSCĐ”. +Theo quy định tại Điều 46 Thông tư 200, Tài khoản 241 - Xây dựng cơ bản dở dang, có 3 tài khoản cấp 2 là 2411, 2412, 2413. Trong đó, Tài khoản 2411 - Mua sắm TSCĐ: Phản ánh chi phí mua sắm TSCĐ và tình hình quyết toán chi phí mua sắm TSCĐ trong trường hợp phải qua lắp đặt, chạy thử trước khi đưa vào sử dụng (kể cả mua TSCĐ mới hoặc đã qua sử dụng). Nếu mua sắm TSCĐ về phải đầu tư, trang bị thêm mới sử dụng được thì mọi chi phí mua sắm, trang bị thêm cũng được phản ánh vào tài khoản này. +Điểm g Khoản 1 Điều 54 Thông tư 200 quy định: “Việc xác định chi phí lãi vay được vốn hóa phải tuân thủ Chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”. Việc vốn hóa lãi vay trong một số trường hợp cụ thể như sau: Đối với khoản vay riêng phục vụ việc xây dựng TSCĐ, BĐSĐT, lãi vay được vốn hóa kể cả khi thời gian xây dựng dưới 12 tháng”. -Vấn đề của công ty: 1.Căn cứ các quy định trên Công ty hiểu rằng chi phí lãi vay cho hệ thống máy móc thiết bị cũng được vốn hóa. 2.Quý bộ cho công ty hỏi thời điểm tính vốn hóa lãi vay sẽ đến thời điểm nào? 3.Tài sản hiện đã đã hoàn thành việc mua sắm xây dựng nhưng Công ty chưa đưa tài sản vào sử dụng , chưa tính khấu hao vì công ty chưa có giấy phép sản xuất kinh doanh hóa chất theo quy định về kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện, có vi phạm gì không? Công ty Kính mong nhận được câu trả lời của Quý Bộ. 08/08/2024 Xem trả lời
  • Hỏi: Cho tôi hỏi về mã só 52 trên mẫu báo cáo tài chính B02/BCTC theo Thông tư 107/2017/TT-BTC. Theo đó cơ sở để đưa vào chỉ tiêu này là lũy kế số dư Co TK431(Phần chênh lệch thu chi trích quỹ). Tôi thuộc đơn vị tự chủ nhóm 3. Theo quy định cách hạch toán trên tài khoản 431 thì bao gồm phần trích khấu hao và mua sắm tài sản. Vậy khi tôi lấy là lấy tổng lũy kế phát sinh có của cả Tk 431 để đưa vào mã 52 trên báo cáo B02 thì có đúng không ạ. Cảm ơn quý Bộ. 02/08/2024 Xem trả lời
  • Hỏi: Kính gửi Bộ tài chính! Đơn vị tôi là đơn vị loại 1 hạch toán theo Thông tư 24/2024/TT-BTC, năm 2024 đơn vị tôi nhận được công văn tiền chậm nộp thuế đất phi nông nghiệp từ năm 2017 đến năm 2023 và tiền phạt chậm nộp thuế. Như vậy theo chế độ kế toán đơn vị tôi có được hạch toán vào chi phí năm 2024 khoản tiền này hay phải điều chỉnh báo cáo tài chính các năm, đồng thời phải hạch toán như thế nào để phù hợp với Thông tư 24/2024/TT-BTC. Kính nhờ Bộ tài chính hướng dẫn giúp đơn vị! Xin chân thành cảm ơn! 02/08/2024 Xem trả lời
  • Hỏi: Kính gửi Bộ tài chính! Trong năm 2023, công ty chúng tôi có phát sinh chi phí đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn lập trình cho lập trình viên. Chi phí đào tạo này phát sinh với số tiền lớn và nhiều lần. Một khóa đào tạo dao động 500-600 triệu đồng kéo dài 7 ngày. Hiện tại, công ty chúng tôi đang thực hiện phân bổ chi phí đào tạo này trong 12 tháng kể từ ngày phát sinh theo điểm a, điểm b, khoản 1, Điều 47 và điểm e, khoản 1, điều 37 Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. Các cơ sở pháp luật đã tham khảo: Chúng tôi đã tham khảo Thông tư 200/2014/TT-BTC, ban hành ngày 22/12/2014, sau đây gọi tắt là “Thông tư”, về vấn đề này như sau: Theo điểm a, khoản 1, Điều 47, tài khoản 242 – Chi phí trả trước, của Thông tư: “Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động SXKD của nhiều kỳ kế toán và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí SXKD của các kỳ kế toán sau.” Theo điểm b, khoản 1, Điều 47, các nội dung phản ánh của chi phí trả trước, của Thông tư: “Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo, quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động được phân bổ tối đa không quá 3 năm;” Theo điểm e, khoản 1, Điều 37 của Thông tư: “Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp gồm: chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm được ghi nhận là chi phí SXKD trong kỳ hoặc được phân bổ dần vào chi phí SXKD trong thời gian tối đa không quá 3 năm.” Chúng tôi đang hiểu vì chi phí đào tạo về bản chất sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai liên quan đến nhiều kỳ kế toán nên sẽ được phân bổ dần qua các kỳ kế toán và tối đa không quá 3 năm; Thắc mắc cần giải đáp: Dựa trên các thông tin và cơ sở pháp luật chúng tôi đang hiểu ở trên, chi phí đào cho nhân viên nhằm nâng cao trình độ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai liên quan đến nhiều kỳ kế toán sẽ được phân bổ dần qua các kỳ kế toán và thời gian phân bổ tối đa không quá 3 năm đúng hay không? Kính mong nhận được sự phản hồi của Bộ tài chính. Trân trọng cảm ơn! 02/08/2024 Xem trả lời
  • Hỏi: Tôi đã được cấp chứng chỉ kiểm toán viên năm 2023 nhưng chưa đăng ký hành nghề do chuyển công tác. Năm 2024 tôi có làm thủ tục xin cấp đăng ký hành nghề kiểm toán viên nhưng không được chấp nhận do giấy tờ không hợp lệ do cán bộ phụ trách hồ sơ yêu cầu phải có xác nhận công tác do Tổng công ty cấp hoặc giấy ủy quyền của Tổng công ty cho chi nhánh ghi rõ chi nhánh được quyền xác nhận thời gian làm việc cho nhân viên (không được ghi chung chung là chi nhánh được quyền phê duyệt các văn bản trong quyền hạn của giám đốc chi nhánh). Tuy nhiên tôi gặp các vướng mắc sau: 1. Tôi ký hợp đồng lao động không kỳ hạn với chi nhánh từ năm 2017 đến năm 2023 (7 năm), đóng bảo hiểm tại chi nhánh và chi nhánh hoạt động độc lập. Cuối năm 2023 tổng công ty làm thủ tục đổi tên và thay đổi chính sách quản lý dẫn đến hiện tại vẫn chưa cấp lại giấy ủy quyền cho giám đốc chi nhánh theo tên mới. 2. Tôi đã liên hệ với Tổng công ty nhưng Tổng công ty không đồng ý xác nhận thời gian làm việc do tôi ký hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm tại chi nhánh. Hiện tại đã gần 1 năm kể từ khi tôi nhận chứng chỉ và 6 tháng kể từ khi tôi chuyển công tác sang đơn vị mới nhưng vẫn không được cấp đăng ký hành nghề do không đủ hồ sơ như cán bộ yêu cầu. Việc yêu cầu xác nhận thời gian làm việc nhằm mục đích chứng minh tôi có đủ thời gian làm việc đủ 36 tháng tính đến thời điểm yêu cầu cấp đăng ký hành nghề, tuy nhiên việc chi nhánh không đủ điều kiện xác nhận tại thời điểm tôi làm hồ sơ và Tổng công ty không đồng ý xác nhận không năm trong khả năng thực hiện của tôi dù thực tế thời gian làm việc của tôi đã vượt quá yêu cầu (7 năm) và trong thời gian tôi làm việc chi nhánh vẫn luôn có đủ điều kiện hoạt động. Tôi có thắc mắc liệu trường hợp của tôi có thể áp dụng "Bản giải trình kèm theo các tài liệu chứng minh về thời gian thực tế làm kiểm toán như bản sao sổ bảo hiểm xã hội, bản sao hợp đồng lao động." hay không? Xin cảm ơn! 30/07/2024 Xem trả lời

Từ khóa » Số Dư Tài Khoản Hao Mòn Tài Sản Cố định