Chi Tiết Cấu Tạo Thang Nâng Người - CIG Power
Có thể bạn quan tâm
Hiểu rõ cấu tạo thang nâng người sẽ giúp kỹ thuật viên bảo dưỡng, sửa chữa và sử dụng đúng cách, tránh các sai sót không mong muốn xảy ra. Chi tiết cấu tạo xe nâng người dạng cắt kéo (scissor lift), xe nâng dạng boom lift và xe nâng dạng trụ đứng (vertical mast lifts) sẽ được CIG phân tích ngay sau đây. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
BÀI VIẾT HAY
Cách sử dụng xe nâng người AN TOÀN, vận hành tốt
Công dụng của xe nâng người có thể bạn chưa biết
TOP 3 Mẫu thang nâng người 6m tốt nhất 2020
1. Cấu tạo thang nâng người dạng cắt kéo (Scissor Lift)
Xe nâng người dạng cắt kéo là kiểu xe nâng có bộ phận nâng hạ dạng chữ X (cắt kéo), được sử dụng cho những công việc trên cao mà phương nâng hạ theo phương thẳng đứng.
Xe nâng dạng cắt kéo thường sử dụng trong các công việc thi công nhà xưởng, hệ thống cứu hỏa, hệ thống điện, trần vách và vệ sinh công nghiệp,…
Xe được cấu tạo gồm các bộ phận chính sau:
1.1. Thân xe
- Được chế tạo bằng thép chắc chắn, có khối đối trọng giúp trọng tâm của xe được ổn định.
- Trên thân xe có khoang chứa ắc quy, khoang điện và thủy lực chứa các linh kiện của hệ thống điện và thủy lực, thùng dầu thủy lực.
1.2. Bánh xe
- Được lắp chắc chắn trên thân xe, giúp xe có thể di chuyển.
- Phần lớn xe cắt kéo chạy điện có bánh xe là bánh cao su đặc, rất an toàn và không gây hư hại nền xưởng.
- Bánh xe luôn được phanh bằng cơ cấu phanh thủy lực hoặc phanh điện. Phanh chỉ mở ra cho xe di chuyển khi người vận hành thao tác xe ở chế độ di chuyển.
- Một số dòng xe có tính năng việt dã cao, bánh xe được thiết kế có thể chạy trên nền cát, đất gồ ghề.
1.3. Thang nâng
Được chế tạo bằng thép và kết nối với nhau theo dạng chữ X bởi các khớp xoay.
1.4. Sàn nâng
- Được chế tạo bằng thép hoặc hợp kim nhôm.
- Sàn nâng có cấu tạo gồm sàn chính và sàn phụ được đẩy ra hoặc kéo vào linh hoạt, giúp tăng phạm vi thao tác trên cao.
- Sàn xe được lắp lan can chắc chắn cao khoảng 1m, có xích hoặc cửa ở lối lên xuống để đảm bảo người thao tác ở trên được an toàn.
- Lan can xe được chế tạo dạng gập, có thể gập xuống để thuận tiện cho việc vận chuyển hoặc di chuyển xe qua cửa có chiều cao thấp.
1.5. Hệ thống thủy lực
Hệ thống thuỷ lực của xe bao gồm các bộ phận sau:
- Bơm dầu thủy lực
- Các xy-lanh thủy lực
- Mô tơ thủy lực
- Bộ chia dầu
- Các van dầu, ống dầu
- Thùng dầu thủy lực
1.6. Hệ thống điện
- Xe nâng chạy điện sử dụng 4 ắc quy với tổng điện áp 24V, mô tơ điện 24VDC dẫn động quay bơm dầu thủy lực.
- Với dòng xe việt dã, sử dụng động cơ đốt trong chạy dầu diesel, xăng hoặc gas.
- Xe sử dụng ắc quy 12V để khởi động động cơ và làm nguồn điều khiển xe.
1.7. Hệ thống điều khiển là một phần quan trọng trong cấu tạo thang nâng người
- Xe có điều khiển dưới và điều khiển trên.
- Điều khiển dưới lắp ở trên thân xe cho phép điều khiển nâng và hạ sàn.
- Điều khiển trên được lắp trên sàn xe, cho phép điều khiển nâng hạ và di chuyển xe.
- Điều khiển trên được kết nối với hệ thống điều khiển của xe bằng giắc nối nhanh, thuận tiện cho việc bảo quản và sửa chữa.
1.8. Hệ thống an toàn và cảnh báo
- Xe được lắp bộ cảm biến nghiêng, khi xe bị nghiêng quá 3 độ thì hệ thống sẽ ngắt không cho nâng sàn xe lên nữa.
- Cơ chế phanh thường đóng (luôn hoạt động) đảm bảo xe không bị trôi.
- Thanh an toàn đường mấp mô bên dưới thân xe sẽ ngắt không cho di chuyển trên cao khi xe di chuyển vào khu vực không bằng phẳng.
- Xe có cảnh báo bằng âm thanh và đèn nháy khi hoạt động.
1.9. Hệ thống xử lý khẩn cấp
- Hệ thống Hạ sàn khẩn cấp cho phép kéo hạ sàn xe xuống trong trường hợp điều khiển xe có sự cố.
- Hệ thống Mở phanh khẩn cấp cho phép mở phanh xe khi xe có sự cố, và có thể di chuyển xe nếu xe đang ở khu vực đường đi lại.
2. Cấu tạo của xe nâng người dạng ống lồng (Boom Lift)
Xe nâng người dạng ống lồng là xe nâng dạng cần nâng với nhiều ống thép lồng vào nhau. Xe nâng dạng ống lồng cho phép nâng hạ sàn nâng theo nhiều phương khác nhau, vì vậy sàn nâng có thể di chuyển linh hoạt mà không cần di chuyển xe.
Người vận hành có thể tiếp cận các vị trí xa, có vật cản mà xe cắt kéo không thể tiếp cận. Có 2 loại xe nâng dạng ống lồng và mỗi loại sẽ có sự khác nhau về cấu tạo và công dụng. Cụ thể:
2.1. Xe nâng ống lồng cần thẳng (Telescopic Boom Lift)
Xe nâng người dạng cần thẳng là xe có cần nâng thẳng, gồm 2 hay nhiều ống thép lồng vào nhau với chiều cao sàn nâng có thể lên đến 64m.
Xe nâng cần thẳng có khả năng vươn xa tốt, phù hợp với những công việc thi công nhà xưởng mới, lắp ráp kết cấu, dựng vách, lắp kính,…
2.1.1. Thân xe
Thân xe được chia làm 2 phần.
Phần dưới thân xe
- Có hệ thống gầm xe với 4 bánh xe.
- Các bánh xe được dẫn động độc lập bởi các mô tơ thủy lực hoặc bằng một mô tơ thủy lực và cơ cấu hộp số, vi sai và các đăng truyền động.
- Với xe có chiều cao lớn (Ultra Boom) thì trục bánh xe được thiết kế có thể mở rộng để đảm bảo cho xe được vững khi nâng cao.
Phần trên thân xe
- Có khoang chứa động cơ đốt trong hoặc ắc quy (với xe boom điện).
- Khoang thủy lực chứa thùng dầu thủy lực, các chi tiết của hệ thống thủy lực và thùng nhiên liệu.
- Phần thân trên của xe có thể quay vòng 360̊ so với thân dưới nhờ cơ cấu bánh răng ăn khớp.
- Thân trên của xe có khối đối trọng giúp xe cân bằng khi hoạt động.
2.1.2. Bánh xe
- Là bánh cao su, có thể là bánh hơi hoặc bánh đặc.
- Xe luôn được phanh bằng cơ cấu phanh đĩa thủy lực, khi xe được vận hành ở chế độ di chuyển thì phanh xe mở ra cho phép xe di chuyển.
2.1.3. Cần nâng
- Được chế tạo dạng ống thẳng lồng vào nhau, gồm 2 hoặc nhiều ống lồng tùy chiều cao xe.
- Giữa các lớp ống lồng có đệm trượt giúp định vị để trượt ra vào được dễ dàng
2.1.4. Sàn nâng (Lồng xe)
- Được chế tạo bằng thép hoặc hợp kim nhôm, có lan can chắc chắn cao khoảng 1m, cửa ra vào có thanh thả hoặc cánh cửa đảm bảo an toàn cho người vận hành.
- Trên sàn nâng có bộ điều khiển trên. Người vận hành có thể thực hiện mọi thao tác của xe ở điều khiển trên như nâng hạ cần, xoay cần, xoay lồng và di chuyển xe.
- Công tắc bàn đạp chân ở trên sàn giúp đảm bảo an toàn khi vận hành, người vận hành bắt buộc phải giẫm chân lên công tắc thì mới có thể thực hiện điều khiển các thao tác.
- Sàn nâng của xe boom có thể xoay trái phải hoặc điều chỉnh độ nghiêng, giúp người vận hành có tư thế thoải mái nhất khi làm việc trên cao.
2.1.5. Hệ thống thủy lực
- Có bơm dầu thủy lực
- Các xy lanh thủy lực
- Mô tơ thủy lực
- Bộ chia dầu
- Các van dầu, ống dầu
- Thùng dầu thủy lực
2.1.6. Hệ thống điện
Xe boom dùng động cơ đốt trong sử dụng ắc quy 12V để khởi động động cơ và làm nguồn điều khiển.
2.1.7. Hệ thống điều khiển
- Xe có điều khiển dưới và điều khiển trên, điều khiển dưới lắp ở trên thân xe cho phép điều khiển xoay thân xe, cần nâng và điều khiển sàn xe.
- Điều khiển trên được lắp trên sàn xe, cho phép điều khiển xoay thân trên, cần nâng, sàn xe và di chuyển xe.
- Điều khiển trên được kết nối với hệ thống điều khiển của xe bằng giắc nối nhanh, thuận tiện cho việc sửa chữa.
2.1.8. Hệ thống an toàn và cảnh báo
- Điều khiển xe được tích hợp cảm biến nghiêng xe, khi xe nghiêng quá 3 độ hệ thống điều khiển sẽ ngắt toàn bộ chế độ nâng xe.
- Xe sử dụng cơ chế phanh thường đóng (luôn hoạt động) đảm bảo xe không bị trôi.
- Hệ thống xy lanh thủy lực khóa cân bằng thân xe, giúp xe không bị rung lắc mạnh khi cần xe đang nâng cao và xe di chuyển vào khu vực có ổ gà.
- Xe có cảnh báo bằng âm thanh và đèn nháy khi hoạt động.
2.1.9. Hệ thống xử lý khẩn cấp
- Moay ơ bánh xe có cơ cấu cho phép nhả phanh xe để di chuyển xe trong trường hợp động cơ hoặc điều khiển của xe có sự cố.
- Xe có lắp 1 bơm dầu thủy lực khẩn cấp dự phòng, được dẫn động bởi 1 mô tơ điện 12VDC sử dụng điện của ắc quy để hạ cần xe trong trường hợp hệ thống điều khiển chính của xe gặp sự cố.
2.2. Cấu tạo thang nâng người dạng cần gấp khúc (Articulating Boom Lift)
Xe nâng người dạng cần gấp khúc hay cần gập là xe có cần nâng gồm 2 hay nhiều đoạn đốt cần nối tiếp và gập lại với nhau.
Xe nâng dạng cần gập có ưu điểm là gọn, có tính cơ động cao, có thể tiếp cận nhiều khu vực bị vật cản mà xe dạng cần thẳng không tiếp cận được. Vì vậy nó phù hợp cho những công việc bên trong khu vực xưởng có nhiều vật cản như xà ngang, đường ống. Những công việc như bảo dưỡng, sửa chữa, vệ sinh công nghiệp…
Xe nâng dạng cần gập còn có dòng xe sử dụng động cơ điện, hoặc động cơ Hybrid (động cơ hỗn hợp) cho phép xe sử dụng được trong nhà xưởng đang sản xuất do không tạo ra khói bụi và tiếng ồn.
2.2.1. Thân xe
Thân xe được chia làm 2 phần:
Phần dưới thân xe
- Có hệ thống gầm xe với 4 bánh xe
- Các bánh xe được dẫn động độc lập bởi các mô tơ thủy lực hoặc bằng một mô tơ thủy lực và cơ cấu hộp số, vi sai và các đăng truyền động
- Với xe có chiều cao lớn (Ultra Boom) thì trục bánh xe được thiết kế có thể mở rộng để đảm bảo cho xe được vững khi nâng cao.
Phần trên thân xe
- Có khoang chứa động cơ đốt trong hoặc ắc quy (với xe boom điện).
- Khoang thủy lực chứa thùng dầu thủy lực, các chi tiết của hệ thống thủy lực và thùng nhiên liệu.
- Phần thân trên của xe có thể quay vòng 360̊ so với thân dưới nhờ cơ cấu bánh răng ăn khớp.
- Thân trên của xe có khối đối trọng giúp xe cân bằng khi hoạt động.
2.2.2. Bánh xe
- Là bánh cao su, có thể là bánh hơi hoặc bánh đặc.
- Xe luôn được phanh bằng cơ cấu phanh đĩa thủy lực (hoặc phanh điện từ với xe boom điện), khi xe được vận hành ở chế độ di chuyển thì phanh xe mở ra cho phép xe di chuyển.
2.2.3. Cần nâng
- Được chế tạo dạng ống thẳng nối tiếp với nhau bởi các khớp ở đầu cần.
- Xe có chiều cao lớn còn được chế tạo đốt cần có ống lồng vào nhau.
2.2.4. Sàn nâng (Lồng xe)
- Được chế tạo bằng thép hoặc hợp kim nhôm, có lan can chắc chắn cao khoảng 1m, cửa ra vào có thanh thả hoặc cánh cửa đảm bảo an toàn cho người vận hành.
- Trên sàn nâng có bộ điều khiển trên. Người vận hành có thể thực hiện mọi thao tác của xe ở điều khiển trên như nâng hạ cần, xoay cần, xoay lồng và di chuyển xe.
- Công tắc bàn đạp chân ở trên sàn giúp đảm bảo an toàn khi vận hành, người vận hành bắt buộc phải giẫm chân lên công tắc thì mới có thể thực hiện điều khiển các thao tác.
- Sàn nâng của xe boom có thể xoay trái phải hoặc điều chỉnh độ nghiêng, giúp người vận hành có tư thế thoải mái nhất khi làm việc trên cao.
2.2.5. Hệ thống điện
- Với xe boom chạy động cơ đốt trong, sẽ sử dụng ắc quy 12V để khởi động động cơ và là nguồn điều khiển của xe.
- Với xe boom điện, xe sử dụng 4 ắc quy với tổng điện áp 48V
2.2.6. Hệ thống điều khiển
- Xe có điều khiển dưới và điều khiển trên, điều khiển dưới lắp ở trên thân xe cho phép điều khiển xoay thân xe, cần nâng và điều khiển sàn xe.
- Điều khiển trên được lắp trên sàn xe, cho phép điều khiển xoay thân trên,cần nâng, sàn xe và di chuyển xe.
- Điều khiển trên được kết nối với hệ thống điều khiển của xe bằng giắc nối nhanh, thuận tiện cho việc sửa chữa.
2.2.7. Hệ thống an toàn và cảnh báo
- Điều khiển xe được tích hợp cảm biến nghiêng xe, khi xe nghiêng quá 3 độ hệ thống điều khiển sẽ ngắt toàn bộ chế độ nâng xe.
- Xe sử dụng cơ chế phanh thường đóng (luôn hoạt động) đảm bảo xe không bị trôi.
- Hệ thống xy lanh thủy lực khóa cân bằng thân xe, giúp xe không bị rung lắc mạnh khi cần xe đang nâng cao và xe di chuyển vào khu vực có ổ gà.
- Xe có cảnh báo bằng âm thanh và đèn nháy khi hoạt động.
2.2.8. Hệ thống xử lý khẩn cấp
- Moay ơ bánh xe có cơ cấu cho phép nhả phanh xe để di chuyển xe trong trường hợp động cơ hoặc điều khiển của xe có sự cố.
- Xe có lắp 1 bơm dầu thủy lực khẩn cấp dự phòng, được dẫn động bởi 1 mô tơ điện 12VDC sử dụng điện của ắc quy để hạ cần xe trong trường hợp hệ thống điều khiển chính của xe gặp sự cố.
3. Xe nâng người dạng trụ đứng (Vertical Mast Lift)
Xe nâng người dạng trụ đứng là kiểu xe nâng có cơ cấu nâng hạ dạng trụ đứng, với cấu tạo thang nâng người này nó được sử dụng cho những công việc trên cao mà phương nâng hạ theo phương thẳng đứng.
Xe nâng người dạng trụ đứng thường được sử dụng trong việc thi công phòng sạch, sửa chữa điện, điện nhẹ, vệ sinh trần nhà văn phòng do ưu điểm gọn nhẹ, không làm hư hại nền nhà và có thể sử dụng thang máy.
3.1. Thân xe:
Được chế tạo bằng thép chắc chắn. Do thiết kế xe nhỏ gọn nên khoang ắc quy, điện và thủy lực được đặt bên trong thân xe, phía dưới sàn nâng.
3.2. Bánh xe:
- Là loại bánh đặc, làm bằng cao su không tạo vết, không gây hư hại nền nhà
- Bánh xe luôn được phanh bằng cơ cấu phanh thủy lực hoặc phanh điện từ
- Phanh chỉ mở ra cho xe di chuyển khi người vận hành thao tác xe ở chế độ di chuyển.
3.3. Trụ nâng
Được chế tạo bằng các hộp thép lồng vào nhau theo phương thẳng đứng.
3.4. Sàn nâng
- Chế tạo bằng thép, được lắp lan can chắc chắn cao khoảng 1m, có xích hoặc thanh chắn ở lối lên xuống để đảm bảo người thao tác ở trên được an toàn.
- Sàn nâng có cấu tạo gồm sàn chính và sàn phụ được đẩy ra hoặc kéo vào linh hoạt, giúp tăng phạm vi thao tác trên cao.
3.5. Hệ thống thủy lực
Trong cấu tạo thang nâng người dạng trục đứng có bộ phận cực kỳ quan trọng đó là hệ thống thuỷ lực với các bộ phận sau:
- Có bơm dầu thủy lực
- Các xylanh thủy lực
- Mô tơ thủy lực
- Bộ chia dầu
- Các van dầu, ống dầu
- Thùng dầu thủy lực
3.6. Hệ thống điện
- Xe nâng trụ đứng sử dụng 4 ắc quy 6V với tổng điện áp 24V
- Mô tơ điện 24VDC dẫn động quay bơm dầu thủy lực.
3.7. Hệ thống điều khiển:
- Xe có điều khiển dưới và điều khiển trên, điều khiển dưới lắp ở trên thân xe cho phép điều khiển nâng và hạ sàn.
- Điều khiển trên được lắp trên sàn xe, cho phép điều khiển nâng hạ và di chuyển xe.
- Điều khiển trên được kết nối với hệ thống điều khiển của xe bằng giắc nối nhanh, thuận tiện cho việc bảo quản và sửa chữa.
3.8. Hệ thống an toàn và cảnh báo
- Xe được lắp bộ cảm biến nghiêng, khi xe bị nghiêng quá 3 độ thì hệ thống sẽ ngắt không cho nâng sàn xe lên tiếp.
- Cơ chế phanh thường đóng (luôn hoạt động) đảm bảo xe không bị trôi.
- Thanh an toàn đường mấp mô bên dưới thân xe sẽ ngắt không cho di chuyển trên cao khi xe di chuyển vào khu vực không bằng phẳng.
- Xe có cảnh báo bằng âm thanh và đèn nháy khi hoạt động.
3.9. Hệ thống xử lý khẩn cấp
- Van xả Hạ sàn khẩn cấp cho phép hạ sàn xe xuống trong trường hợp điều khiển xe có sự cố.
- Hệ thống Mở phanh khẩn cấp cho phép mở phanh xe khi xe có sự cố để di chuyển xe nếu xe đang ở khu vực đường đi lại.
Nắm rõ cấu tạo thang nâng người sẽ giúp người sử dụng dễ dàng điều khiển và kiểm tra hoạt động của xe. Để biết thêm thông tin chi tiết về từng loại xe nâng người cũng như cách vận hành, sử dụng, khách hàng vui lòng liên hệ với CIG để được tư vấn cụ thể:
CÔNG TY TNHH KHOA HỌC KỸ THUẬT CIG VIỆT NAM (CIG POWER)
- Trụ sở: Cụm Công Nghiệp Hà Bình Phương, Xã Văn Bình, Huyện Thường Tín, Tp.Hà Nội
- Chi nhánh Hà Tĩnh: Tổ dân phố Tân Phong, phường Kỳ Thịnh, Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
- Chi nhánh Bình Dương: Bình Hòa 3, P. Bình Hòa, Thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương
- Hotline: 0899.76.5588
- Tel: HN: 024 3376 5588 – Hà Tĩnh: 023 9386 8588 – Bình Dương: 0988 540 990
- Fax: 024-3376-5589
- Email: sales-vn@cigpower.com
Từ khóa » Cấu Tạo Xe Nâng Người
-
Cấu Tạo Xe Nâng Người, ưu điểm Và ứng Dụng
-
Xe Nâng Người Là Gì? Tìm Hiểu CHI TIẾT Về Xe Nâng Người
-
Xe Nâng Người Là Gì? Cấu Tạo, đặc điểm, Nguyên Lý Hoạt động
-
Cấu Tạo Và Cách Vận Hành Xe Nâng Người Làm Việc Trên Cao
-
Cấu Tạo Xe Nâng Người Cắt Kéo
-
Cấu Tạo Xe Nâng Người Gồm Các Bộ Phận Nào?
-
Xe Nâng Người Là Gì? Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt động
-
Xe Nâng Người Dạng Cắt Kéo - Xe Cẩu KATO
-
CẤU TẠO XE NÂNG NGƯỜI BAO GỒM NHỮNG BỘ PHẬN NÀO?
-
Hệ Thống Thủy Lực Xe Nâng Người Dạng Cắt Kéo Genie Chạy điện
-
Cấu Tạo Và Các ứng Dụng Của Xe Nâng Người Làm Việc Trên Cao
-
Xe Nâng Người, Cấu Tạo Và Hướng Dẫn Vận Hành
-
Xe Nâng Người Là Gì? Các Loại Xe Nâng Người Thông Dụng Hiện Nay