Chi Tiết Chuỗi Hình ảnh Bệnh Tay Chân Miệng ở Trẻ Em - Fonscare Baby
Có thể bạn quan tâm
Tay chân miệng có tốc độ lây lan nhanh chóng qua tiếp xúc trực tiếp. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường diễn biến nặng vào thời điểm giao mùa từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Vào các thời điểm bùng phát mạnh mẽ của bệnh, cha mẹ cần nhận biết rõ các hình ảnh của bệnh tay chân miệng để phát hiện sớm và có biện pháp điều trị bệnh hiệu quả cho bé.
Mục lục
- Triệu chứng phát ban của bệnh tay chân miệng
- Vị trí xuất hiện
- Thời gian xuất hiện
- Biểu hiện
- Triệu chứng nổi mụn nước của bệnh tay chân miệng
- Vị trí xuất hiện
- Thời gian xuất hiện
- Biểu hiện
- Triệu chứng loét miệng của bệnh tay chân miệng
- Biến chứng bệnh tay chân miệng
- Cách chăm sóc và điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em đúng cách tại nhà
- Cách phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Triệu chứng phát ban của bệnh tay chân miệng
Vị trí xuất hiện
Các nốt phát ban thường mọc nhiều ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông của trẻ. Đây là một triệu chứng thường thấy ở trẻ mắc bệnh tay chân miệng.
Thời gian xuất hiện
Phát ban là dấu hiệu đầu tiên bố mẹ có thể thấy khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng, xuất hiện trong 1 – 2 ngày đầu sau khi phát bệnh và có thể kéo dài đến 10 ngày .
Biểu hiện
Nốt ban có kích thước 2 – 5mm, hình bầu dục có màu xám sẫm, nổi trên bề mặt da của trẻ. Triệu chứng này của bệnh thường không gây ngứa ngáy cho trẻ.
Triệu chứng nổi mụn nước của bệnh tay chân miệng
Vị trí xuất hiện
Mụn nước mọc trên nền của các nốt ban, thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, niêm mạc lợi. Dịch từ mụn nước vỡ ra có thể lây sang các vùng da lành khác trên cơ thể như: mặt, miệng, đầu gối…
Thời gian xuất hiện
Các mụn nước nhỏ, rời rạc xuất hiện cùng các nốt ban đỏ. Sau 1 – 2 ngày các nốt mụn nước bắt đầu lan ra các bộ phận khác trên cơ thể.
Biểu hiện
Kích thước của mụn nước khoảng vài mm, có hình tròn hoặc hình bầu dục, màu trắng đục, phồng rộp lên, bao quanh là các viền hồng ban. Cần tránh va chạm vào các nốt mụn nước gây vỡ và lây lan dịch sang các vùng da lành khác. Các nốt mụn nước thường khiến trẻ khó chịu, ngứa ngày và có thể để lại vết thâm sau khi bé khỏi bệnh.
Triệu chứng loét miệng của bệnh tay chân miệng
Loét miệng là một hình ảnh rất đặc trưng của bệnh tay chân miệng thường thấy ở niêm mạc má, lợi, lưỡi, vòm miệng. Các vết loét có đường kính khoảng 4 – 8mm. Tình trạng này khiến trẻ khó chịu, đau đớn, thường xuyên quấy khóc, chán ăn, bỏ ăn. Đôi khi bố mẹ thường bị nhầm lẫn giữa loét miệng do bệnh tay chân miệng và loét miệng thông thường do nóng trong người.
Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất do sức đề kháng còn yếu cộng với các yếu tố sinh hoạt tập thể như đi học mẫu giáo, ăn uống và chơi đùa chung cùng các bạn là những yếu tố có nguy cơ cao truyền bệnh. Phát ban, nổi mụn nước, loét miệng là những dấu hiệu điển hình của bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Ngoài ra, bố mẹ có thể thấy các dấu hiệu khác đi kèm khi trẻ bị bệnh tay chân miệng như sốt cao, bỏ ăn, nôn mửa. Khi thấy trẻ có các dấu hiệu trên, bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán mức độ của bệnh và có phương pháp điều trị bệnh thích hợp.
Biến chứng bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là một bệnh lành tính, có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày và không để lại bất kỳ biến chứng nguy hiểm gì nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh muộn, trẻ mắc tay chân miệng với các biểu hiện như sốt cao và nôn nhiều rất dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm về thần kinh, tim mạch và hô hấp.
Biến chứng thần kinh của bệnh bao gồm viêm não, viêm thân não, viêm màng não, viêm não tủy với các biểu hiện như: Co giật từng cơn ngắn 1 – 2 giây chủ yếu ở tay và chất, bứt rứt, ngủ gà, hôn mê, liệt dây thần kinh sọ não…
Các biến chứng tim mạch, hô hấp của bệnh tay chân miệng như là: Viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim và trụy mạch với các dấu hiệu nhận biết như: mạch đập nhanh, khó thở, phù phổi cấp, thời gian làm đầy mao mạch chậm…
Cách chăm sóc và điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em đúng cách tại nhà
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Các phương pháp điều trị giúp bé giảm mức độ các triệu chứng và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Bố mẹ có thể chăm sóc và điều trị bệnh cho bé tại nhà như sau:
Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C mẹ cần hạ nhiệt cho trẻ bằng paracetamol và bổ sung nước cho bé bằng dung dịch điện giải oresol.
- Đảm bảo dinh dưỡng, nâng cao thể trạng cho trẻ bằng chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, chất béo, các loại vitamin như vitamin A, C, E và kẽm.
- Cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ ăn tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ như cháo, soup, nước ép hoa quả. Tránh ăn đồ còn nóng, dễ gây xót làm nghiêm trọng tình trạng viêm loét của trẻ
- Điều trị loét miệng, loét họng cho bé trước và sau khi ăn bằng dung dịch glycerin borat. Các loại gel rơ miệng giúp kháng khuẩn, giảm đau, nhanh lành các vết loét trong miệng, giải quyết tình trạng biếng ăn, bỏ ăn ở trẻ bị tay chân miệng.
- Tiệt trùng các vật dụng trong nhà, dụng cụ ăn uống và đồ chơi của trẻ bằng các dung dịch sát khuẩn hoặc chất tẩy rửa thông thường.
- Rửa sạch tay cho trẻ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Mẹ nên tắm bé bằng các loại sữa tắm cho chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên như sữa tắm gội thảo dược Fons Care Baby để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh bám trên da bé. Sữa tắm gội thảo dược Fons Care Baby đảm bảo các tiêu chí: an toàn lành tính với da bé, kháng khuẩn vượt trội từ các thảo dược thiên nhiên
- Khi tắm cho trẻ mẹ cần nhẹ nhàng tránh làm vỡ các nốt mụn nước, làm lây lan ra các vùng da lành khác.
Cách phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Để phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ em hiệu quả, việc vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ là vô cùng quan trọng. Mẹ cần đảm bảo các nguyên tắc phòng bệnh sau đây:
- Cần vệ sinh cá nhân cho trẻ hàng ngày và vệ sinh đúng cách.
- Khử trùng, sát khuẩn sạch sẽ khu vực bé hay chơi như bề mặt sàn, tay nắm cửa, đồ chơi của bé.
- Thực hiện ăn chín, uống chín. Khử trùng dụng cụ ăn của bé như bát, đũa, cốc, thìa sạch sẽ trước khi cho bé ăn. Mẹ cũng cần rửa tay sạch sẽ khi chế biến món ăn và trước khi cho bé ăn.
- Tuyệt đối không mớm cơm, mớm thức ăn cho trẻ. Mẹ không cho trẻ mút tay, dùng tay bốc thức ăn trực tiếp, ngậm mút đồ chơi.
- Cho trẻ đi ngoài vào bô chậu có chứa chất diệt khuẩn như cloramin B. Phân của trẻ bị bệnh cần có biện pháp xử lý tốt, tránh thải trực tiếp ra môi trường xung quanh.
- Khi thấy trẻ có các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng, bố mẹ cần cho bé dừng đến trường và cách ly tại nhà để tránh lây nhiễm cho các bé xung quanh.
Việc nhận biết sớm bệnh tay chân miệng ở trẻ em qua một số hình ảnh dấu hiệu đặc trưng của bệnh bố mẹ có các biện pháp chữa trị kịp thời và hiệu quả cho bé, ngăn bệnh lây lan ra các bé xung quanh.
CompanyĐặt mua - Fons Care Baby
Số lượng (Chọn số lượng muốn đặt) 1 hộp: 135,000 VNĐ 2 hộp: 270,000 VNĐ 3 hộp: 405,000 VNĐ Ghi chúTừ khóa » Hình ảnh Bệnh Chân Tay Miệng ở Trẻ Nhỏ
-
Hình ảnh Bệnh Tay Chân Miệng Theo Từng Giai đoạn Bệnh | Vinmec
-
Quan Sát Hình ảnh Bệnh Tay Chân Miệng ở Trẻ Em | Vinmec
-
Hình ảnh Bệnh Tay Chân Miệng ở Trẻ Em Và Các Cấp độ Bệnh | Hapacol
-
Hình ảnh Bệnh Chân Tay Miệng ở Trẻ Em Các Cấp độ - Fitobimbi
-
Hình ảnh Bệnh Tay Chân Miệng đặc Trưng: Xem Ngay để Phát Hiện ...
-
Góc Hình ảnh Bệnh Tay Chân Miệng Giúp Bạn Hiểu đúng Về Căn Bệnh
-
Hinh ảnh Bệnh Tay Chân Miệng Và Dấu Hiệu Nhận Biết - Eva
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Sớm Trẻ Mắc Bệnh Tay Chân Miệng
-
Bị Tay Chân Miệng Cấp độ 1 Có Cần đưa Trẻ đi Viện Không?
-
Quan Sát Hình ảnh Bệnh Tay Chân Miệng ở Trẻ Em - Bệnh Viện Vinmec
-
Nhận Biết Các Dấu Hiệu Bệnh Tay Chân Miệng ở Trẻ Em Sớm | Medlatec
-
Những Dấu Hiệu Bệnh Tay Chân Miệng ở Trẻ, Phụ Huynh Chớ Bỏ Qua
-
[TỔNG QUAN] Bệnh Tay Chân Miệng ở Trẻ Em – Những Thông Tin ...
-
Bệnh Tay Chân Miệng ở Trẻ Em - Những điều Cần Biết - Docosan