Chi Tiết Hỏi đáp - Bộ Tài Chính
Có thể bạn quan tâm
Hỏi: |
Điều 3, Thông tư 107/2017/TT-BTC về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp quy định: Các đơn vị hành chính, sự nghiệp đều phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán thuộc loại bắt buộc quy định trong Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ thuộc loại bắt buộc. Ngoài các chứng từ kế toán bắt buộc được quy định tại Thông tư này và các văn bản khác, đơn vị hành chính, sự nghiệp được tự thiết kế mẫu chứng từ để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mẫu chứng từ tự thiết kế phải đáp ứng tối thiểu 7 nội dung quy định tại Điều 16 Luật Kế toán, phù hợp với việc ghi chép và yêu cầu quản lý của đơn vị. Mẫu chứng từ bắt buộc theo quy định của Thông tư 107/2017/TT-BTC bao gồm Phiếu thu, phiếu chi, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng và Biên lai thu tiền.
Điều 16 Luật Kế toán quy định “Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
c) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
d) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
đ) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
e) Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
g) Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán”.
Căn cứ các quy định nói trên, trường hợp độc giả hỏi đơn vị sẽ tự thực hiện thiết kế mẫu chứng từ để phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đơn vị có thể vận dụng theo mẫu chứng từ hướng dẫn của Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa để thiết kế mẫu chứng từ cho đơn vị mình và trong trường hợp này không cần chữ ký của người bán hàng.
Văn bản quy phạm, điều luật liên quan: Câu hỏi khác- Hỏi: Kính chào Bộ Tài chính! Phần giải thích nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán tài khoản 211 - Tài sản cố định của đơn vị theo Thông tư số 24/2024/TT-BTC, tại mục 3.6 có hướng dẫn như sau: "3.6. Trường hợp TSCĐ nhận viện trợ, nhận tài trợ, được cho tặng, căn cứ hồ sơ tài liệu có liên quan, ghi: Nợ TK 211- Tài sản cố định của đơn vị Có các TK 512, 711." Xĩn hỏi Bộ Tài chính, với hướng dẫn như trên thì trường hợp đơn vị sự nghiệp tự chủ nhóm 2 trong năm có nhận TSCĐ từ tài trợ, cho tặng sẽ được tính vào Thu nhập khác. Như vậy thì: thu nhập khác trong trường hợp này có phải giữ lại ở số dư tài khoản 421 - Thặng dư (thâm hụt) lũy kế (xem như là giá trị còn lại của TSCĐ) hay không? hay sẽ được tính vào thu nhập và phân phối thặng dư vào các quỹ theo cơ chế tự chủ của Nghị định số 60/2021/NĐ-CP? Rất mong nhận được câu trả lời từ Bộ Tài chính. Tôi xin cảm ơn! 22/11/2024 Xem trả lời
- Hỏi: Hỏi: Kính gửi Bộ Tài chính, tôi có một vấn đề cần được giải đáp giúp: Theo Điểm a Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 150/2020/NĐ-CP ngày 25/12/2020 thì Giá trị hao mòn tài sản cố định từ thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần đã được ghi giảm nguồn kinh phí nhà nước tương ứng thì được tính vào giá trị phần vốn nhà nước của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần. Công ty phải hạch nghiệp vụ kế toán như thế nào gì để tổng tài sản bảng tổng nguồn vốn đúng theo Thông tư số 200/2014 ngày 22/12/2014? 02/10/2024 Xem trả lời
- Hỏi: Tôi có 1 câu hỏi xin được hỏi BTC như sau: Đơn vị tôi là đơn vị tự chủ 100% chi thường xuyên từ năm 2017 đến nay. Năm 2024 khi được cơ quan bảo hiểm xã hội có Thông báo thanh quyết toán bổ sung chi phí liên quan đến định mức kỹ thuật đồng thời là chi phí vượt trần đa tuyến của năm 2016 và chi phí liên quan đến định mức kỹ thuật đồng thời là chi phí trong trần đa tuyến của năm 2018 số tiền 4,4 tỷ thì tôi hạch toán vào năm 2024 như nào cho đúng? * Phương án 1. Hiện tôi đang coi số quyết toán bổ sung này như nguồn thu sự nghiệp hợp pháp trong năm 2024 và hạch toán vào Doanh thu năm 2024 sử dụng để chi hoạt động thường xuyên của đơn vị trong năm. Cuối năm sau khi xác định KQKD, DT - CP = Thặng dư thì tôi mới trích lập các quỹ theo QCCTNB thì có đúng không? * Phương án 2: Coi số 4,4 tỷ này như khoản thặng dư của năm trước chính là số thặng dư trong năm 2024 và Hạch toán trích lập các quỹ áp dụng theo Quy chế CTNB của năm 2024 toàn bộ số 4,4 tỷ và không được phép sử dụng số 4,4 tỷ này để chi hoạt động thường xuyên. => Vậy đơn vị theo phương án 1 hay 2 là đúng? vì hiện nay theo tìm hiểu tôi cũng không thấy có VĂN BẢN nào quy định các khoản quyết toán bổ sung của các năm trước được trả vào năm sau thì không được coi là doanh thu trong năm và sử dụng để chi thường xuyên mà bắt buộc phải coi đó là thặng dư và chỉ được sử dụng trích lập các quỹ và sử dụng các quỹ. Như đơn vị tự chủ 100% chi thường xuyên phải tự đảm bảo hoạt động của toàn đơn vị không được NSNN hỗ trợ, trong năm 2024 với mức lương cơ sở tăng từ 01/7/2024 trong khi giá dịch vụ chưa tăng cũng là một thách thức, khó khăn cho các đơn vị tự chủ. Do đó đơn vị phải tự cân đối các nguồn thu sao cho đảm bảo chi hoạt động thường xuyên trong năm, cuối năm xác định KQKD có thặng dư mới trích lập và sử dụng các quỹ theo quy định. Đây là vướng mắc đang rất gấp của đơn vị và kính mong nhận được sự tư vấn, giải đáp của BTC. Xin chân thành cảm ơn !. 18/09/2024 Xem trả lời
- Hỏi: - Tình hình của công ty: Để hệ thống máy móc sản xuất từ cấp nước, xử lý khí thải được bố trì phù hợp với nhà xưởng sản xuất từ khâu thiết kế lắp đặt. Công ty ký hợp đồng hợp đồng với Công ty A ngày 09/03/2022 .Nội dung bao gồm xây dựng nhà xưởng, cung cấp lắp đặt hệ thống máy móc, thiết bị.. Công trình nghiệm thu với Công ty A ngày 29/12/2022. Ngày 09/11/2023 Công ty nghiệm thu hoàn thiện các hạng mục phụ trợ như PCCC và hệ thống điện Và được Sở xây dựng nghiệm thu ngày 26/01/2024 Trong quá trình xây dựng công ty có phát sinh chi phí lãi vay từ sau khi ký hợp đồng xây dựng với Công ty A đến nay tháng 7 năm 2024. Hiện dự án chưa đi vào hoạt động chưa ghi nhận tăng tài sản vẫn hạch toán ở tài khoản 2412. Các tài sản cũng chưa đưa vào sử dụng do Công ty đang trong quá trình xin giấy phép sản xuất kinh doanh hóa chất theo quy định về kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện. - Cơ sở pháp lý: + Điểm d1 Khoản 1 Điều 35 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 về hướng dẫn chế độ thanh toán doanh nghiệp quy định: “d1) Nguyên giá TSCĐ hữu hình do mua sắm bao gồm: Giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sử dụng như chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển bốc xếp ban đầu, chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử), chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác. Chi phí lãi vay phát sinh khi mua sắm TSCĐ đã hoàn thiện (TSCĐ sử dụng được ngay mà không cần qua quá trình đầu tư xây dựng) không được vốn hóa vào nguyên giá TSCĐ”. +Theo quy định tại Điều 46 Thông tư 200, Tài khoản 241 - Xây dựng cơ bản dở dang, có 3 tài khoản cấp 2 là 2411, 2412, 2413. Trong đó, Tài khoản 2411 - Mua sắm TSCĐ: Phản ánh chi phí mua sắm TSCĐ và tình hình quyết toán chi phí mua sắm TSCĐ trong trường hợp phải qua lắp đặt, chạy thử trước khi đưa vào sử dụng (kể cả mua TSCĐ mới hoặc đã qua sử dụng). Nếu mua sắm TSCĐ về phải đầu tư, trang bị thêm mới sử dụng được thì mọi chi phí mua sắm, trang bị thêm cũng được phản ánh vào tài khoản này. +Điểm g Khoản 1 Điều 54 Thông tư 200 quy định: “Việc xác định chi phí lãi vay được vốn hóa phải tuân thủ Chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”. Việc vốn hóa lãi vay trong một số trường hợp cụ thể như sau: Đối với khoản vay riêng phục vụ việc xây dựng TSCĐ, BĐSĐT, lãi vay được vốn hóa kể cả khi thời gian xây dựng dưới 12 tháng”. -Vấn đề của công ty: 1.Căn cứ các quy định trên Công ty hiểu rằng chi phí lãi vay cho hệ thống máy móc thiết bị cũng được vốn hóa. 2.Quý bộ cho công ty hỏi thời điểm tính vốn hóa lãi vay sẽ đến thời điểm nào? 3.Tài sản hiện đã đã hoàn thành việc mua sắm xây dựng nhưng Công ty chưa đưa tài sản vào sử dụng , chưa tính khấu hao vì công ty chưa có giấy phép sản xuất kinh doanh hóa chất theo quy định về kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện, có vi phạm gì không? Công ty Kính mong nhận được câu trả lời của Quý Bộ. 08/08/2024 Xem trả lời
- Hỏi: Cho tôi hỏi về mã só 52 trên mẫu báo cáo tài chính B02/BCTC theo Thông tư 107/2017/TT-BTC. Theo đó cơ sở để đưa vào chỉ tiêu này là lũy kế số dư Co TK431(Phần chênh lệch thu chi trích quỹ). Tôi thuộc đơn vị tự chủ nhóm 3. Theo quy định cách hạch toán trên tài khoản 431 thì bao gồm phần trích khấu hao và mua sắm tài sản. Vậy khi tôi lấy là lấy tổng lũy kế phát sinh có của cả Tk 431 để đưa vào mã 52 trên báo cáo B02 thì có đúng không ạ. Cảm ơn quý Bộ. 02/08/2024 Xem trả lời
- Hỏi: Kính gửi Bộ tài chính! Đơn vị tôi là đơn vị loại 1 hạch toán theo Thông tư 24/2024/TT-BTC, năm 2024 đơn vị tôi nhận được công văn tiền chậm nộp thuế đất phi nông nghiệp từ năm 2017 đến năm 2023 và tiền phạt chậm nộp thuế. Như vậy theo chế độ kế toán đơn vị tôi có được hạch toán vào chi phí năm 2024 khoản tiền này hay phải điều chỉnh báo cáo tài chính các năm, đồng thời phải hạch toán như thế nào để phù hợp với Thông tư 24/2024/TT-BTC. Kính nhờ Bộ tài chính hướng dẫn giúp đơn vị! Xin chân thành cảm ơn! 02/08/2024 Xem trả lời
- Hỏi: Kính gửi Bộ tài chính! Trong năm 2023, công ty chúng tôi có phát sinh chi phí đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn lập trình cho lập trình viên. Chi phí đào tạo này phát sinh với số tiền lớn và nhiều lần. Một khóa đào tạo dao động 500-600 triệu đồng kéo dài 7 ngày. Hiện tại, công ty chúng tôi đang thực hiện phân bổ chi phí đào tạo này trong 12 tháng kể từ ngày phát sinh theo điểm a, điểm b, khoản 1, Điều 47 và điểm e, khoản 1, điều 37 Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. Các cơ sở pháp luật đã tham khảo: Chúng tôi đã tham khảo Thông tư 200/2014/TT-BTC, ban hành ngày 22/12/2014, sau đây gọi tắt là “Thông tư”, về vấn đề này như sau: Theo điểm a, khoản 1, Điều 47, tài khoản 242 – Chi phí trả trước, của Thông tư: “Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động SXKD của nhiều kỳ kế toán và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí SXKD của các kỳ kế toán sau.” Theo điểm b, khoản 1, Điều 47, các nội dung phản ánh của chi phí trả trước, của Thông tư: “Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo, quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động được phân bổ tối đa không quá 3 năm;” Theo điểm e, khoản 1, Điều 37 của Thông tư: “Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp gồm: chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm được ghi nhận là chi phí SXKD trong kỳ hoặc được phân bổ dần vào chi phí SXKD trong thời gian tối đa không quá 3 năm.” Chúng tôi đang hiểu vì chi phí đào tạo về bản chất sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai liên quan đến nhiều kỳ kế toán nên sẽ được phân bổ dần qua các kỳ kế toán và tối đa không quá 3 năm; Thắc mắc cần giải đáp: Dựa trên các thông tin và cơ sở pháp luật chúng tôi đang hiểu ở trên, chi phí đào cho nhân viên nhằm nâng cao trình độ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai liên quan đến nhiều kỳ kế toán sẽ được phân bổ dần qua các kỳ kế toán và thời gian phân bổ tối đa không quá 3 năm đúng hay không? Kính mong nhận được sự phản hồi của Bộ tài chính. Trân trọng cảm ơn! 02/08/2024 Xem trả lời
- Hỏi: Tôi đã được cấp chứng chỉ kiểm toán viên năm 2023 nhưng chưa đăng ký hành nghề do chuyển công tác. Năm 2024 tôi có làm thủ tục xin cấp đăng ký hành nghề kiểm toán viên nhưng không được chấp nhận do giấy tờ không hợp lệ do cán bộ phụ trách hồ sơ yêu cầu phải có xác nhận công tác do Tổng công ty cấp hoặc giấy ủy quyền của Tổng công ty cho chi nhánh ghi rõ chi nhánh được quyền xác nhận thời gian làm việc cho nhân viên (không được ghi chung chung là chi nhánh được quyền phê duyệt các văn bản trong quyền hạn của giám đốc chi nhánh). Tuy nhiên tôi gặp các vướng mắc sau: 1. Tôi ký hợp đồng lao động không kỳ hạn với chi nhánh từ năm 2017 đến năm 2023 (7 năm), đóng bảo hiểm tại chi nhánh và chi nhánh hoạt động độc lập. Cuối năm 2023 tổng công ty làm thủ tục đổi tên và thay đổi chính sách quản lý dẫn đến hiện tại vẫn chưa cấp lại giấy ủy quyền cho giám đốc chi nhánh theo tên mới. 2. Tôi đã liên hệ với Tổng công ty nhưng Tổng công ty không đồng ý xác nhận thời gian làm việc do tôi ký hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm tại chi nhánh. Hiện tại đã gần 1 năm kể từ khi tôi nhận chứng chỉ và 6 tháng kể từ khi tôi chuyển công tác sang đơn vị mới nhưng vẫn không được cấp đăng ký hành nghề do không đủ hồ sơ như cán bộ yêu cầu. Việc yêu cầu xác nhận thời gian làm việc nhằm mục đích chứng minh tôi có đủ thời gian làm việc đủ 36 tháng tính đến thời điểm yêu cầu cấp đăng ký hành nghề, tuy nhiên việc chi nhánh không đủ điều kiện xác nhận tại thời điểm tôi làm hồ sơ và Tổng công ty không đồng ý xác nhận không năm trong khả năng thực hiện của tôi dù thực tế thời gian làm việc của tôi đã vượt quá yêu cầu (7 năm) và trong thời gian tôi làm việc chi nhánh vẫn luôn có đủ điều kiện hoạt động. Tôi có thắc mắc liệu trường hợp của tôi có thể áp dụng "Bản giải trình kèm theo các tài liệu chứng minh về thời gian thực tế làm kiểm toán như bản sao sổ bảo hiểm xã hội, bản sao hợp đồng lao động." hay không? Xin cảm ơn! 30/07/2024 Xem trả lời
- Hỏi: Kính gửi Bộ Tài chính, Theo điểm b, khoản 3, Thông tư số 200/2014/TT- BTC thì: "Khi có quyết định hoặc thông báo trả cổ tức, lợi nhuận được chia cho các chủ sở hữu, ghi: Nợ TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388)." Đối với doanh nghiệp mới có Nghị quyết đại hội đồng cổ đông về tỉ lệ chi trả cổ tức, chưa có Nghị quyết HĐQT, chốt danh sách cổ đông và gửi thông báo chia cổ tức đến các cổ đông, kế toán có được ghi nhận luôn số phải trả cổ tức trên tài khoản 3388 không? Kính mong Bộ Tài chính giải đáp thắc mắc. Trân trọng cảm ơn. 23/07/2024 Xem trả lời
- Hỏi: Kính gửi: Bộ Tài chính,Công ty tôi cung cấp dịch vụ cho khách hàng và thu phí duy trì dịch vụ hàng năm. Đồng thời, chúng tôi cũng thu phí theo từng giao dịch mà khách hàng thực hiện. Sắp tới, chúng tôi tổ chức chương trình ưu đãi cho khách hàng như sau: - Miễn phí duy trì dịch vụ năm đầu với khách hàng lần đầu đăng ký sử dụng và phát sinh số lượng giao dịch đạt mức tối thiểu nhất định; Thời hạn 3 tháng (tháng 5-7/2023); - Thể lệ của chương trình quy định Công ty vẫn thu phí duy trì dịch vụ khi khách hàng đăng ký sử dụng và sẽ hoàn lại 100% cho khách hàng đáp ứng điều kiện miễn phí (thực hiện khi tổng kết chương trình vào tháng 8/2023). Cho tôi hỏi, trường hợp này hạch toán như thế nào: Khi thu tiền phí duy trì dịch vụ thì hạch toán khoản phải trả khách hàng, chỉ khi tổng kết chương trình mới ghi nhận doanh thu đối với khách hàng không đáp ứng điều kiện miễn phí hoặc khi thu tiền phí duy trì dịch vụ thì hạch toán doanh thu bình thường, khi tổng kết chương trình thì xác định số tiền miễn phí là chiết khấu thương mại, hạch toán giảm doanh thu theo Điểm b Khoản 1 Điều 81 Thông tư 200/2014/TT-BTC? 23/07/2024 Xem trả lời
Từ khóa » Bảng Kê Mua Hàng Không Có Hóa đơn Theo Thông Tư 107
-
Mẫu Bảng Kê Hàng Hóa Dịch Vụ Mua Vào Không Hóa đơn Excel Mới ...
-
Bảng Kê Mua Hàng Hóa Dịch Vụ Mua Vào Không Có Hóa đơn 01/TNDN
-
Mẫu 01/TNDN: Bảng Kê Thu Mua Hàng Hóa, Dịch Vụ ...
-
Cập Nhật Mẫu Bảng Kê Hàng Hóa Dịch Vụ Mua Vào Không Có Hóa ...
-
Cách Xử Lý Các Trường Hợp Mua Hàng Hóa, Dịch Vụ Không Có Hóa đơn
-
Cách Lập Bảng Kê Thu Mua Hàng Hóa Không Có Hóa đơn - 01/TNDN
-
Tổng Hợp Mẫu Bảng Kê Mua Hàng Update Mới Nhất Năm 2020
-
DANH MỤC MẪU CHỨNG TỪ KẾ TOÁN - Tài Chính
-
Mẫu Bảng Kê Mua Hàng Theo Thông Tư 200 Và 133
-
Bảng Kê Thu Mua Hàng Hóa Không Có Hóa đơn - Biểu Mẫu Kế Toán
-
Bảng Kê Thu Mua Hàng Hóa, Dịch Vụ Mua Vào Không Có Hóa đơn Năm ...
-
Bảng Kê Hàng Hóa Dịch Vụ Mua Vào Mới Nhất (Mẫu Số: 01- 2/GTGT)
-
BẢNG KÊ MUA HÀNG - Kế Toán Lê Ánh