Chi Tiết Kỹ Thuật Hơ Nóng điếu Ngải Cứu Sao Cho Hiệu Quả

Cạo gió bạc tặng hộp 60k/Sản phẩm giá xưởng/Lớp trực tiếp sắp khai giảng

 

Con người là một sinh vật rất nhỏ bé trong vũ trụ nên chịu tác động rất lớn của những biến chuyển trong trời đất, không kể những yếu tố khó thấy như: vũ trụ tuyến, tia tử ngoại, tia hồng ngoại, từ trường…

Tuy nhiên yếu tố ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người dễ thấy nhầt là nhiệt độ. Sự nóng lạnh nếu vừa phải thì tốt, nếu quá đều gây ra bệnh tật, thậm chí chết chóc cho con người. Chính vì biết nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến con người mà loài người ngay từ thuở xa xưa cũng đã biết dùng lửa và nước để phòng chống bệnh tật hay làm cho mình khỏe mạnh hơn.

  Tất nhiên, ở mỗi nơi, mỗi nước có hình thức trị liệu bằng sức nóng khác nhau. Riêng ở Châu Á thì rất lâu, ngoài việc biết dùng vật nhọn kích thích một số điểm mẫn cảm trên cơ thể để trị bệnh, về sau biến thành hình thức CHÂM bằng kim, người ta còn biết dùng LỬA để hơ nóng vào nơi đang đau để làm giảm đau, hình thức này về sau đưa đến việc CỨU bằng ngải nhung trực tiếp hay gián tiếp trên huyệt, đem lại hiệu quả trị bệnh, đôi khi rất kì diệu.

 Ở những nơi lạnh lẽo, người ta thương cứu nhiều hơn châm, vì hình thức này đem lại sức nóng dẽ chịu và kết quả rõ rệt trên nhiều bệnh nhất là bệnh có gốc HƯ HÀN. Ngày nay, ở nước ta, các thầy thuốc hay dùng ÔN CHÂM thay vì dùng điếu ngải nhung để CỨU trực tiếp như trước đây. Như thế là từ rất lâu, ở Á Châu , người ta biết dùng sức nóng để trị bệnh qua huyệt bằng hình thức cứu hay hơ về sau.

Trong việc này chúng tôi đề cập đến việc dùng phép CỨU hay HƠ nóng huyệt để trị bệnh nhưng theo một số nguyên lý mới.Nguyên lý này đước chúng tôi xây dựng qua việc phát hiện trước đó về một đặc tính của DA và HUYỆT từ câu (PHẾ CHỦ BÌ MAO) trong Nội kinh , chúng tôi đi đến suy nghĩ là DA LÔNG CŨNG THỞ NHƯ PHỔI. Mà nói đến thở là có thở ra và hít vào (tức là hô hấp). Các huyệt trong cơ thể vì nằm trong hệ da, lông nên cũng mang đặc tính của hệ da là htở ra và hít vào, nhưng thở ra hít vào trong nguyên tắc tự điều chỉnh của cơ thể, tức là hô và hấp khi cần thiết, nghĩa là khi cơ thể bị bệnh hoặc bị trục trặc một cơ quan nào đó, bộ phận hay tòan cơ thể. Khí có các huyệt có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến cơ quan bị bệnh sẽ mở ra hút lấy năng lượng vũ trụ (khí) vào để tự điều chỉnh lấy nó( Đạo trời đất một hô một hấp, một co một duỗi, một mở một đóng, một lên một xuống). Và chỉ khi nào cơ thể bị bệnh nặng đến mức mất đi cơ chế tự điều chỉnh này thì mới không xảy ra hiện tượng trên. Do đó, vấn đề trị bệnh, thật ra là giúp cho cơ thể tự điều chỉnh nhanh, mạnh và có hiệu quả hơn mà thôi. Vai trò của thầy thuốc là vai trò hỗ trợ chứ không phải là thay thế cơ thể.

Trên đây là giả thiết của chúng tôi về đặc tính của huyệt. giả thuyết này sớm được xác minh ngay sau khi đưa vào thực tế trị bệnh bằng Diện Chẩn. Rõ ràng là các huyệt trên mặt tương ứng với cơ quan đang bị bệnh, có hiện tượng hút hơi nóng vào khi được hơ bằng cây ngải cứu nhỏ dù để cách mặt da chứng 1cm. Hiện tượng này được xác minh bằng cách thử để lệch vị trí huyệt 1mm (một ly) thì sẽ không thấy hiện tượng nóng buốt nóng như phỏng, nóng như có luồng hơi hút xoáy sâu vào bên trong huyệt nữa mà chỉ có cảm giác ấm mà thôi. Rồi sau đó giảm dần để rồi chỉ có cảm giác ấm bình thường dù vẫn giữ nguyên vị trí và cách mặt da cùng cự ly.

Thời gian vừa nói lâu hay mau là tùy ở tình trạng bệnh nặng hay nhẹ và tùy ở diễn biến của bệnh. Nếu bệnh mau lành thì huyệt liên hệ với cơ quan đang bệnh mau đóng lại (và ngược lại sẽ lâu có hiện tượng bão hòa khi huyệt hấp thụ đủ nhiệt năng cần thiết để điều chỉnh nơi đang cần. Và khi đó huyệt sẽ thôi không hút sức nóng từ điếu ngải cứu tỏa ra nữa. Dù cho ta có để lâu cả phút cũng chỉ có cảm giác ấm ở MẶT DA mà thôi. Hiện tượng này xảy ra ở các huyệt khắp nơi trên cơ thể chứ không chỉ ở các huyệt trên mặt.

* KỸ THUẬT HƠ NÓNG CÁC HUYỆT TRÊN MẶT THEO DIỆN CHẨN:

Từ việc khám phá ra nguyên lý mới về huyệt và các hiện tượng trình bày trên, chúng tôi tiến hành việc chẩn đoán và điều trị bằng cách: Điếu ngải cứ quấn nhỏ hơn điếu ngải vẫn thường dùng cho THỂ CHÂM (điếu ngải này chỉ to bằng điếu thuốc lá). Bằng cách cầm điếu ngải giữa hai ngón trỏ và ngón cái, với ngón út để nhẹ trên mặt da làm chổ tựa, ta di chuyển chầm chậm (rà) điếu ngải trên mặt da khoảng 1cm, và để ý xem chổ nào thì bệnh nhân né mặt và kêu nóng quá. Kinh nghiệm cho biết rằng: nếu rà đúng huyệt đang mở(sinh huyệt) thì không quá 2 giây, bệnh nhân sẽ cảm thấy nóng ngay. Một cảm giác nóng dữ dội như bị phỏng và nhói buuốt sâu trong da thịt như có lực hút xoáy vào trong một cái lỗ gây cảm giác nóng nà nhức buốt (đôi khi nóng rát, nóng ngứa), khiến người bệnh không thể nào chịu đựng nổi, phải né mặt kêu lên.

Kỹ thuật hơ nóng bằng Diện Chẩn
     Kỹ thuật hơ nóng bằng Diện Chẩn

Trái lại, nếu không có những hiện tượng như trên mà chỉ có cảm giác ấm thì không phải là huyệt đang có như cầu của nó. Tất nhiên là không nên mất thì giờ hơ làm gì vì không có tác dụng. Đối với việc chữa bệnh bằng phương pháp DIỆN CHẨN – ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP thì ta chỉ việc căn cứ vào các đồ hình và sinh huyệt trên vùng mặt, đầu, cồ ,gáy tức là những điểm cực kỳ nhạy cảm với sức nóng của điếu ngải tỏa ra, để định bệnh và điều trị (đặc biệt trong DC-ĐKLP, điểm chẩn đóan cũng là điểm để điều trị bệnh)

Còn với các huyệt trong cơ thể thì ta dò các sinh huyệt nằm trên các đồ hình phản chiếu khắp các bộ phận của cơ thể (theo hệ phản chiếu của DC-ĐKLP) để chẩn đoán và trị bệnh. T6át cả cũng đều cùng một nguyên lý như các huyệt trên mặt.

* KẾT QUẢ BAN ĐẦU KHI  HƠ NÓNG BẰNG DIỆN CHẨN:

Cho đến nay, sau một năm phát hiện và áp dụng nguyên lý trên trong việc chẩn trị, chúng tôi thấy đây là một phương pháp có tác dụng và hiệu quả rất cao trên nhiều loại bệnh, nhất là các bệnh HƯ HÀN như:cảm lạnh, nhức đầu do lạnh, suy nhược cơ thể, viêm đại tràng mạn tính, đau lưng, nhức mỏi, thấp khớp, suyển hàn, viêm mũi dị ứng, đau bụng kinh,…Các bệnh đặc biệt như di chứng tai biến mạch máu não, bầm sưng do chấn thương..cũng đều có kết quả đáng ngạc nhiên.

TÓM LẠI, cách hơ nóng huyệt vừa trình bày có tác dụng làm thông kinh hoạt lạc rất mạnh và rất nhanh, làm tan huyết ứ, khí bế, làm mềm cơ, mạch gân, ngoài ra cũng làm an thần và trấn thống, tiêu đàm tích rất tốt. Tuy nhiên, nó cũng có những hạ chế, do đó không hợp với những bệnh sau: U bướu trong cơ thể, nhất là ở bộ phận sinh dục nữ (như U XƠ TỬ CUNG, BƯỚU BUỒNG TRỨNG) , loét dạ dày, viêm gan…Cho nên phải cẩn thận không nên hơ nhiều càc huyệt thuộc gan, dạ dày

Lưu ý: Dù đem lại hiệu quả cao cho nhiều bệnh kỹ thuật này vẫn có những bất tiện, như sau:

– Các huyệt hút nóng rất dữ dội cho nên rất dễ gây phỏng, nếu ta hơ lâu một huyệt . Dó đó, phải đổi sang huyệt Diện Chẩn khác, sau khi bệnh nhân né mặt ba lần. Sau đó có thể hơ trở lại trong lượt thứ nhì của phác đồ điều trị (có lẽ thuở xưa, cổ nhân cấm CỨU các huyệt trên mặt, vì sợ gây phỏng mặt cho bệnh nhân và tăng khí dương nhiều quá).

– Không nên hơ quá nhiều huyệt trong mỗi lần điều trị (Phác đồ có quá nhiều huyệt_. Điều này sẽ gây ra những hiện tượng nóng nhiệt trong người như nổi mụn nhọt, ngầy ngật, táo bón, khó ngủ,…

– Mỗi ngày chỉ hơ một lần, nếu không sẽ gặp những hậu quả nêu trên. Nếu bệnh đã giảm nên cách ngày hơ một lần.

Ngoài việc sử dụng ngải cứu, ta có thể dùng bất cứ phương tiện gì tỏa nhiệt như: thuốc lá, nhang, tia sóng ngắn đều có tác dụng trị bệnh tương tự như ngải cứu. Điều này sẽ giúp cho bệnh nhân tự trị được một số bệnh thông thường chủ yếu là các bệnh do rối loạn các chức năng, ở nhà, góp phần thực hiện chủ trương biến người bệnh thành người chữa bệnh trong phạm vi chăm sóc sức khỏe ban đầu, mạng lưới Y tế gia đình, chữa bệnh tại nhà.

GSTSKH. Bùi Quốc Châu(dienchan.com) 

Từ khóa » điếu Ngải Cứu