Chi Tiết Phí Quản Lý Tài Khoản Sacombank Mới Nhất 2021. - Ficombank

Ngân hàng Phí quản lý tài khoản Sacombank Bởi Nguyễn An Nhiên 22/09/2022 Được viết bởi Nguyễn An Nhiên 22/09/2022 1.8K

Khi lựa chọn và sử dụng tài khoản ngân hàng, phí quản lý tài khoản sacombank đang là vấn đề nhận được sự quan tâm nhiều từ các khách hàng. Đây cũng là một trong những yếu tố giúp tăng khả năng cạnh tranh giữa ngân hàng sacombank với các đơn vị ngân hàng khác. 

Cùng tìm hiểu và tích lũy thêm thông tin phí quản lý tài khoản Sacombank.  Ficombank.com.vn đã tổng hợp tất cả các loại phí do đơn vị này yêu cầu trong bài viết sau. 

Đôi nét ngân hàng Sacombank

ngân hàng Sacombank

Ngân hàng Sacombank hiện đang là một cái tên rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ tài chính. Tên gọi đầy đủ của đơn vị là ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín. Ngân hàng được đánh giá là một trong top 10 những ngân hàng uy tín nhất tại Việt Nam. 

Ngân hàng Sacombank được thành lập vào tháng 02/1991 dưới hình thức là ngân hàng thương mại. Năm 1993, đơn vị đã có chi nhánh hoạt động tại khu vực Hà Nội.

Và sau hơn 30 năm phát triển, ngân hàng đã có mặt tại tất cả các tỉnh thành của Việt Nam, đồng thời mở rộng phạm vi hoạt động sang hai quốc gia anh em là Lào và Campuchia. 

Là ngân hàng thương mại, Sacombank luôn không ngừng cải thiện về chất lượng phục vụ, dịch vụ và các ưu đãi. Nhờ vậy, đơn vị này đã trở thành sự lựa chọn đáng tin cậy của người dân Việt Nam. Bên cạnh đó, nhóm khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân là người nước ngoài cũng chiếm số lượng rất lớn. 

Xem thêm:

  • Biểu phí chuyển tiền ngân hàng Sacombank
  • Cách chuyển tiền liên ngân hàng Sacombank
  • Cách mở số tài khoản Sacombank đẹp hợp tuổi
  • Số dư tối thiểu tài khoản Sacombank là bao nhiêu?

Phí quản lý tài khoản Sacombank là gì?

Hiểu theo cách đơn giản nhất, phí quản lý tài khoản Sacombank là khoản tiền bạn cần chi trả để duy trì tài khoản của mình khi sử dụng dịch vụ ngân hàng. Việc quản lý, thực hiện các dịch vụ có liên quan đến tài khoản cũng được thực hiện dựa trên khoản phí này. 

Mức phí này được xếp loại là khoản phí bắt buộc bạn cần phải chi trả ở mọi ngân hàng chứ không chỉ có ở riêng ngân hàng Sacombank. Thông thường, mức phí này thường rất nhỏ, và được chi trả định kỳ theo từng tháng hoặc từng năm. Tùy theo chính sách ở từng thời kỳ và phụ thuộc vào loại tài khoản bạn mở, mức phí quản lý tài khoản Sacombank sẽ có sự khác nhau nhất. 

Phí quản lý tài khoản Sacombank là bao nhiêu?

Ngân hàng Sacombank là một trong số những ngân hàng thương mại có mức phí quản lý tài khoản rất cạnh tranh, nằm ở mặt bằng chung của thị trường. 

Bên cạnh đó, ngân hàng Sacombank còn có áp dụng thêm các combo phí quản lý, tích hợp thêm các dịch vụ có liên quan như Internet Banking, thẻ Plus,… Bạn sẽ có thêm nhiều lựa chọn, từ đó giúp tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ. 

Phí quản lý tài khoản Sacombank là bao nhiêu?

1/ Phí quản lý tài khoản thanh toán (TKTT)

  • TKTT thông thường: 5,500 VND/ tháng.
  • TKTT thông thường có gắn thẻ: 2,750 VND/ tháng.
  • Khách hàng vay – TKTT thông thường không gắn thẻ, SMS: 8,500 VND/ tháng.
  • Khách hàng vay – TKTT thông thường có gắn thẻ, SMS: 5,750 VND/ tháng.
  • Tài khoản thấu chi có tài sản bảo đảm: Miễn phí.

2/ Phí New Combo 1

  • Gói 1 (TKTT, SMS, thẻ PLUS/ UPI): 12,000 VND/ tháng.
  • Khách hàng vay – gói 1: 15,000 VND/ tháng.
  • Gói 2 (TKTT, SMS, thẻ Visa): 17,000 VND/ tháng.
  • Khách hàng vay – gói 2: 20,000 VND/ tháng.
  • Gói 3 (TKTT, SMS, thẻ Master): 23,000 VND/ tháng.
  • Khách hàng vay – gói 3: 26,000 VND/ tháng.

3/ Phí New Combo 2

  • Gói 1 (TKTT, SMS, thẻ PLUS/ UPI, Internet Banking, Mobile Banking): 18,600 VND/ tháng.
  • Khách hàng vay – gói 1: 21,600 VND/ tháng.
  • Gói 2 (TKTT, SMS, thẻ Visa, Internet Banking, Mobile Banking): 22,500 VND/ tháng.
  • Khách hàng vay – gói 2: 25,500 VND/ tháng.
  • Gói 3 (TKTT, SMS, thẻ Master, Internet Banking, Mobile Banking): 27,000 VND/ tháng.
  • Khách hàng vay – gói 3: 30,000 VND/ tháng.

4/ Phí combo Boss

Tuỳ theo thoả thuận với ngân hàng và hạng khách hàng. Mức phí này dao động từ 450,000 VND đến 15 triệu đồng một năm.

5/ Một số phí quản lý tài khoản khác

  • Tài khoản đặc biệt theo yêu cầu chủ tài khoản: thỏa thuận, tối thiểu 20,000 VND/ tháng.
  • TKTT không hoạt động trên 6 tháng: 10,000 VND/ tháng.
  • Gói tài khoản VIP (TKTT VIP, SMS, thẻ Visa Platinum, Internet Banking, Mobile Banking): Miễn phí.

Không đóng phí quản lý tài khoản Sacombank có sao không?

Nếu bạn đang thắc mắc vấn đề này, câu trả lời dành cho bạn sẽ là chắc chắn có. Việc đóng phí quản lý tài khoản Sacombank có mục đích chính là giúp duy trì, bảo mật tài khoản, đồng thời thực hiện các dịch vụ có liên quan. Nếu không có phí quản lý, bạn sẽ gặp phải một số khó khăn tương đối trong việc kiểm soát tài khoản của mình. 

Ngân hàng Sacombank thường sẽ áp dụng hình thức trừ phí quản lý vào trực tiếp số tiền bạn đang có trong tài khoản. Nếu không đủ, ngân hàng sẽ ghi nợ và khấu trừ khi có điều kiện. 

Hiện nay chưa có bất kỳ quy định nào về chế tài xử lý trong trường hợp không đóng khoản phí này. Tuy nhiên, để thuận tiện và tránh các trường hợp đáng tiếc, bạn vẫn nên đóng phí quản lý đầy đủ. 

Các loại phí khác của Sacombank mà bạn nên biết!

Ngoài phí quản lý tài khoản, khi bạn mở tài khoản, ngân hàng sẽ thu thêm của bạn một số các loại phí khác. Đây có thể là loại phí bắt buộc hoặc phí chỉ thu khi bạn có sử dụng dịch vụ của ngân hàng liên quan đến tài khoản. Dưới đây là những loại phí khác thường gặp của ngân hàng Sacombank. 

Các loại phí khác của Sacombank mà bạn nên biết!

1. Phí duy trì tài khoản

Nhiều người vẫn thường có sự nhầm lẫn giữa hai loại phí tài khoản là phí quản lý và phí duy trì. Bạn cần lưu ý rằng, hai khoản phí này là hoàn toàn khác nhau, được ngân hàng sử dụng với hai mục đích không giống nhau. 

Phí duy trì tài khoản là khoản phí sẽ phát sinh nếu như số tiền trong tài khoản của bạn không đạt được mức tối thiểu theo quy định của ngân hàng. Nếu như phí quản lý tài khoản là loại phí bắt buộc, tháng nào bạn cũng cần chi trả thì phí duy trì tài khoản sẽ thuộc phân loại phí không bắt buộc. 

Chỉ khi nào số dư trong tài khoản của bạn không đáp ứng yêu cầu của ngân hàng, cụ thể là dưới 50.000đ, phí duy trì mới phát sinh. Mục đích chủ yếu khi thu phí này là hạn chế việc tài khoản không có tiền tồn đọng. 

2. Phí thường niên

Như đúng tên gọi của mình, phí thường niên sẽ bắt đầu phát sinh từ lúc bạn mở tài khoản tại ngân hàng Sacombank. Phí này là loại phí bắt buộc và được thu hằng năm nhằm duy trì các tính năng của tài khoản. Phí thường niên Sacombank cũng được quy định thành từng mức khác nhau, tùy thuộc vào loại thẻ mà khách hàng đăng ký mở. 

3. Phí chuyển tiền, rút tiền

Không như miễn phí làm thẻ ATM Sacombank, phí chuyển tiền được áp dụng khi khách hàng sử dụng tính năng chuyển tiền và rút tiền của ngân hàng. Đây là loại phí quen thuộc và gặp nhiều nhất trong cuộc sống hàng ngày. 

Nếu bạn chuyển tiền cùng ngân hàng Sacombank, bạn sẽ nhận được ưu đãi miễn phí chuyển tiền. Nếu rút tiền tại quầy giao dịch hoặc tại cây ATM của ngân hàng, mức phí này thường rất thấp. 

Ngân hàng Sacombank còn có cung cấp dịch vụ chuyển tiền liên ngân hàng. Trong trường hợp này, phí sẽ cao hơn, vào tầm khoảng từ 5.500đ đến 10.000đ tùy theo ngân hàng được chuyển tiền đến. Nếu bạn rút tiền tại các cây ATM ngoài ngân hàng, phí rút tiền cũng sẽ cao hơn từ 2 đến 3 lần so với tại các ATM cùng hệ thống. 

4. Phí thanh toán

Loại phí này sẽ phát sinh khi bạn sử dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàng tại một số cửa hàng hoặc điểm mua sắm, dịch vụ,…. Mức phí sẽ giao động từ 2 – 4% so với số tiền bạn thanh toán, tùy thuộc vào từng khu vực và doanh nghiệp được thanh toán. Nếu ở nước ngoài, mức phí này sẽ cao hơn từ từng địa điểm cụ thể. 

5. Phí in sao kê

Trong một số trường hợp, khách hàng có đăng ký hoặc sử dụng dịch vụ sao kê biên lai, phí in sao kê sẽ phát sinh. Vì thế, loại phí này là không bắt buộc, và chỉ phát sinh khi bạn có sử dụng. Thông thường loại phí này chỉ được các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng. 

Lời kết

Các loại phí khi sử dụng dịch vụ tài chính của ngân hàng, trong đó có phí quản lý tài khoản Sacombank luôn nhận được sự quan tâm của khách hàng. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích và cần thiết, giúp bạn lựa chọn được cho mình một ngân hàng phù hợp với nhu cầu sử dụng.  

Có thể bạn chưa biết!

  • Số tài khoản Sacombank có mấy số?
  • Tài khoản ngân hàng bị khóa có nhận được tiền không?
  • Cách chuyển thẻ từ sang thẻ chip ngân hàng Sacombank
  • Tài khoản ngân hàng liên kết được máy tài khoản Airpay, MoMo?
Tài khoản Chia sẻ FacebookTwitterPinterestLinkedinTumblr
Nguyễn An Nhiên

Với 10 năm kinh nghiệm trong ngành tài chính, Nhiên tự tin có thể hỗ trợ bạn cách tiếp cận gói vay ưu đãi và giải đáp mọi câu hỏi liên quan đến tín dụng.

Bài trước
Tài khoản ngân hàng bị khóa có nhận được tiền không?
Bài tiếp theo
MCredit vay theo sim Viettel hạn mức cao, lãi suất thấp

Bài viết liên quan

Các đầu Số: 0500, 0501, 0541, 0561, 0591 là ngân hàng gì?

4 Cách tìm tên chủ tài khoản ngân hàng Vietcombank nhanh

7+ Cách tra cứu số tài khoản TPBank ai cũng làm được

Cách hủy tài khoản TPBank online đơn giản ngay tại nhà

Xử lý tài khoản tiết kiệm bị phong tỏa TPBank như thế nào?

Phí duy trì tài khoản MBBank

Để lại một bình luận Hủy trả lời

Lưu tên, email và trang web của tôi trong trình duyệt này cho lần tôi nhận xét tiếp theo.

Δ

LIÊN HỆ.

  • Wesite: Ficombank.con.vn
  • Mail: Vietnam.ficombank@gmail.com
  • Địa chỉ:Số 927 Trần Hưng Đạo, P.1, Q.5, TP.HCM
  • Giờ làm việc: từ thứ 2 đến thứ 7 trừ các ngày lễ
DMCA.com Protection Status

Về chúng tôi.

  • Đội ngũ biên tập
  • Nguyên tắc biên tập
  • Dịch vụ kiểm tra CIC
  • Gợi ý vay tiền trả góp (Affiliate)

BÀI VIẾT MỚI.

  • Cách trả nợ từ 1 đến 2 tỷ: Phù hợp với ai mất phương hướng

    11/07/2024
  • Làm gì khi nợ 500 triệu: 5 Ý tưởng giúp bạn cải thiện hơn.

    29/06/2024
  • Nợ xấu HD Saison: Danh sách, cách kiểm tra & xoá ra sao?

    22/06/2024
  • Liệu Có Danh Sách Nợ Xấu Ngân Hàng VPBank?

    22/06/2024
  • 5 Bước vực dậy sau vỡ nợ để làm lại cuộc đời rạng rỡ hơn.

    20/06/2024
  • Chồng nợ xấu vợ có mua xe ô tô trả góp được không?

    19/06/2024
Ficombank.com.vn Ficombank.com.vn @2020 - 2022 All Right Reserved. TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM: Website Ficombank.com.vn không phải ngân hàng hay tổ chức tài chính cho vay. Chúng tôi chỉ giải thích, hướng dẫn và tiếp thị liên kết các dịch vụ liên quan đến ngân hàng, tập hợp các đơn vị uy tín hỗ trợ tín dụng được hoạt động có giấy phép. Mọi thông tin vui lòng liên hệ bên trực tiếp bên hỗ trợ.

Từ khóa » Phí Quản Lý Tài Khoản Sacombank 2022