[CHI TIẾT] Sơ Đồ Quạt Bàn Và Những Thông Tin Không Thể Thiếu

Sơ đồ quạt bàn và sơ đồ mạch điện quạt bàn là một trong những thông tin được nhiều người dùng quan tâm khi sản phẩm gia đình có những hư hỏng cần sửa chữa. Nếu bạn chưa biết đến những thông tin này, đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé!

1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của quạt bàn

- Cấu tạo quạt bàn gồm những bộ phận sau:

sơ đồ quạt bàn: Cấu tạo của quạt bàn

+ Lồng quạt

+ Cánh quạt ( Cánh được bắt liên với trục rôt)

+ Phần vỏ nhựa

+ Núm vặn số tốc độ quạt

+ Túp năng ( Gồm có mô tơ quay, để chỉnh quạt quay hoặc đứng )

+ Tụ kích

+ Bo mạch ( Đối với quạt điện tử )

+ Điều khiển từ xa ( Quạt điện tự )

+ Động cơ quạt ( Gồm cuộn dây, Roto, stato )

+ Dây điện nguồn

sơ đồ quạt bàn: Nguyên lý hoạt động của quạt bàn

Xem thêm: Hướng dẫn cách tháo quạt hộp và vệ sinh sản phẩm sạch bong

- Trước khi đến với sơ đồ quạt bàn, hãy cùng theo dõi nguyên lý hoạt động của quạt điện: Dòng điện chạy vào động cơ của quạt máy, sẽ làm cánh quạt quay đẩy ra các luồng khí đến người sử dụng

+ Túp năng : Khi bạn nhấn vào tup năng hoặc điều khiển từ xa lúc này nguồn điện 220V sẽ được cấp vào mô tơ tup năng bên trong để cho mô tơ chạy quay i rồi quay lại bằng một bộ mánh răng trục.

+ Bo mạch điện tử :Có tác dụng nhận lệnh và cấp điện cho các thiết bị chạy theo điều khiển từ xa và theo các phím nhấn bên trên quạt tương ứng với nút bạn nhấn.

+ Bộ số : Ở đây bạn phải dùng bằng tay ( Quạt cơ ) bạn sẽ chọn nhấn các số tương ứng với nguồn điện sẽ cấp cho các cuộn bên trong động cơ để cho quạt chạy mạnh hoặc yếu tương ứng.

+ Động cơ quạt : Động cơ quạt thường có 3 số: Số nhỏ - quay yếu, số trung bình - quay mức chung và số lớn nhất - quạt quay mạnh nhất.

+ Mỗi số chạy của quận tương ứng với một cuộn dây quấn khác nhau được quấn chung bên trong động cơ quạt

2. Cấu tạo động cơ của quạt điện

- Sơ đồ quạt bàn: Cấu tạo động cơ quạt điện bàn bao gồm:

sơ đồ quạt bàn: cấu tạo động cơ điện

+ Stator: là phần đứng yên bao gồm dây quấn và lõi thép. Lõi thép bao gồm các lá thép có độ dày 0,35-0,5mm ghép lại với nhau. Dây quấn có thể bằng nhôm hoặc đồng. Đa phần ở Việt Nam, Stator thường có 16 rãnh.

+ Rotor: Là phần chuyển động, còn gọi là trục quay. Được cấu tạo từ các lá thép kỹ thuật

+ Tụ điện: Đóng vai trò khởi động cho động cơ điện

+ Bạc đạn: Là ổ giữ dầu bôi trơn giảm ma sát

+ Bộ khung nhôm: tác dụng ghép nối Stator và Rotor.

- Nguyên lý hoạt động: Để quạt chạy thì Stator được cung cấp một dòng điện xoay chiều. Dòng điện qua các bó dây quấn sẽ tạo thành một từ trường quay. Từ trường tác dụng với rotor khiến rotor quay theo chiều của từ trường.

3. Sơ đồ quạt bàn - Sơ đồ mạch điện

- Sau đây là sơ đồ mạch điện của quạt điện như sau:

sơ đồ quạt bàn: sơ đồ mạch điện

- Trong đó:

+ D2 là công tắc số 1- Mức quay nhỏ nhất

+ D3 là công tắc số 2- Mức quay trung bình

+ D4 là công tắc sô 3- Mức quay mạnh nhất

+ L0 là quận dây đề

+ L1, L2 là cuộn dây số

+ L3 là quận dây chạy

+ C là tụ điện. C=2mf đối với quạt B400 và C=1,5mf đối với quạt bàn B300

- Nếu quạt bàn của bạn xảy ra hư hỏng, thay vì tự mình thực hiện, bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của những người có chuyên môn, giúp khắc phục hư hỏng chính xác và an toàn.

Với sơ đồ quạt bàn và những thông tin liên quan trên đây, chúc bạn khắc phục hư hỏng thành công và có những trải nghiệm hài lòng.

Siêu thị điện máy HC

Từ khóa » Cách đấu Tụ Quạt Bàn