Chi Tiết Trận đấu

Chung kết UEFA Champions League 2009
Sự kiệnUEFA Champions League 2008–09
Barcelona Manchester United
Tây Ban Nha Anh
2 0
Ngày27 tháng 5 năm 2009; 15 năm trước (2009-05-27)
Địa điểmSân vận động Olimpico, Roma[1]
Cầu thủ xuất sắcnhất trận đấu UEFAXavi (Barcelona)[2]
Cầu thủ xuất sắcnhất trận đấu các FanLionel Messi (Barcelona)[3]
Trọng tàiMassimo Busacca (Thụy Sĩ)[4]
Khán giả62.467[5]
← 2008 2010 →

Trận chung kết UEFA Champions League năm 2009 là trận chung kết thứ mười bảy của UEFA Champions League và thứ năm mươi tư của Cúp C1 châu Âu. Trận đấu được tổ chức vào ngày 27 tháng 5, năm 2009 tại Sân vận động Olimpico, thủ đô Roma, Ý – là sân nhà của hai câu lạc bộ AS Roma và Lazio. Đây là lần thứ tư trận chung kết Cúp C1 châu Âu được tổ chức tại thủ đô Italia, sau các năm 1977, 1984 và 1996.[1]

Trận đấu là cuộc đối đầu giữa hai câu lạc bộ Barcelona và đội đương kim vô địch Manchester United. Đội đương kim vô địch cuối cùng lọt vào tới trận chung kết của giải năm sau là câu lạc bộ Juventus tại giải năm 1997. Còn lần gần đây nhất một đội bảo vệ thành công ngôi vô địch Cúp C1 châu Âu của mình là đội AC Milan vào năm 1990. Đây cũng là năm thứ năm liên tiếp có ít nhất một đội bóng của Anh có mặt tại trận chung kết UEFA Champions League.[6]

Tóm tắt diễn biến trận đấu, Tiền đạo của Barcelona là Samuel Eto'o đã mở tỉ số trận đấu từ rất sớm ngay từ phút thứ 10. Khi trận đấu chỉ còn 20 phút nữa là kết thúc Lionel Messi đã ghi bàn ấn định chiến thắng 2–0 cho Barcelona, giúp đội bóng xứ Catalonia lần đầu tiên giành được cú ăn ba với các chức vô địch La Liga, Copa del Rey and Champions League.[7] Đây là lần thứ ba Barcelona vô địch giải đấu này, 17 năm sau chiến thắng đầu tiên giành được vào năm 1992.[8]

Một số thông tin bên lề

[sửa | sửa mã nguồn]

Manchester United và Barcelona đã gặp nhau tổng cộng 9 lần tại đấu trường châu Âu: 3 lần trong khuôn khổ Cúp C2 châu Âu và 6 lần tại UEFA Champions League. Trong 9 lần đối đầu, Manchester United đã ba lần giành chiến thắng trước Barcelona và hai lần chịu thất bại, còn lại là bốn trận đấu kết thúc với tỉ số hòa giữa hai đội. Lần duy nhất hai đội gặp nhau tại một trận chung kết là vào năm 1991, tại trận đấu tranh ngôi quán quân cúp C2 châu Âu. Lần đầu hai đội gặp nhau là tại vòng 3 Cúp C2 châu Âu mùa giải 1983–84; Barcelona thắng trận lượt đi tại sân Camp Nou với tỉ số 2–0, nhưng Manchester United thắng trận lượt về với tỉ số 3–0 tại Old Trafford và giành quyền lọt vào vòng bán kết. Đây cũng là chiến thắng đậm nhất của Manchester United trước Barcelona; Còn chiến thắng cách biệt nhất của đội bóng blaugrana trước những con quỷ đỏ là chiến thắng 4–0 trên sân nhà tại vòng bảng UEFA Champions League 1994–95. Lần gần đây nhất hai đội gặp nhau là tại bán kết UEFA Champions League 2007–08, khi Manchester United thủ hòa Barcelona 0–0 tại Camp Nou trước khi giành chiến thắng với tỉ số tối thiểu 1–0 ở trận lượt về trên sân Old Trafford.[9]

Cả hai đội bước vào trận đấu này với tư cách là đội đương kim vô địch quốc gia – đây là lần đầu tiên kể từ năm 1999 diễn ra tình huống này tại trận chung kết UEFA Champions League, khi Manchester United đánh bại Bayern Munich với tỉ số 2–1 tại sân Camp Nou, khi đó cả hai đội đều đã giành ngôi vô địch quốc gia trước khi bước vào trânh chung kết Cúp C1 châu Âu. Manchester United lần thứ 11 giành ngôi vô địch Premier League sau trận hòa 0–0 với Arsenal vào ngày 16 tháng 5,[10] còn Barcelona chắc chắn đoạt ngôi quán quân La Liga sau thất bại của Real Madrid trước Villarreal vào cùng ngày hôm đó.[11] Nếu giành ngôi vô địch, Barcelona sẽ trở thành câu lạc bộ Tây Ban Nha đầu tiên giành cú ăn ba với các chức vô địch La Liga, Copa del Rey và UEFA Champions League trong cùng một mùa bóng.[11]

Sân vận động Olimpico của thủ đô Roma được nhà độc tài Benito Mussolini cho xây dựng từ giữa thập niên 1930 để trở thành trung tâm của hạ tầng cơ sở thể thao của thủ đô Italia, đầu tiên sân được mang tên Foro Mussolini. Sau Thế chiến thứ hai, sân được đổi tên thành Foro Italico và được cải tạo khá nhiều với sức chứa vào khoảng 54. 000 chỗ để đăng cai tổ chức Thế vận hội Mùa hè 1960. Sau khi tổ chức Giải vô địch điền kinh Thế giới 1987, sân lại được tái thiết một lần nữa để tổ chức World Cup 1990. Lần gần đây nhất sân được nâng cấp là vào năm 2008, nâng sức chứa của Stadio Olimpico lên tổng cộng 72.689 chỗ.[1]

Đường đến Rome

[sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm thông tin: UEFA Champions League 2008–09
Tây Ban Nha Barcelona Vòng Anh Manchester United
Đối thủ Tổng tỉ số Lượt đi Lượt về Vòng loại Đối thủ Tổng tỉ số Lượt đi Lượt về
Ba Lan Wisła Kraków 4–1 4–0 (H) 0–1 (A) Vòng loại thứ ba Bye
Đối thủ Tỉ số Vòng bảng Đối thủ Tỉ số
Bồ Đào Nha Sporting CP 3–1 (H) Trận 1 Tây Ban Nha Villarreal 0–0 (H)
Ukraina Shakhtar Donetsk 2–1 (A) Trận 2 Đan Mạch Aalborg BK 3–0 (A)
Thụy Sĩ Basel 5–0 (A) Trận 3 Scotland Celtic 3–0 (H)
Thụy Sĩ Basel 1–1 (H) Trận 4 Scotland Celtic 1–1 (A)
Bồ Đào Nha Sporting CP 5–2 (A) Trận 5 Tây Ban Nha Villarreal 0–0 (A)
Ukraina Shakhtar Donetsk 2–3 (H) Trận 6 Đan Mạch Aalborg BK 2–2 (H)
Nhất Bảng C
Team Pld W D L GF GA GD Pts
Tây Ban Nha Barcelona 6 4 1 1 18 8 +10 13
Bồ Đào Nha Sporting CP 6 4 0 2 8 8 0 12
Ukraina Shakhtar Donetsk 6 3 0 3 11 7 +4 9
Thụy Sĩ Basel 6 0 1 5 2 16 −14 1
Bảng xếp hạng Nhất Bảng E
Team Pld W D L GF GA GD Pts
Anh Manchester United 6 2 4 0 9 3 +6 10
Tây Ban Nha Villarreal 6 2 3 1 9 7 +2 9
Đan Mạch Aalborg BK 6 1 3 2 9 14 −5 6
Scotland Celtic 6 1 2 3 4 7 −3 5
Đối thủ Tổng tỉ số Lượt đi Lượt về Vòng loại trực tiếp Đối thủ Tổng tỉ số Lượt đi Lượt về
Pháp Lyon 6–3 1–1 (A) 5–2 (H) Vòng loại trực tiếp thứ nhất Ý Inter Milan 2–0 0–0 (A) 2–0 (H)
Đức Bayern Munich 5–1 4–0 (H) 1–1 (A) Tứ kết Bồ Đào Nha Porto 3–2 2–2 (H) 1–0 (A)
Anh Chelsea 1–1 (a) 0–0 (H) 1–1 (A) Bán kết Anh Arsenal 4–1 1–0 (H) 3–1 (A)

Trận đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Chi tiết trận đấu

[sửa | sửa mã nguồn] 27 tháng 5, 200920:45 CEST
Barcelona Tây Ban Nha2–0Anh Manchester United
Eto'o  10'Messi  70' Chi tiết
Stadio Olimpico, RomaKhán giả: 62.467[5]Trọng tài: Massimo Busacca (Thụy Sĩ)[4]
Barcelona Manchester United
BARCELONA:[5]
GK 1 Tây Ban Nha Víctor Valdés
RB 5 Tây Ban Nha Carles Puyol (c)
CB 24 Bờ Biển Ngà Yaya Touré
CB 3 Tây Ban Nha Gerard Piqué Thẻ vàng 16'
LB 16 Brasil Sylvinho
DM 28 Tây Ban Nha Sergio Busquets
CM 6 Tây Ban Nha Xavi
CM 8 Tây Ban Nha Andrés Iniesta Thay ra sau 90+2 phút 90+2'
RW 10 Argentina Lionel Messi
LW 14 Pháp Thierry Henry Thay ra sau 72 phút 72'
CF 9 Cameroon Samuel Eto'o
Cầu thủ dự bị:
GK 13 Tây Ban Nha José Manuel Pinto
DF 2 Uruguay Martín Cáceres
DF 46 Tây Ban Nha Marc Muniesa
MF 15 Mali Seydou Keita Vào sân sau 72 phút 72'
FW 7 Iceland Eiður Guðjohnsen
FW 11 Tây Ban Nha Bojan Krkić
FW 27 Tây Ban Nha Pedro Rodríguez Vào sân sau 90+2 phút 90+2'
Huấn luyện viên trưởng:
Tây Ban Nha Pep Guardiola
MANCHESTER UNITED:[5]
GK 1 Hà Lan Edwin van der Sar
RB 22 Cộng hòa Ireland John O'Shea
CB 5 Anh Rio Ferdinand
CB 15 Serbia Nemanja Vidić Thẻ vàng 90+3'
LB 3 Pháp Patrice Evra
CM 8 Brasil Anderson Thay ra sau 46 phút 46'
DM 16 Anh Michael Carrick
CM 11 Wales Ryan Giggs (c) Thay ra sau 75 phút 75'
RW 13 Hàn Quốc Park Ji-Sung Thay ra sau 66 phút 66'
LW 10 Anh Wayne Rooney
CF 7 Bồ Đào Nha Cristiano Ronaldo Thẻ vàng 78'
Cầu thủ dự bị:
GK 29 Ba Lan Tomasz Kuszczak
DF 21 Brasil Rafael
DF 23 Bắc Ireland Jonny Evans
MF 17 Bồ Đào Nha Nani
MF 18 Anh Paul Scholes Thẻ vàng 81' Vào sân sau 75 phút 75'
FW 9 Bulgaria Dimitar Berbatov Vào sân sau 66 phút 66'
FW 32 Argentina Carlos Tévez Vào sân sau 46 phút 46'
Huấn luyện viên trưởng:
Scotland Sir Alex Ferguson

Cầu thủ xuất sắc nhất do UEFA bầu chọn: Tây Ban Nha Xavi[2] Cầu thủ xuất sắc nhất do các Fan bầu chọn: Argentina Lionel Messi[3]

Trợ lý trọng tài: Thụy Sĩ Matthias Arnet[4] Thụy Sĩ Francesco Buragina[4] Trọng tài bàn: Thụy Sĩ Claudio Circhetta[4]

Thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiệp 1

[sửa | sửa mã nguồn]
Barcelona Manchester United
Bàn thắng 1 0
Sút bóng 4 8
Sút cầu môn 1 1
Kiểm soát bóng 54% 46%
Phạt góc 3 2
Lỗi 3 3
Việt vị 0 2
Thẻ vàng 1 0
Thẻ đỏ 0 0

Hiệp hai

[sửa | sửa mã nguồn]
Barcelona Manchester United
Bàn thắng 1 0
Sút bóng 7 4
Sút cầu môn 7 1
Kiểm soát bóng 48% 52%
Phạt góc 1 5
Lỗi 4 7
Việt vị 2 3
Thẻ vàng 0 3
Thẻ đỏ 0 0

Toàn trận

[sửa | sửa mã nguồn]
Barcelona Manchester United
Bàn thắng 2 0
Sút bóng 11 12
Sút cầu môn 8 2
Kiểm soát bóng 51% 49%
Phạt góc 4 7
Lỗi 7 10
Việt vị 2 5
Thẻ vàng 1 3
Thẻ đỏ 0 0
  • Báo cáo chi tiết của UEFA
  • Thống kê chi tiết của UEFA

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Chung kết UEFA Champions League 2009.
  1. ^ a b c “Stadio Olimpico”. uefa.com. Union of European Football Associations. 20 tháng 3 năm 2009. Truy cập 6 tháng 5 năm 2009.
  2. ^ a b Haslam, Andrew (28 tháng 5 năm 2009). “Imperious Xavi runs the show in Rome”. uefa.com. Union of European Football Associations. Truy cập 28 tháng 5 năm 2009.
  3. ^ a b Haslam, Andrew (27 tháng 5 năm 2009). “Stylish Barcelona take United's crown”. uefa.com. Union of European Football Associations. Truy cập 27 tháng 5 năm 2009.
  4. ^ a b c d e “Busacca to referee Rome final”. uefa.com. Union of European Football Associations. 25 tháng 5 năm 2009. Truy cập 25 tháng 5 năm 2009.
  5. ^ a b c d “Full Time Report” (PDF). uefa.com. Union of European Football Association. 27 tháng 5 năm 2009. Truy cập 27 tháng 5 năm 2009.
  6. ^ “Rome ready to welcome European superpowers”. uefa.com. Union of European Football Associations. ngày 26 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2009.
  7. ^ Ashby, Kevin (27 tháng 5 năm 2009). “Guardiola salutes his treble winners”. uefa.com. Union of European Football Associations. Truy cập 28 tháng 5 năm 2009.
  8. ^ Haslam, Andrew (27 tháng 5 năm 2009). “Spain savour European pre-eminence”. uefa.com. Union of European Football Associations. Truy cập 28 tháng 5 năm 2009.
  9. ^ “United versus Barcelona”. StretfordEnd.co.uk. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2009.
  10. ^ McNulty, Phil (ngày 16 tháng 5 năm 2009). “Man Utd 0-0 Arsenal”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2009.
  11. ^ a b “Barca clinch Spanish league title”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. ngày 16 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2009.
  • x
  • t
  • s
Cúp C1 châu Âu và UEFA Champions League
Kỷ nguyên Cúp C1 châu Âu, 1955–1992
Mùa giải
  • 1955–56
  • 1956–57
  • 1957–58
  • 1958–59
  • 1959–60
  • 1960–61
  • 1961–62
  • 1962–63
  • 1963–64
  • 1964–65
  • 1965–66
  • 1966–67
  • 1967–68
  • 1968–69
  • 1969–70
  • 1970–71
  • 1971–72
  • 1972–73
  • 1973–74
  • 1974–75
  • 1975–76
  • 1976–77
  • 1977–78
  • 1978–79
  • 1979–80
  • 1980–81
  • 1981–82
  • 1982–83
  • 1983–84
  • 1984–85
  • 1985–86
  • 1986–87
  • 1987–88
  • 1988–89
  • 1989–90
  • 1990–91
  • 1991–92
Chung kết
  • 1956
  • 1957
  • 1958
  • 1959
  • 1960
  • 1961
  • 1962
  • 1963
  • 1964
  • 1965
  • 1966
  • 1967
  • 1968
  • 1969
  • 1970
  • 1971
  • 1972
  • 1973
  • 1974
  • 1975
  • 1976
  • 1977
  • 1978
  • 1979
  • 1980
  • 1981
  • 1982
  • 1983
  • 1984
  • 1985
  • 1986
  • 1987
  • 1988
  • 1989
  • 1990
  • 1991
  • 1992
Kỷ nguyên UEFA Champions League, 1992–nay
Mùa giải
  • 1992–93
  • 1993–94
  • 1994–95
  • 1995–96
  • 1996–97
  • 1997–98
  • 1998–99
  • 1999–2000
  • 2000–01
  • 2001–02
  • 2002–03
  • 2003–04
  • 2004–05
  • 2005–06
  • 2006–07
  • 2007–08
  • 2008–09
  • 2009–10
  • 2010–11
  • 2011–12
  • 2012–13
  • 2013–14
  • 2014–15
  • 2015–16
  • 2016–17
  • 2017–18
  • 2018–19
  • 2019–20
  • 2020–21
  • 2021–22
  • 2022–23
  • 2023–24
  • 2024–25
Chung kết
  • 1993
  • 1994
  • 1995
  • 1996
  • 1997
  • 1998
  • 1999
  • 2000
  • 2001
  • 2002
  • 2003
  • 2004
  • 2005
  • 2006
  • 2007
  • 2008
  • 2009
  • 2010
  • 2011
  • 2012
  • 2013
  • 2014
  • 2015
  • 2016
  • 2017
  • 2018
  • 2019
  • 2020
  • 2021
  • 2022
  • 2023
  • 2024
  • 2025
  • Lịch sử
    • Các trận chung kết
    • Các huấn luyện viên vô địch
  • Kỷ lục và thống kê
    • Vua phá lưới
    • Hat-trick
    • Ra sân
    • So sánh thành tích
    • Hệ số UEFA
  • Nhạc hiệu
  • Đài truyền hình
  • Trò chơi video
  • Chiếc cúp

Từ khóa » đội Hình Mu Chung Kết C1 2009