Chi Tiết Và Tiến Trình Quy Hoạch Vành đai 1 (Hà Nội) - GIA AN Property
Có thể bạn quan tâm
Quy hoạch Vành đai 1 (Hà Nội) là một trong những dự án quan trọng của giao thông Hà Nội nhằm giảm tải tình trạng tắc nghẽn giao thông giờ cao điểm, xây dựng bộ mặt đô thị, nâng cao đời sống người dân thủ đô. Đây cũng là kế hoạch giao thông với quy mô thi công lớn và thực hiện tại các quận quan trọng, nội thành của thành phố.
Quy hoạch Vành đai 1 (Hà Nội)
Dự án quy hoạch đường Vành đai 1 Hà Nội là một trong những chủ điểm nóng về quy hoạch giao thông trong những năm gần đây. Ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch, công trình này đã mang nhiều kỳ vọng trong việc giải quyết vấn đề tắc đường trầm trọng của Hà Nội. Tuy nhiên, việc thực hiện dự án quy hoạch này còn nhiều khó khăn.
Hiện nay, công trình này vẫn đang được tiến hành và hoàn thành xong tầm ¾ chặng đường. Đây là công trình giao thông liên quan trực tiếp đến khu nội đô trung tâm Tp. Hà Nội, với chiều dài trải dài các quận: Tây Hồ, Cầu Giấy, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa.
1. Thông tin nhanh về dự án vành đai 1 Hà Nội:
– Tên dự án: Vành đai 1
– Quy mô: Chạy từ Nhật Tân xuôi về phía Nam theo dòng sông Hồng, các đoạn đường: Nguyễn Khoái, Trần Khát Chân, Đại Cồ Việt, Xã Đàn, Ô Chợ Dừa, La Thành, Bưởi, Lạc Long Quân. Quy mô trải dài toàn vùng trung tâm thủ đô.
– Thiết kế: Gồm đường giao thông, mở rộng giao thông và xây dựng cảnh quan bên lề. Phân chia từng đoạn đường, từng thời điểm để tiến hành thi công.
– Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình dân dụng và Công nghiệp TP Hà Nội
– Dự kiến hoàn thành: 2020 (dự kiến ban đầu. Hiện nay vẫn chưa hoàn thành)
2. Vấn đề thiết kế tuyến đường Vành đai 1
Do vị trí thi công tuyến vành đai 1 thuộc khu vực trung tâm của Hà Nội, việc thi công và mở rộng đường vành đai 1 gặp nhiều khó khăn. Ban đầu, những khó khăn đó xuất phát từ việc huy động nguồn vốn. Điều này khiến dự án vành đai 1 buộc phải chia nhỏ từng phần để thi công. Thêm nữa, do khu vực thi công thuộc vùng nội đô, vấn đề giải phóng mặt bằng thực sự khó khăn. Điều này là nguyên nhân chính khiến tiến độ thi công rất chậm trễ và thời gian hoàn thành vượt xa kế hoạch.
Trong tính toán của thiết kế dự án, đoạn đường Vành đai 1 từ Nguyễn Khoái đến Cầu Giấy thuộc trục đường trung tâm và đóng vai trò mở rộng ra những tuyến đường khác. Các đoạn như Nguyễn Khoái – Trần Khát Chân – Đại Cồ Việt – Kim Liên – Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu là những dự án quan trọng, góp phần giảm tải điểm giao thông cao điểm trên đoạn đường này. Bởi trước hết, đây là những nơi có mật độ giao thông cực kì đông đúc và tình trạng tắc nghẽn giao thông đã trở thành điểm nóng trên toàn thành phố. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực khó tiến hành giải tỏa để thi công theo tiến độ.
Bên cạnh đó, sở giao thông vận tải Hà Nội và chính quyền thành phố cũng đã duyệt dự án mở rộng đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục trở thành điểm cuối khép kín Vành đai 1 và đưa vào danh mục trọng điểm trong giai đoạn 2018 – 2020. Dự án này có chiều dài hơn 2.000m, mặt cắt ngang 50m. Tổng diện tích quy hoạch dự án là 153.341m2. Hiện tại, kế hoạch mở rộng này vẫn đang được tiến hành.
Theo dự án thiết kế, điểm đầu quy hoạch Vành đai 1 tại nút giao Hoàng Cầu – La Thành, điểm cuối tiếp giáp đường sắt Nhổn – Ga Hà Nội. Công trình này được bàn giao, mở rộng qua phường Ô Chợ Dừa – Láng Hạ – Cát Linh – Láng Thượng, đồng thời, đi qua hai cầu vượt tại điểm giao Giảng Võ – Láng hạ và đường Nguyễn Chí Thanh.
3. Tiến độ tuyến đường Vành đai 1
Do nằm trong vùng trung tâm của thủ đô cả nước, vấn đề giải tỏa mặt bằng để thực hiện tuyến đường vành đai 1 thực sự tốn kém. Ước tính, mỗi mét đường vành đai 1 tại Hà Nội sẽ lên tới 2 tỷ đồng.
Gặp phải nhiều khó khăn về vấn đề giải phóng mặt bằng và huy động nguồn đầu tư, dự án vành đai 1 Hà Nội ngay từ đầu đã gặp nhiều khó khăn, buộc phải tạm dừng cũng như sửa đổi trước khi được bắt tay vào thực hiện theo từng đoạn đường nhỏ.
+ Năm 2010, đoạn Kim Liên – Xã Đàn dài 550 m với tổng mức đầu tư gần 650 tỷ đồng chính thức được thông xe sau khoảng 10 năm phê duyệt.
+ Năm 2013, đoạn Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu dài 547 m cũng được khánh thành. Đoạn đường này có kinh phí với tổng mức khoảng 700 tỷ đồng.
+ Tháng 7/2016, đoạn Ô Đống Mác – Nguyễn Khoái dài 570 m cũng được thông xe. Đoạn đường này có tổng mức kinh phí 1.139 tỷ đồng.
+ Năm 2016: Quy hoạch đường vành đai 1 từ Cầu Nhật Tân đến Hoàng Cầu được mở rộng.
+ Khánh thành đoạn Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu.
+ Hoàn thành đường Cầu Giấy – Bưởi – Lạc Long Quân.
+ Đoạn đường Hoàng Cầu – Voi Phục đặt quyết tâm hoàn thành vào cuối năm 2020, tuy nhiên, hiện nay, đoạn đường này vẫn đang trong quá trình tiến hành.
Hiện tại, riêng đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục với mức đầu tư lên đến 7.800 tỷ đồng, dài 2,2km, được phê duyệt và khởi công từ năm 2017, do những tranh cãi về giải tỏa khá căng thẳng, nên vẫn chưa thể hoàn thành xong khâu đầu tiên. Tuy nhiên, đoạn cuối này cũng đang được kỳ vọng sẽ được thực hiện gấp rút trong năm 2022 sắp tới. Đoạn đường này được dự kiến quy mô 6 làn đường, mặt cắt ngang 50 m, có hai cầu vượt tại các nút giao Giảng Võ – Láng Hạ và Nguyễn Chí Thanh – Đê La Thành. Dự án này có điểm đầu giao với đường Cát Linh – La Thành – Yên Lãng, điểm cuối Voi Phục.
Trong quy hoạch mở mở rộng vành đai 1 Hà Nội, đoạn giữa phần vỉa hè phía Nam Đê La Thành Đê La Thành (đoạn Hoàng Cầu đến Láng Hạ) sẽ được quy hoạch thành bãi giữ xe có diện tích 6.083 m2 kết hợp cảnh quan cây xanh.
Theo thông tin quy hoạch, Dự án Vành đai 1 vướng phải hơn 2.300 hộ dân, trong đó, mới chỉ hoàn tất việc giải phóng 300 hộ dân, mặc dù chi phí giải phóng mặt bằng vô cùng đắt đỏ (tới 5.800 tỷ đồng). Hiện tại, người dân các khu vực này vẫn đang phản đối về việc quy hoạch nhà ở của họ thành bãi giữ xe.
Những vấn đề trong quy hoạch đường vành đai 1 Hà Nội
Đường vành đai 1 Hà Nội có phạm vi quy hoạch đặc biệt. Dự án này thuộc khu nội đô, là nơi dân cư tập trung đông đúc với tốc độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội là tiềm lực sẵn có. Chính vì thế, ngay từ ban đầu, việc giải tỏa, di dời người dân là điều hết sức được tập trung. Đây cũng là điều được xác định ngay từ đầu là khó khăn, đặc biệt là ở các khu nội đô.
Đã khá nhiều những thư biểu tình, kiến nghị, phản đối việc quy hoạch vành đai 1 Hà Nội từ người dân, bởi họ cho rằng, việc thi công quá chậm và họ đang bị chiếm dụng đất ở vô lý, không thỏa đáng. Việc thu hồi đất không công khai minh bạch giấy tờ cũng là điều khiến nhiều người bức xúc.
Ngày 6/5/2019, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì, xem xét việc khiếu nại của 3 nhóm công dân về đơn giá bồi thường, bản đồ quy hoạch… của dự án xây dựng đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục. Theo dự án quy hoạch vành đai 1, 1 phần trong dự án tập trung cho kế hoạch xây dựng bãi đỗ xe.
Theo đó, những người dân đang sinh sống và an cư tại khu mặt đường Đê La Thành sẽ phải giải tỏa để làm bãi giữ xe kết hợp cảnh quan cây cối. Người dân khu vực này cho biết, khu vực trước đây đã có bãi giữ xe nhưng đã bị tháo dỡ để xây dựng dự án chung cư. Vì thế, họ cho rằng, việc lấy thêm đất ven dự án Vành đai 1 để thay thế bãi giữ xe trong khi bãi giữ xe trước đây đã có và bị chiếm dụng làm việc khác là điều không hợp lý. Họ đang phải hi sinh nơi đã gắn bó cả đời của mình vì mục đích không đáng. Bên cạnh đó, vấn đề chi phí đền bù cũng là một phần của sự không đồng thuận di dời, giải tỏa mặt bằng.
Vấn đề này thực chất đã âm ỉ từ lâu. Các kiến nghị cũng như phản đối từ người dân từ tự phát đếm có tổ chức đã hình thành. Điều quan trọng nhất chính là cách làm việc cũng như việc tìm tiếng nói chung chưa phù hợp giữa người dân và cơ quan thu hồi đất.
Bên cạnh đó, vấn đề trong quy hoạch vành đai 1 Hà Nội còn gặp nhiều trắc trở còn do vấn đề huy động nguồn vốn chưa được thông suốt. Thời gian lựa chọn gói thầu cùng ngưng trệ và không được sớm được quyết định dứt khoát. Theo kế hoạch, việc lựa chọn gói thầu phải tiến hành vào quý II năm 2019. Nhưng phải đến quý IV của năm 2019, Ban Quản lý dự án đầu tư mới bắt đầu triển khai việc lựa chọn nhà thầu, làm thời gian chuẩn bị tiến hành cũng kéo dài hơn so với dự kiến.
Nhìn chung, quy hoạch vành đai 1 (Hà Nội) đã hoàn thành được một phần chặng đường lớn. Đây là dự án quan trọng góp phần giảm tải áp lực giao thông và tình trạng tắc nghẽn giờ cao điểm khu nội thành, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thay đổi bộ mặt thủ đô. Tuy nhiên, những điều còn chưa xong, còn đang cần giải quyết thì cũng rất nghiêm trọng và cần kíp. Điều này lệ thuộc rất lớn vào sự phối hợp của chính quyền, ban thi công, các nhà thầu cũng như sự hợp tác của người dân.
Hi vọng, những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về vấn đề quy hoạch vành đai 1 (Hà Nội). Bạn cũng có thể tham khảo thêm những thông tin hữu ích tại giaanproperty.vn . Hoặc, để biết thêm những thông tin về bất động sản cũng như tham khảo vấn đề nhà đất, hãy liên hệ 0947 826 686. Các chuyên gia sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
4.8/5 - (51 bình chọn)Từ khóa » Tiến độ đường Vành đai 1 Hà Nội
-
Tiến độ Triển Khai 6 Tuyến đường Vành đai Của Hà Nội - VietnamBiz
-
Chật Vật Khép Kín Các Vành đai Hà Nội - Báo Thanh Niên
-
Sáu Tuyến đường Vành đai Hà Nội đang được Triển Khai Như Thế Nào?
-
Đường Vành Đai 1, 2, 3, 4, 5 Hà Nội - Quy Hoạch Tiến độ #2021
-
Đường Vành đai 1
-
Các Tuyến đường Vành đai Hà Nội đang được Triển Khai Như Thế Nào?
-
Hiện Trạng 7 Tuyến đường Vành đai Hà Nội - VnExpress
-
Hà Nội: 7 Tuyến đường Vành đai đang được Triển Khai Thế Nào?
-
7 đường Vành đai Hà Nội đang Làm đến đâu?
-
Đường Vành đai 1 (Hà Nội) – Wikipedia Tiếng Việt
-
[QUY HOẠCH] Tiến độ Mới Nhất 7 ĐƯỜNG VÀNH ĐAI Thủ đô Hà Nội
-
Hà Nội Dành 17.000 Tỷ đồng Cho Tuyến đường Vành đai 2,5 Và 3,5
-
QUY HOẠCH ĐƯỜNG VÀNH ĐAI Ở HÀ NỘI (PHẦN 1)
-
Nhiều Tuyến đường Cả Chục Năm Không Xong, Hà Nội Vẫn Muốn Làm ...