Chi Tiết Về Cá Dọn Bể - Loài Cá Thông Minh Và Cần Mẫn
Cá dọn bể được ví như một người công nhân quét rác thầm lặng. Chúng luôn làm việc chăm chỉ vệ sinh cho hồ cá, để các loài khác có một môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Vậy chúng là những loại cá nào, hãy theo dõi bài viết sau đây để hiểu thêm về cá dọn bể nhé!
Nội dung mục lục
Vai trò cá dọn bể
Cá dọn bể hay còn được gọi là cá lau kiếng, cá dọn hồ. Đây là loài cá nước ngọt được ưa chuộng và nuôi phổ biến, không chỉ có màu sắc xinh đẹp và còn có nhiều chức năng đặc biệt khác. Bởi lẽ nó sẽ giúp vệ sinh hồ hiệu quả hơn, kìm hãm sự sinh trưởng của các loại rêu, tảo và các độc tố được sinh ra trong hồ.
Để hồ thủy sinh hay hồ cá cảnh được sạch sẽ, ít cặn bẩn, sáng bóng đẹp mắt mà không phải mất nhiều thời thời để vệ sinh hồ và thay nước thường xuyên. Thì sự góp mặt của các chú cá dọn bể là một điều cần thiết và không thể không kể đến.
Chức năng của giống cá này giống như một hệ thống máy lọc sinh học tự nhiên, giúp tiêu thụ những phần thức ăn thừa trong hồ cá, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường sinh thái của hồ.
Phân loại cá dọn bể
Phụ thuộc vào từng đặc tính, từng yếu tố mà người ta sẽ có nhiều cách phân loại cá dọn bể khác nhau. Tuy nhiên, nếu dựa vào đặc tính tìm kiếm thức ăn, cá dọn bể có thể chia thành ba loại: cá dọn bề mặt bể, cá dọn tầng giữa và cá dọn tầng đáy.
- Cá dọn bề mặt: loại cá này chuyên tìm kiếm thức ăn trên bề mặt của hồ nước. Do đó, vị trí hoạt động của nó chủ yếu ở tầng trên nhằm vệ sinh mặt nước và tăng khả năng hòa tan oxy vào nước cung cấp cho các loài khác trong hồ.
- Cá dọn bể tầng giữa: đây là loài cá hoạt động chủ yếu ở tầng giữa của hồ cá, giúp “dọn dẹp” những rong rêu, lá cây hỏng trên các cây thủy sinh và đánh bay những cặn bẩn bám trên thành kiếng của hồ khiến chúng luôn sáng bóng.
- Cá dọn tầng đáy: cá ở tầng này sẽ đảm nhận vai trò “thu thập” các thức ăn thừa, chất thải của các con cá khác trong hồ thủy sinh, giữ cho nền bể luôn sạch sẽ, tránh nhiễm khuẩn.
Top 12 loại cá dọn bể cho hồ cá thủy sinh
Cá Otto
Cá Otto hat còn được gọi là cá Oto có tên khoa học là Otocinclus Affinis. Chúng thuộc họ Loricariidae là loài cá da trơn sinh sống ở các vùng hạ lưu sông Amazon, các dòng suối của Brazil, Nam Mỹ. Kích thước thân thể khá nhỏ chỉ có khoảng 3 – 4cm và phù hợp với nhiệt độ nước là 20 – 26 độ C.
Cá Otto là cá dọn bể ở tầng trên vì đặc tính sống ở gần mặt nước, thích nơi có dòng chảy xiết. Chúng thực hiện công việc vệ sinh rất siêng năng nên được yêu thích nhất trong các loài cá dọn bể.
Cá có sở thích ăn rêu, tảo trên gỗ mục, đá, rễ, lá cây. Món khoái khẩu của chúng là rêu nâu, lá cây mục nát, xác động vật chết. Chúng sử dụng miệng để bám dính vào thành, đi xung quanh bể và thực hiện công việc vệ sinh của mình.
Dòng cá này được đánh giá là hiền lành, nhút nhát, cần nơi ẩn nấp, không phá hại. Tuy nhiên, do không ăn được thức ăn công nghiệp nên chúng sẽ khó thích nghi với môi trường có ít rêu, tảo.
Cá Lau Kiếng
Cá Lau Kiếng hay tên gọi khác của nó là cá Tỳ Bà , tên khoa học là Hypostomus plecostomus. Cá có nguồn gốc ở Nam Mỹ tại các vùng nước nước ngọt và nước lợ, chiều dài khoảng 30 – 70cm. Chúng có thể sống sót suốt 1 tháng mà không ăn gì và khả năng sinh sản quanh năm.
Cá Lau Kiếng yêu thích những khu vực đáy bể, đáy sống và bóng tối nên chúng sẽ hoạt động linh hoạt hơn vào ban đêm. Vào ban ngày chúng sẽ trở thành những động vật lười biếng, sẽ nằm yên dưới đáy hồ không cử động, chỉ khi thật sự đói chúng mới mon men đi tìm kiếm thức ăn.
Đặc biệt, tất cả loài cá Lau Kiếng đều có sở thích tiếp cận và hút nhớt trên thân của các con cá trong bể. Điều này làm cho các chú cá bị thương, gây bệnh và giảm khả năng thích nghi khiến cá mất đi tính mạng.
ăn chính của cá Tỳ Bà là rong, tảo trên bề mặt lá cây, nền bể, đáy sông. Khả năng tiêu thụ thức ăn của chúng rất mạnh nên sẽ dễ cạnh tranh về nguồn thức ăn với các loài cá khác.
Cá Ngựa Vằn
Cá Ngựa Vằn hay cá Sọc Ngựa là loài cá thuộc họ Syngnathidae. Chúng có nguồn gốc từ các vùng nước ngọt của Costa Rica, Panama, rừng nhiệt đới Nam Mỹ,… Giống như tên gọi, trên thân cá Ngựa Vằn sẽ có những sọc đen trắng xen kẽ nhau theo chiều dài của thân cá.
Đặc biệt kích thước thân thể của chúng chỉ tầm 7 – 9cm, thân hình nhỏ xinh kết hợp với màu sắc thân thể độc đáo trông chúng giống như những chú ngựa vằn đáng yêu đang bơi lội trong bể.
Cá Ngựa Vằn yêu thích các loại thức ăn như: ấu trùng,trùn chỉ, loăng quăng, côn trùng,… Chúng sống trong môi trường có ánh sáng vừa phải, không có ánh sáng trực tiếp chiều vào và thời gian cá bắt đầu hoạt động kiếm ăn là về đêm.
Cá Tỳ Bà Bướm
Hay cá Tỳ Bà Beo là cá xuất xứ ở Việt Nam, Lào, có kích thước nhỏ khoảng 5.5 – 10 cm. Những con suối có dòng chảy mạnh, lưu lượng nước lớn, nhiều khe hốc nhỏ là môi trường thích hợp cho cá Tỳ Bà sinh trưởng và thực hiện nhiệm vụ vệ sinh hồ cá của mình. Đây là loài cá dọn bể phổ biến nhất và luôn xuất hiện trong các hồ cá thuỷ sinh.
Cá Tỳ Bà Bướm là một dòng cá rất chăm chỉ, chúng có tính cách hiền hòa, tĩnh lặng giống với cá Otto hay cá Lau Kiếng. Điểm khác nhau giữa Cá Tỳ Bà Bướm và cá Tỳ Bà thường chính là phần vây bụng của cá Tỳ Bà Bướm xòe tròn qua hai bên như những chú bướm đang tung đôi cánh.
Hơn thế, phần vây có kích thước lớn và dính sát vào mặt phẳng như thành hồ hay đáy bể thủy sinh. Nhờ đặc điểm này mà công việc làm sạch kính của bể cá đạt hiệu quả cao hơn.
Họa tiết trên thân cá là họa tiết da beo độc đáo. Các đốm màu nâu vàng xen kẽ trên nền đen vừa sặc sỡ, đẹp mắt vừa giúp cá có thể lẩn tránh kẻ thù.
Cá Tỳ Bà Bướm có thể ăn tảo, rêu, trùn chỉ, thức ăn viên còn thừa. Vì thế chúng thường trú ngụ trong bụi cây thủy sinh, hốc đá, mặt kính.
Cá Chuột
Cá chuột là dòng cá có nhiều chủng loại, tuy nhiên phổ biến và đặc trưng nhất là cá chuột Cafe. Cá Chuột phân bố rộng rãi từ Nam Mỹ đến Colombia, Argentina. Chiều dài của cá khoảng 7 – 8cm. Chúng là loại cá sống ở tầng nước dưới đáy và có tập tính bầy đàn nên khi chọn cá Chuột trở thành cá dọn bể thì phải nuôi số lượng từ 2 con trở lên.
Cá Chuột là dòng cá dọn bể tốt nhất trong các loài cá dọn bể. Bởi chúng sẽ chuyên ăn thức ăn thừa và chất thải của các loài cá cảnh. Điều này giúp giảm đi cặn bã trong nước, giảm độc tố, mầm bệnh cho hồ cá.
Chúng cũng là loài động vật hoạt bát, hiếu động, thường xuyên dúi vào nền bể để tìm thức ăn hay nghịch phá. Bạn nên lựa chọn chất nền đáy là sỏi hoặc cát để chúng ta thỏa sức vui đùa nhé!
Cá Bút Chì
Tên khoa học của cá Bút Chì là Epalzeorynchus Siamensis, có nguồn gốc từ Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan. Kích thước cá trưởng thành khá lớn so với một số loại cá dọn bể khác. Chúng dài tầm 13 – 15cm, có hai màu sắc chủ yếu trên thân là đen và trắng.
Điểm đặc biệt của cá Bút Chì là trên thân cá có mọt sọc đen duy nhất kéo dài từ thân đến đuôi. Đầu của cá nhọn, thân hình thon dài trông như một chiếc bút chì xinh xắn.
Chúng khá chăm chỉ với việc dọn dẹp rong, rêu hại trong bể. Cá Bút Chì được cho là rất dễ nuôi bởi chúng có thể ăn được nhiều loại thức ăn tươi và khô, khẩu vị đa dạng. Món ăn yêu thích nhất của chúng là rêu tóc. Cá Bút Chì yêu thích môi trường sống rậm rạp nhiều bụi cây, hốc đá để chúng dễ tìm kiếm thức ăn và trú ẩn.
Cá Bác sĩ
Cá Bác Sĩ là loại cá không quá phổ biến là cá dọn bể trong hồ thủy sinh. Bởi vì chúng khá hiếm và giá cả cũng có phần đắt hơn các loại cá dọn bể khác. Chúng xuất xứ từ các vùng núi cận nhiệt đới và nhiệt đới của Myanmar.
Hình dáng cá Bác Sĩ thon dài, có đốm nâu, vàng xen kẽ kết hợp với vây và đuôi có màu đỏ ửng vô cùng độc lạ. Cá sẽ săn mồi bằng cách bám vào mặt lá cây, mặt kính ăn rêu hại và bụi bẩn, tảo.
Cá Bống dọn bể
Cá Bống hay còn gọi là cá dọn bể Nô Lệ hoặc cá Mút Rong cũng là một cái tên được xướng danh trong top những loại cá dọn bể tích cực nhất. Nguồn gốc loài cá nước ngọt này xuất phát từ khu vực Đông Nam Á, nhất là vùng hạ lưu con sông MeKong trù phú. Cá có màu vàng óng ánh nên rất được ưa chuộng trong việc vừa làm cá cảnh vừa dọn vệ sinh bể cá.
Miệng cá bóng hơi nhọn và nhô ra trông rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Cá trưởng thành có thể dài đến 18cm và tuổi thọ lên đến 7 – 10 năm tùy vào môi trường sống thuận lợi hay không. Phần đầu có đến 3 đôi râu rất bắt mắt.
Vì cá có kích thước lớn nên thức ăn cần thiết để cung cấp cho cơ thể cũng cần rất nhiều. Chúng ăn những tạp chất của lá cây, thân cây thủy sinh, rong rêu,… Đặc trưng của cá bống là chỉ hoạt động ở tầng giữa. Tuy nhiên, nếu cạn kiệt thức ăn, chúng vẫn sẽ “ săn lùng” ở các khu vực khác.
Cá Mún
Một điều thú vị của cá Mún khác với các loại cá dọn bể khác là chúng sống ở mọi tầng nước nên nhiệm vụ một người vệ sinh bể rất năng suất. Chúng là loài động vật ăn tạp, có thể ăn tảo, rong, rêu gây hại cho hồ. Tuy nhiên khi nuôi cá Mún thì bạn nên nuôi theo đàn từ 4 – 6 con sao cho phù hợp với thể tích hồ cá.
Đặc tính của cá Mún là hiền lành, hòa đồng, dễ nuôi, dễ sinh sản nên rất phù hợp cho việc sống tập thể với các loại cá cảnh và không xảy ra xung đột. Cá có màu cam sặc sỡ nên được nhiều người ưa thích để nuôi trong hồ như một loại cá cảnh thực thụ.
Cá Bảy Màu
Kể đến các loại cá dọn bể đa năng không thể không nói đến Cá Bảy Màu. Cá có nguồn gốc từ các vịnh, eo biển Jamaica, phân bổ rộng rãi khu vực Nam Mỹ. Chúng có màu sắc vô cùng sặc sỡ, xinh đẹp vừa để thỏa thú vui chơi cá cảnh của nhiều người mà còn một chức năng khác của cá bảy màu mà ít ai biết đó là vệ sinh hồ cá cảnh.
Thân hình cá nhỏ bé nhưng lại có màu sắc cuốn hút, đuôi xòe rộng lả lướt cực kì hấp dẫn ánh nhìn của nhiều người. Chúng khá dễ nuôi và sinh sản khá nhiều, màu sắc đa dạng, phong phú.
Cá Bảy Màu sống ở tầng nước trên và tầng nước giữa nhằm giúp mặt nước được sạch sẽ không đóng váng.
Tép cảnh dọn bể
Ít ai biết rằng các loại tép cảnh cũng chính là những “công nhân vệ sinh” bể một cách thầm lặng. Chúng chuyên ăn các loại rêu hại giúp môi trường nước luôn xanh – sạch – đẹp.
Chúng thực hiện chức năng này tốt đến mức kể cả những ngóc cánh mà các loài cá dọn bể không chạm đến đều được chúng đảm nhận. Một số loại tép còn thích ăn xác động vật, thức ăn thừa.
Ốc táo vàng
Ốc táo vàng đang là một trong những loài ốc được săn lùng nhiều nhất bởi các nhà chơi hồ thủy sinh. Chúng được phát hiện ở một cảng biển của Đức, sau đó được phổ biến rộng khắp châu Âu và Trung Á.
Chúng có màu vàng óng ả đẹp mắt rất thích hợp để nuôi trong hồ thủy sinh nhằm tăng sự sinh động, đa dạng cho hồ. Bên cạnh đó, ốc táo vàng còn được xem là một chuyên gia vệ sinh hồ. Bởi thức ăn ưa thích của chúng là rêu xanh, bã thức ăn thừa, lá cây, thân cây thối rữa.
Hướng dẫn cách nuôi cá dọn bể
Hầu hết các loại cá dọn bể đều rất dễ nuôi, dễ sinh tồn. Nên chỉ cần lưu ý một số điều sau thì việc nuôi cá dọn bể trong hồ thủy sinh sẽ không còn khó khăn nữa.
Môi trường sống của loài cá dọn bể
Cần đảm bảo thể tích hồ cá phù hợp: một số loài cá dọn cá có tính hoạt náo, nghịch ngợm rất thích bơi lội như cá bảy màu, cá ngựa vằn,…nên cần phải có một hồ khá rộng để chúng được thỏa thích.
Không nuôi quá nhiều cá dọn bể trong hồ: đa phần cá dọn bể có tập tính ăn tạp nên nguồn thức ăn cần được cung cấp khá lớn gây trở ngại cho việc nuôi cá và mất tính thẩm mĩ.
Đảm bảo thức ăn cho cá dọn bể: bạn cần chắc chắn rằng rong, rêu, thức ăn của cá dọn bể được đáp ứng đủ. Nếu không chugs sẽ tranh giành thức ăn với cá cảnh theo bản năng hoặc mút nhớt trên thân cá cảnh làm các bé bị thương, suy yếu và chết.
Thay nước, vệ sinh hồ thường xuyên: cá dọn bể thể dọn dẹp thức ăn thừa, chất cặn bã nhưng cũng có một số tạp chất chúng không thể dọn dẹp. Nên cần thay nước và vệ sinh hồ thường xuyên để cá dọn bể không bị nhiễm bệnh và các loại cá khác cũng có một môi trường sống lành mạnh.
Cá dọn bể ăn gì?
Cá dọn bể rất dễ ăn, chúng thường sẽ yêu thích các loại thức ăn như là: rong, rêu, tảo, xác động vật, giun, trùn chỉ, ấu trùng, côn trùng, lá cây (thân cây mục), thức ăn thừa, chất thải,…
Bệnh thường gặp ở cá dọn bể
Nếu các yếu tố môi trường không được đảm bảo, cá dọn bể rất có thể mắc các chứng bệnh như các loài khác và sẽ nguy hiểm đến tính mạng của chúng. Một số loại bệnh thông thường là:
- Bệnh đốm trắng
- Lở loét thân cá
- Rận cá
- Các bệnh đường ruột: Sình bụng, tiêu chảy, đi phân trắng,…
Rất nhiều nguyên nhân khiến các chú cá của bạn mắc bệnh nên nếu phát hiện hãy xử lý ngay và vệ sinh thái hệ thống thủy sinh của bạn ddeer ngăn ngauwf lây lan cho những con khác. Nên cho cá ăn uống vệ sinh, hợp lý không cho ăn nó nhiều cũng không để cá đói quá lâu và luôn đảm bảo một không gian sống lành mạnh cho cá.
Cá dọn bể nuôi chung với loài cá cảnh nào?
Cá dọn bể có thể nuôi với rất nhiều loại cá cảnh khác như: cá chép cảnh, cá tứ vân, cá mây trắng, cá hồng đào,… Tranh nuôi những loài cá quá nhỏ như cá Neon, cá thần tiên,… Do cá dọn bể có thói quen mút nhớt nên những chú cá nhỏ nhắn sẽ dễ trở thành mục tiêu hơn.
Cá dọn bể giá bao nhiêu?
Sau đây là giá của một số loại cá dọn bể phía trên. Tuy nhiên mức giá này sẽ có biến động theo thị trường:
- Cá Otto: 20.000 – 40.000 VNĐ/con
- Cá Nô Lệ: 20.00 – 25.000 VNĐ/cặp
- Cá Ngựa Vằn: 50.000 – 70.000 VNĐ/con
- Cá Mún: 5.000 – 10.000 VNĐ/cặp
- Cá Bút Chì: 30.000 VNĐ/cặp
- Cá Bảy Màu: 30.000 – 150.000 VNĐ/cặp
- Cá Tỳ Bà: 8.000 – 10.000 VNĐ/cặp
- Cá Bống Vàng: 15.000 – 20.000 VNĐ/cặp
- Cá Chuột: 10.000 – 15.000 VNĐ/cặp
Địa chỉ mua bán cá dọn bể uy tín
Hiện nay hầu hết các trang trại cá giống đều bán các loại cá trên với giá cả phải chăng. Tuy nhiên nên chú ý với các loại cá đắt tiền, bạn nên lựa chọn các cơ sở kinh doanh uy tín, chất lượng, đã qua kiểm định.
Lời kết
Cá dọn bể là một loài cá phổ biến rất được yêu thích khi nuôi trong hồ giúp vệ sinh hồ cá. Để sở hữu một bể cá thủy sinh xanh – sạch – đẹp thì đừng quên loài cá hữu ích này nhé. Hy vọng những thông đã mang đến sẽ giúp ích cho niềm đam mê nuôi cá của nhiều người.
Từ khóa » Cá Rửa Bể ăn Gì
-
Cá Dọn Bể Nguy Hại Khôn Lường - Khoa Học Và Đời Sống
-
Cá Dọn Bể ăn Gì? Lưu ý Về Thức ăn Cá Dọn Bể - King Aqua
-
Những điều Cần Biết Khi Nuôi Cá Dọn Bể (cá Lau Kiếng) | Pet Mart
-
Cá Dọn Bể Có ăn được Không? Mua ở đâu Uy Tín? - Hội Buôn Chuyện
-
Cá Dọn Bể Có ăn được Không? Mua ở đâu Uy Tín? - HappyVet
-
9 Loại Cá Dọn Bể Phổ Biến Nhất Hiện Nay, Lưu ý Khi Nuôi ... - Cá Cảnh AS
-
Cá Dọn Bể - Bộ Máy Lọc Tự Nhiên Giúp Cho Bể Thủy Sinh Luôn ...
-
Cá Lau Kiếng Ăn Gì? Sinh Sản Như Thế Nào? Kỹ Thuật Nuôi?
-
Cá Dọn Bể Ăn Gì ? Sinh Sản Như Thế Nào? Kỹ Thuật Nuôi? Cá Lau ...
-
Cá Lau Kiếng: Hướng Dẫn Cách Nuôi Chi Tiết - Thủy Sinh Pro
-
Cá Lau Kính Và Những điều Người Chơi Cần Lưu ý
-
Tổng Hợp Các Loại Cá DỌN BỂ - Đặc Điểm & GIÁ
-
Cá Lau Kiếng Có ăn được Không Và Tại Sao Không Nên Nuôi Loại Cá Này?
-
Cá Lau Kiếng Ăn Thức Ăn Gì, LợI ÃCh CủA Cã¡ Lau KiếNg ...