Chi Tiết Về Mức Tăng Hệ Số Trượt Giá BHXH Năm 2022

Nhằm thích ứng linh hoạt với sự biến động của thị trường ở thời điểm hiện tại. Mới đây, Bộ lao động thương binh & xã hội đã ban hành Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH. Theo đó, tăng hệ số trượt giá BHXH năm 2022, người lao động nhận được nhiều lợi ích hơn.

Hệ số trượt giá BHXH là gì?

Hệ số trượt giá BHXH và mục đích sử dụng

1. Người lao động được lợi gì khi tăng hệ số trượt giá BHXH

Để nắm được lợi ích từ việc tăng hệ số trượt giá BHXH đối với người lao động thì cần nắm được bản chất của hệ số trượt giá và mục đích sử dụng hệ số trượt giá. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến hệ số trượt giá BHXH và mục đích sử dụng hệ số trượt giá BHXH.

1.1 Hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội là gì?

Hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội còn được gọi là mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng BHXH. Hệ số trượt giá BHXH bản chất là hệ số giúp tạo ra sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với thời điểm trước khi tính lương cho người lao động.

1.2 Mục đích sử dụng của hệ số trượt giá BHXH

Khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh cùng với sự phát triển không ngừng của đời sống xã hội khiến cho tình trạng đồng tiền bị trượt giá (lạm phát), người lao động cần nhiều tiền hơn để mua một món hàng hóa nào đó so với trước kia. Như vậy, nếu lương không tăng sẽ khiến người lao động gặp khó khăn trong việc phải chi trả cho nhu cầu thiết yếu của họ.

Người ta sử dụng hệ số trượt giá BHXH nhằm điều chỉnh mức lương của những người tham gia BHXH theo biến động của đồng tiền ở thời điểm hiện tại. Nói cách khác là giúp tạo ra sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với thời điểm trước góp phần giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của sự lạm phát và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tham gia BHXH.

Chi tiết về mức tăng hệ số trượt giá năm 2022

Tăng hệ số trượt giá BHXH năm 2022

2. Điều chỉnh tăng hệ số trượt giá BHXH năm 2022

Căn cứ theo Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 31/12/2021 quy định về hệ số trượt giá BHXH hay mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH cụ thể như sau:

2.1 Đối với người tham gia BHXH bắt buộc

Tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng gồm:

  • Người lao động (NLĐ) thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2016 trở đi, hưởng BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2022.

  • NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2022.

Tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm

=

Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm

x

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng

Trong đó: mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:

mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng

Đối với NLĐ vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH đối với NLĐ bắt đầu tham gia BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định từ ngày 01/01/2016 trở đi và tiền lương tháng đã đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định.

Năm 2022, người lao động được nhận lương hưu cao hơn do tăng hệ số trượt giá BHXH.

Năm 2022, người lao động được nhận lương hưu cao hơn do tăng hệ số trượt giá BHXH

2.2 Đối với người tham gia BHXH tự nguyện

Thu nhập tháng đã đóng BHXH đối với đối tượng là người tham gia BHXH tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2022 được điều chỉnh theo công thức sau:

Thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm

=

Tổng thu nhập tháng đóng BHXH của từng năm

X

Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng

Trong đó mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 2 dưới đây:

mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng

Theo Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH áp dụng mức điều chỉnh mới từ ngày 1/1/2022 và thay thế Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH. Theo mức điều chỉnh mới có thể thấy hệ số trượt giá BHXH năm 2022 đã tăng so với năm trước ở hầu hết các năm. Nhờ đó, mức lương của người lao động cũng theo đó mà được nâng lên đáng kể.

Trên đây là thông tin về hệ số trượt giá BHXH năm 2022, người lao động và các đơn vị đặc biệt lưu ý. Trong trường hợp vẫn chưa rõ, hoặc có thắc mắc người lao động có thể liên hệ cơ quan BHXH tại địa phương để được hướng dẫn hoặc độc giả cũng có thể liên hệ với chúng tôi tại địa chỉ

BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ EBH

☎️ Tel: 024.37545222 - Fax: 024.37545223

🌎 Website: https://ebh.vn

📞 HOTLINE: 1900558873

🏢 Địa chỉ: Số 11, Đặng Thùy Trâm, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Từ khóa » Hệ Số Lãnh Bảo Hiểm Xã Hội