CHỈ TIÊU EBIT VÀ EBITDA KHI PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH ...
Có thể bạn quan tâm
CHỈ TIÊU EBIT VÀ EBITDA KHI PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ths. Dương Thị Thanh Hiền
Khoa Kế toán – Đại học Duy Tân
1. Chỉ tiêu EBIT
EBIT là chỉ tiêu phản ánh thu nhập trước lãi vay và thuế (earnings before interest and taxes) là một chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng thu được lợi nhuận của công ty, bằng thu nhập trừ đi các chi phí, nhưng chưa trừ tiền (trả) lãi và thuế thu nhập. EBIT được đề cập đến như "khoản kiếm được từ hoạt động", "lợi nhuận từ hoạt động" hay "thu nhập từ hoạt động".
EBIT còn có thể tính bằng cách lấy tổng doanh thu trừ tổng biến phí (chi phí mà tỷ lệ của nó trong tổng chi phí sản xuất ra một sản phẩm sẽ thay đổi khi sản lượng thay đổi) và trừ tiếp tổng định phí (phần chi phí kinh doanh không thay đổi theo quy mô sản xuất, nếu xét trong một khuôn khổ công suất sản xuất nhất định).
Nói cách khác, EBIT là tất cả khoản lợi nhuận trước khi tính vào các khoản thanh toán tiền lãi và thuế thu nhập. Một yếu tố quan trọng đóng vai trò giúp cho EBIT được sử dụng rộng rãi là nó đã loại bỏ sự khác nhau giữa cấu trúc vốn và tỷ suất thuế giữa các công ty khác nhau. Do đó, EBIT làm rõ hơn khả năng tạo lợi nhuận của công ty và dễ dàng giúp người đầu tư so sánh các công ty với nhau.
2. Chỉ tiêu EBITDA
EBITDA là chỉ tiêu phản ánh thu nhập trước thuế, trả lãi và khấu hao (earnings before interest, taxes, depreciation and amortization) là một chỉ tiêu đánh giá tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp, bằng thu nhập trừ các chi phí, nhưng chưa trừ tiền trả lãi, thuế và khấu hao.
Cách khác EBITDA = Doanh thu – Các khoản chi phí (ngoại trừ chi phí lãi vay, thuế, khấu hao tài sản cố định hữu hình và vô hình)
Hoặc: EBITDA = EBIT (Lợi nhuận trước thuế và lãi vay) + Khấu hao tài sản cố định hữu hình và vô hình
Các nhà đầu tư sử dụng EBITDA để đánh giá một doanh nghiệp mang lại lợi nhuận như thế nào khi loại bỏ sự khác biệt về 3 yếu tố cấu trúc nợ, lãi vay, khấu hao để dễ dàng so sánh các doanh nghiệp.
EBITDA có thể được sử dụng để phân tích và so sánh mức lãi giữa các công ty hoặc các ngành bởi chỉ số này đã loại bỏ được ảnh hưởng do các quyết định về mặt kế toán và tài chính gây ra. EBITDA thường được sử dụng phổ biến trong các ngành có tài sản giá trị lớn, cần chiết khấu trong thời gian dài, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Lý do chính EBITDA được sử dụng phổ biến là chỉ số này cho thấy mức lợi nhuận cao hơn thông thường. Công ty sẽ khiến cho bức tranh tài chính của mình thêm sáng sủa bằng cách đưa thêm chỉ số EBITDA, đánh lạc hướng sự chú ý của nhà đầu tư khỏi tỷ lệ nợ và chi phí hoạt động cao. Tuy nhiên, đôi khi doanh nghiệp bị thiệt hại lợi nhuận quá nhiều do chi phí khấu hao quá lớn, lúc đó EBITDA lại có thể là tiêu chí tốt để đánh giá thực lực của doanh nghiệp.
Ưu điểm của EBITDA là cho phép người sử dụng so sánh được mức độ sinh lợi của doanh nghiệp qua từng thời kỳ hay so sánh với các doanh nghiệp khác, trung bình ngành một cách chính xác hơn.
Điều này có được là nhờ EBITDA đã loại trừ ảnh hưởng của:
(1) Các chi phí khấu hao tài sản cố định, vốn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của phương pháp kế toán khác nhau, hay khấu hao xuất phát từ lợi thế thương mại do đi thâu tóm doanh nghiệp khác;
(2) Cấu trúc vốn (ở khía cạnh vốn vay và chi phí lãi vay); cũng như
(3) Chi phí thuế (quy định luật thuế khác nhau tùy theo địa phương, ngành nghề, quy mô doanh nghiệp…).
Nói cách khác, chỉ số này đã loại bỏ được ảnh hưởng do các quyết định về mặt kế toán, tài chính hay quy định pháp luật gây ra.
Ban đầu EBITDAđược sử dụng để định giá và đánh giá khả năng thanh toán nợ của công ty, phục vụ các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) vào những năm 1980.Sau đó, chỉ số này trở nên phổ biến hơn trong các ngành có tài sản giá trị lớn, cần chiết khấu trong thời gian dài; vì như đề cập ở trên, EBITDA loại trừ được ảnh hưởng của các chính sách kế toán liên quan đến khấu hao tài sản cố định.
Ngày nay, EBITDA được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin.Tương tự như nhiều chỉ số tài chính khác, chúng ta cần so sánh EBITDA của doanh nghiệp qua nhiều thời kỳ, so sánh với các doanh nghiệp khác, so với trung bình ngành để có cái nhìn chính xác hơn.
EBITDA khác với EBIT ở chỗ, EBIT không bao gồm khấu hao, còn EBITDA thì có khấu hao trong đó. Vì thế, còn có thể tính EBITDA bằng cách lấy EBIT cộng với khấu hao.
3. Phân tích BCTC với chỉ tiêu EBIT và EBITDA
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH – BẢNG PHÂN TÍCH
2016 | 2017 | 2018 | |||
(Đã kiểm toán) | (Đã kiểm toán) | +/- % | (Đã kiểm toán) | +/- % | |
1. Doanh thu | 45,612,677 | 67,698,541 | 48.4% | 87,738,379 | 29.6% |
2. Các khoản giảm trừ | (999,344) | (1,358,736) | 36.0% | (1,222,092) | -10.1% |
3. Doanh thu thuần | 44,613,333 | 66,339,804 | 48.7% | 86,516,287 | 30.4% |
4. Giá vốn hàng bán | (37,399,226) | (55,198,025) | 47.6% | (71,224,159) | 29.0% |
5. Lãi gộp | 7,214,106 | 11,141,779 | 54.4% | 15,292,128 | 37.3% |
Tỷ lệ lãi gộp | 16.2% | 16.8% | 3.9% | 17.7% | 5.2% |
6. Thu nhập tài chính | 135,328 | 250,510 | 85.1% | 342,084 | 36.6% |
EBITDAR | 3,344,539 | 4,941,130 | 47.7% | 7,269,878 | 47.1% |
Tỷ lệ EBITAR trên doanh thu | 7.5% | 7.4% | -0.6% | 8.4% | 12.8% |
Trong đó: | |||||
Khấu hao và hao mòn | 386,634 | 689,713 | 78.4% | 1,222,868 | 77.3% |
Thuê tài sản | 832,345 | 1,208,903 | 45.2% | 1,824,274 | 50.9% |
EBIT | 2,125,560 | 3,042,514 | 43.1% | 4,222,736 | 38.8% |
Tỷ lệ EBIT trên doanh thu | 4.8% | 4.6% | -3.7% | 4.9% | 6.4% |
7. Chi phí tài chính | (120,086) | (234,287) | 95.1% | (436,573) | 86.3% |
- Trong đó: Chi phí lãi vay | (119,646) | (233,202) | 94.9% | (436,417) | 87.1% |
Chỉ số thanh toán lãi vay | 17.77 | 13.05 | -26.6% | 9.68 | -25.8% |
8. Chi phí bán hàng | (4,287,696) | (7,017,061) | 63.7% | (9,659,741) | 37.7% |
Tỷ lệ Chi phí bán hàng trên doanh thu | 9.6% | 10.6% | 10.1% | 11.2% | 5.6% |
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp | (934,777) | (1,345,497) | 43.9% | (1,761,614) | 30.9% |
Tỷ lệ Chi phí quản lý trên doanh thu | 2.1% | 2.0% | -3.2% | 2.0% | 0.4% |
10. Lãi/(lỗ) từ hoạt động kinh doanh | 2,006,875 | 2,795,444 | 39.3% | 3,774,182 | 35.0% |
Biên lãi kinh doanh trên doanh thu | 4.5% | 4.2% | -6.3% | 4.4% | 3.5% |
11. Thu nhập khác | 31,130 | 17,685 | -43.2% | 33,233 | 87.9% |
12. Chi phí khác | (32,091) | (3,816) | -88.1% | (21,097) | 452.9% |
13. Thu nhập khác, ròng | (961) | 13,868 | -1543.1% | 12,136 | -12.5% |
14. Lãi/(lỗ) ròng trước thuế | 2,005,914 | 2,809,312 | 40.1% | 3,786,319 | 34.8% |
Tỷ lệ Lợi nhuận trước thuế trên doanh thu | 4.5% | 4.2% | -5.8% | 4.4% | 3.3% |
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp – hiện thời | (495,801) | (639,744) | 29.0% | (933,837) | 46.0% |
16. Thuế thu nhập doanh nghiệp – hoãn lại | 68,137 | 37,329 | -45.2% | 27,827 | -25.5% |
17. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp | (427,663) | (602,415) | 40.9% | (906,010) | 50.4% |
18. Lãi/(lỗ) thuần sau thuế | 1,578,251 | 2,206,897 | 39.8% | 2,880,309 | 30.5% |
Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế trên doanh thu | 3.5% | 3.3% | -6.0% | 3.3% | 0.1% |
19. Lợi ích cổ đông thiểu số | 878 | 1,217 | 38.6% | 1,585 | 30.2% |
20. Cổ đông của Công ty mẹ | 1,577,372 | 2,205,680 | 39.8% | 2,878,724 | 30.5% |
21. Lãi cơ bản trên cổ phiếu | 10,246 | 7,162 | -30.1% | 6,689 | -6.6% |
22. Lãi trên cổ phiếu pha loãng | 9,948 | 6,689 |
*EBITDAR (Earnings before interest, tax, depreciation amortization and rent)
Chỉ tiêu EBITDAR đóng vai trò cực kỳ quan trọng, để hình dung được khả năng tạo tiền của doanh nghiệp (DN) mà không chịu ảnh hưởng bởi cấu trúc vốn (tỷ lệ vốn vay trên tổng tài sản), cấu trúc tài sản (khấu hao), chính sách thuế có liên quan… Bản chất của thuê hoạt động giống như khoản khấu hao và hao mòn mà DN phải chi trả, cũng thể hiện rõ trên thuyết minh BCTC. Chỉ tiêu EBITDAR thay đổi: năm 2016 EBITDAR trên doanh thu là 7,5%, giảm nhẹ trong năm 2017 còn 7,4%, tuy nhiên trong năm 2018 tỷ lệ EBITDAR trên doanh thu tăng trưởng mạnh đạt 12,8% và chiếm 8,4% trên doanh thu thuần. Đây là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến KQKD của DN, chứng tỏ rằng qua 2 năm 2017 đến 2018 KQKD đã được cải thiện mạnh.
* EBIT (Lợi nhuận trước lãi vay và thuế) ((Earnings before interest, tax)
EBIT = Lợi nhuận sau thuế + Thuế + Lãi vay. Chỉ tiêu này rất quan trọng bởi nó loại ảnh hưởng của cấu trúc vốn, cũng như của thuế.
Năm 2016, 2017 EBIT cho kết quả tương đối tốt, nhưng năm 2017 cho con số giảm nhẹ (từ 4,8% xuống còn 4,6%) bởi vì nhìn chung hoạt động kinh doanh của DN cho kết quả không tốt và đến 2018 con số này được cải thiện, EBIT trên doanh thu chiếm đến 4,9%, tăng 6,4% so với năm trước – đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng cho thấy cấu trúc vốn của DN tối ưu thì DN sẽ tối ưu được kết quả kinh doanh. Hay EBIT còn sử dụng để phản ánh hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của DN đi vay.
Tuy nhiên cần nói thêm EBIT là con số không phản ánh đúng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do trong công thức, EBIT đã loại ra phần chi phí khấu hao (mà thực tế thì chi phí khấu hao này không phải là chi phí bằng tiền phát sinh thật sự). EBITDA cộng chi phí khấu hao vào thì cũng không có nghĩa là phản ánh lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp (nhiều người lầm tưởng điều này và đây là điều nguy hiểm khi đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp). Khấu hao lớn hay nhỏ, ít hay nhiều do nguyên tắc kế toán quyết định. Do vậy, nếu nhìn vào EBITDA thì không được kết luận ngay lợi nhuận của doanh nghiệp là lớn hay nhỏ và không thể kết luận tốt hay xấu về doanh nghiệp. Chính vì thế, sử dụng EBITDA hay EBIT phải tuỳ hoàn cảnh và phải kết hợp với dòng tiền thật trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.EBITDA đã không tính đến sự thay đổi trong dòng vốn lưu động (working capital) và các dòng tiền tài chính hay dòng tiền đầu tư nên hoàn toàn không thể thay thế các chỉ tiêu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong hoạt động phân tích tài chính và đầu tư.
Tài liệu tham khảo
1. Dương Thị Thanh Hiền, Phân tích lợi nhuận trên nền tảng báo cáo kết quả kinh doanh, Tạp chí Kế toán & kiểm toán , số tháng 9/2019.
2.http://baocaothuongnien.vn/2018/11/22/ebitda-loi-nhuan-truoc-thue-lai-vay-va-khau-hao-earnings-before-interest-taxes-depreciation-and-amortization/
3. https://tinnhanhchungkhoan.vn/chung-khoan/chi-tieu-ebit-va-ebitda-67705.html
Từ khóa » Ebit Trong Báo Cáo Tài Chính
-
Chỉ Số EBIT Là Gì? Cách Tính EBIT Trong Báo Cáo Tài Chính
-
Chỉ Số EBIT Trong Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp
-
EBIT Và EBITDA: Cách Tính Và áp Dụng Trong đầu Tư (CHUẨN)
-
Thu Nhập Trước Lãi Vay Và Thuế - View Term - Stockbiz
-
EBIT Là Gì? Chỉ Số EBIT Trong Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp
-
EBIT Là Gì? Công Thức Tính Ebit? Cách Tính EBIT & EBIT (NHANH)
-
Lợi Nhuận Trước Thuế Và Lãi – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cách Tính Ebit Trong Báo Cáo Tài Chính - VNG Group
-
EBIT Là Gì? Những điều Cần Biết Về EBIT | TaxPlus
-
Cách Tính Ebit Trong Báo Cáo Tài Chính
-
Cách Tính Ebit Trong Báo Cáo Tài Chính
-
Chỉ Tiêu EBIT VÀ EBITDA: Ứng Dụng Trong đầu Tư Chứng Khoán
-
Ebit Là Gì: Công Thức, ý Nghĩa Và Cách Sử Dụng Ebit Trong đầu Tư - Bizfly
-
Lợi Nhuận Trước Lãi Vay Và Thuế (EBIT) Là Gì? Cách Tính & Ý Nghĩa