Chỉ Tự Tiêu Bao Lâu Thì Tiêu Hết? Giải đáp 5 Thắc Mắc Phổ Biến Về Chỉ ...
Có thể bạn quan tâm
Chỉ khâu y tế dùng đóng miệng vết thương hoặc vết mổ có nhiều loại, được phân loại dựa trên tính chất tan hay không tan, một sợi hay nhiều sợi. Trong đó, loại chỉ khâu được ưa chuộng là chỉ tự tiêu nhờ ưu điểm không cần phải cắt bỏ.
Có nhiều người không rõ chỉ tự tiêu bao lâu thì tan, tiêu tan như thế nào, liệu có xảy ra trường hợp chỉ tự tiêu không tiêu hay không hay có cách nào để giúp chỉ mau tan hơn không?
Bài viết sau đây sẽ giải đáp những câu hỏi trên cùng 5 thông tin thú vị xoay quanh các loại chỉ tự tiêu trong phẫu thuật.
Chỉ tự tiêu như thế nào?
Chỉ tự tiêu được là nhờ nguyên liệu đặc biệt để tạo nên nó. Loại chỉ khâu y tế này làm từ collagen trong ruột cừu, ruột bò, protein động vật hoặc polyme tổng hợp. Cơ thể chúng ta đều phân hủy và hấp thụ được những vật liệu này. Nhờ đó, người bệnh không cần quay lại phòng khám hay bệnh viện để cắt chỉ.
Các loại chỉ bị phân hủy và mất đi khả năng chịu lực trong vòng 60 ngày được xem là chỉ tan hay chỉ tự tiêu.
So với chỉ không tan bình thường, chỉ tự tiêu có thời gian duy trì khả năng chịu lực ngắn hơn nhưng ít làm cơ thể phản ứng với ngoại vật hơn, giảm khả năng nhiễm trùng hoặc đào thải.
Tuy nhiên, do có thể để lại nhiều sẹo hơn những mũi khâu chỉ không tan nên chỉ tự tiêu thường được sử dụng bên dưới bề mặt da. Một số loại phẫu thuật mà bác sĩ có thể lựa chọn dùng chỉ tự tiêu là:
- Các phẫu thuật liên quan đến miệng (như nhổ răng khôn)
- Phẫu thuật cơ và mô liên kết
- Ghép da
- Phẫu thuật vùng bụng, kể cả sinh mổ
- Phẫu thuật vùng phụ khoa hay khâu tầng sinh môn do sinh nở
Bạn có thể quan tâm: Sinh mổ bao lâu thì lành? Chăm sóc sau sinh mổ
5 thắc mắc thường gặp về chỉ tự tiêu
1. Chỉ tự tiêu trong bao lâu thì tiêu hết?
Chỉ tự tiêu sau bao lâu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Quy trình phẫu thuật được sử dụng hoặc loại vết thương cần khâu
- Loại mũi khâu được sử dụng để đóng miệng vết mổ hoặc vết thương
- Loại chất liệu của chỉ tự tiêu
- Kích thước chỉ được chỉ định sử dụng
Thông thường, khung thời gian để chỉ có thể tiêu hết là từ vài ngày đến 1-2 tuần (sinh mổ), có loại cần đến vài tháng (phẫu thuật thay khớp).
2. Phải làm gì nếu thấy đường khâu bị lệch hoặc lỏng?
Có nhiều khả năng chỉ bị bong ra khỏi da do đường khâu lệch, lỏng. Trừ trường hợp vết thương hở, đang chảy máu hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng thì việc chỉ khâu lộ ra không đáng lo. Những mũi khâu này có thể tự rụng theo thời gian.
Bạn đừng cố thử cắt hoặc kéo chỉ khâu ra vì có thể vết thương vẫn chưa lành hẳn. Bạn nên kiên nhẫn đợi vết thương lành hẳn và hỏi thêm ý kiến bác sĩ xem có cần xử lý chỉ khâu hay không.
3. Khâu chỉ tự tiêu có được tắm vòi hoa sen?
Đa số trường hợp, sau khi khâu 24 giờ, người bệnh có thể tắm vòi hoa sen như bình thường và không cần quá lo lắng về áp lực nước từ vòi.
Tuy nhiên, bạn nên tránh ngâm mình trong bồn tắm quá lâu.
4. Có nên tự tháo chỉ hay không?
Không có cách nào giúp chỉ tự tiêu nhanh hơn.
Bạn không nên cố gắng loại bỏ bất kỳ mũi khâu nào mà không được sự cho phép từ bác sĩ điều trị. Nhìn chung, chỉ tự tiêu sẽ tự tiêu hoặc rụng đi.
Nếu cần phải tháo chỉ khâu, bạn hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ thật cẩn thận để giảm nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng khác.
5. Dùng chỉ tự tiêu có biến chứng gì không?
Biến chứng có thể xảy ra do khâu chỉ tự tiêu là nhiễm trùng vết mổ. Tuy nhiên, bạn chủ động phòng ngừa bằng cách giữ cho vết khâu khô và sạch hoặc sử dụng thuốc mỡ kháng sinh do bác sĩ chỉ định.
Các dấu hiệu và triệu chứng khi vết mổ bị nhiễm trùng là:
- Vùng da xung quanh vết mổ bị sưng, đỏ hoặc có cảm giác nóng
- Tình trạng đau nặng hơn, lan ra từ vùng vết mổ
- Vết mổ có mùi khó chịu hoặc rỉ dịch
- Sốt
- Sưng hạch
- Mệt mỏi
Bạn có thể quan tâm: Chăm sóc vết sẹo sinh mổ đúng cách
Nếu chủ động gỡ mũi khâu chỉ tự tan, bạn nên làm gì?
Bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Giữ vết mổ sạch và khô, tránh nhiễm bẩn, không để vết mổ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì vùng da xung quanh vết mổ rất nhạy cảm trong giai đoạn đang lành, sẽ dễ bị bỏng nắng hơn các vùng da còn lại trên cơ thể.
- Thoa kem dưỡng da vitamin E để giúp tăng tốc độ chữa lành và giảm sẹo. Tuy vậy, trước khi quyết định dùng kem dưỡng, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ vì cơ địa mỗi người không giống nhau.
- Nếu nghi ngờ vết mổ của mình bị nhiễm trùng, bạn nên lập tức đến viện để kiểm tra kịp thời. Nhiễm trùng vết thương có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng khác như viêm mô tế bào và nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu).
- Nếu vết mổ hở miệng do chỉ tự tiêu bị đứt, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để khâu lại, tránh gây nhiễm trùng.
- Trong trường hợp có triệu chứng sốt hoặc nhận thấy vết mổ đỏ, sưng, đau hoặc chảy dịch (mủ) từ trước hoặc sau khi bạn gỡ bỏ mũi khâu, bạn cũng cần quay lại phòng khám để kiểm tra gấp.
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Cách Khâu Giấu Chỉ Trong Phẫu Thuật
-
Ứng Dụng Kỹ Thuật Khâu Nội Bì Giấu Chỉ Vào Treo Mày - Báo Thanh Niên
-
Các Mũi Khâu Cơ Bản Trong Phẫu Thuật, Khâu Vết Thương - CPT Medical
-
Khâu Thẩm Mỹ Là Gì? Cách Khâu, Chăm Sóc Vết Thương Thẩm Mỹ
-
Cách Khâu Giấu Chỉ Phẫu Thuật - Hàng Hiệu
-
Khâu Thẩm Mỹ - Mũi Khâu Trong Da Có Giấu Chỉ - YouTube
-
MŨI KHÂU TRONG DA CÓ GIẤU CHỈ - YouTube
-
Chỉ Khâu Vết Thương Làm Bằng Gì? Có Những Loại Nào? | Vinmec
-
Cách Khâu Vết Thương Giấu Chỉ
-
"KHÂU GIẤU CHỈ (khâu Trong Da) -... - Facebook
-
Khâu Chỉ Nội Bì - Bước đột Phá Trong Phẫu Thuật Thẩm Mỹ
-
Các Kiểu Khâu Vết Thương Cơ Bản Và Nguyên Tắc Khi Khâu Vết Thương
-
Cách Khâu Giấu Chỉ Đơn Giản Bất Kỳ Ai Cũng Có Thể Thực Hiện
-
Cách để Rút Chỉ Khâu Vết Thương - WikiHow