Chỉ Tự Tiêu Bao Lâu Thì Tiêu Hết Hoàn Toàn? - Sức Khỏe đời Sống 24h
Có thể bạn quan tâm
“Chỉ tự tiêu bao lâu thì tiêu hết hoàn toàn” là câu hỏi mà đa phần các người bệnh đều quan tâm sau khi tiến hành thủ thuật và dùng chỉ tiêu để khâu vết thương.
Dù là một trong những loại chỉ khâu được sử dụng phổ biến, nhưng vẫn có không ít người cảm thấy tò mò về thời gian sử dụng của loại chỉ này, cũng như lo ngại liệu có thể xảy ra tình trạng chỉ tự tiêu không tiêu? Nếu bạn cũng đang có thắc mắc về các vấn đề này thì hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi thông qua bài viết sau đây.
Chỉ tự tiêu là gì?
Trong quá trình thực hiện thủ thuật, một khâu quan trọng không thể thiếu đó chính là tiến hành khâu vết thương. Nhưng việc dùng chỉ để đóng miệng vết thương hoặc vết mổ cũng được phân làm nhiều loại, thường sẽ dựa trên tính chất của chỉ như tiêu hay không tiêu và một hay nhiều sợi.
Trong đó, loại chỉ được ưa chuộng nhất chính là chỉ tự tiêu nhờ ưu điểm tự biến mất và người bệnh không cần lo ngại về vấn đề cắt chỉ. Đây là loại chỉ khâu thường hay dùng trong y tế và được tạo thành bởi các vật liệu đặc biệt như collagen trong ruột cừu và bò, protein từ động vật và polyme tổng hợp, tất cả thành phần này đều có thể được phân huỷ và hấp thụ bởi cơ thể con người. Thông thường, khi loại chỉ có khả năng phân huỷ và mất đi tác dụng chịu lực trong 60 ngày thì được xem là chỉ tự tiêu, việc phân huỷ sẽ tuỳ thuộc vào khả năng chịu lực và các mức độ khác nhau trong quá trình sử dụng.
So với loại không tiêu, chỉ tự tiêu có khả năng chịu lực và thời gian duy trì ngắn hơn nhưng lại ít phản ứng với tác động từ ngoại lực, giảm được nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc bị đào thải. Dựa vào những yếu tố tiện ích và an toàn của loại chỉ này mang lại, khiến không ít cơ sở y tế đã gần như hoàn toàn áp dụng chúng so với loại chỉ rút thông thường, mang đến sự hỗ trợ đắc lực trong quá trình phẫu thuật và hồi phục vết thương cho người bệnh.
Chỉ tự tiêu được dùng khi nào?
Ngoài việc giảm thiểu công đoạn cắt chỉ, loại chỉ này còn giúp hạn chế được phần nào khả năng để lại sẹo và nguy cơ gây nhiễm trùng.
Tuy nhiên, việc lựa chọn loại chỉ khâu còn phải dựa trên vị trí, kích thước và mức độ sâu của vết thương mà chuyên gia mới tiến hành áp dụng.
Bởi ở những nơi ngoài da, chỉ rút sẽ được ứng dụng nhiều hơn do độ chắc của chỉ khi tiếp xúc với các ngoại lực đến từ bên ngoài. Trường hợp dùng chỉ tự tiêu, thường sẽ được lựa chọn trong việc khâu các vết thương tổn ở mô mềm và ít chịu sự tác động hơn.
Việc sử dụng chỉ tự tiêu thường được áp dụng cho các trường hợp như sau:
- Vùng da dễ lành như ở mặt giúp hạn chế sẹo xấu.
- Làm liền vết rách ở niêm mạc miệng hoặc ở lưỡi.
- Cắt bao quy đầu, khâu âm đạo và tầng sinh môn.
- Phẫu thuật ghép da, ổ bụng, rách cơ và mô liên kết.
Chỉ tự tiêu bao lâu thì hết hoàn toàn?
Quá trình phân huỷ của chỉ tự tiêu sẽ chịu tác động từ nhiều yếu tố, chẳng hạn như: Thủy phân, sự phân hủy enzim và khả năng phân giải protein. Thông thường, trong quá trình hồi phục vết thương, chỉ tự tiêu sẽ giữ các liên kết giữa các mô đủ lâu để chúng tự lành sau đó sẽ tự tiêu biến mà không để lại bất kỳ vật chất nào lại trên mô tế bào, thường quá trình này sẽ kéo dài trong khoảng thời gian tầm 8 – 10 tuần.
Tuy nhiên, thời gian tự tiêu còn tùy thuộc khá nhiều vào chất liệu, mức độ thương tổn và thể trạng của từng người. Người bệnh có thể tham khảo thời gian duy trì của từng loại chỉ tự tiêu:
- Chỉ polydioxanone: 90 ngày.
- Chỉ phẫu thuật polyglactin: 90 ngày.
- Chỉ simple catgut: 70 ngày.
- Chỉ polyglecaprone: 20 ngày.
Thông thường, chu kỳ bán rã của chỉ tự tiêu thường kéo dài khoảng 1 – 2 tuần với khả năng giữ đạt mức 20 - 30%, trong hai tuần kế tiếp sẽ xảy ra quá trình phân huỷ mạnh mẽ và sau đó sẽ được hấp thu hoàn toàn trong vòng 100 ngày. Trong thời gian ban đầu khi mới sử dụng, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng phản ứng nhưng việc này chỉ mang tính tạm thời, sau khi bước vào giai đoạn tái hấp thu thì chỉ còn lại các mô liên kết bình thường.
Chỉ tự tiêu không biến mất thì sao?
Về mặt lý thuyết, việc khâu bằng chỉ tự tiêu sẽ không yêu cầu người bệnh phải quay về cơ sở y tế để tiến hành cắt do bản thân chỉ đã có khả năng tự phân huỷ. Tuy nhiên, vẫn sẽ có trường hợp không thể tự hấp thụ các thành phần khiến cho chỉ bị giữ lại một phần trên cơ thể và có thể gây viêm nhiễm hoặc không.
Sau khi trải qua 100 ngày nhưng thấy chỉ chưa tiêu hết, người bệnh nên tìm đến phòng khám hoặc trung tâm uy tín để tiến hành cắt chỉ. Nhưng cũng đừng quá lo lắng, vì bản chất của chỉ tự tiêu không hề có tính nguy hiểm đối với cơ thể. Hơn nữa, người bệnh vẫn có thể tiến hành cắt chỉ tự tiêu tương tự như việc cắt chỉ khâu bình thường.
Khi tiến hành khâu, vết khâu được sẽ được chuyên gia khâu một cách khéo léo và có phần nới lỏng, để ngay khi hết tình trạng sưng và các tế bào lành như ban đầu thì có thể được cắt dễ dàng thông qua các mũi khâu lộ ra bên ngoài.
Trong quá trình làm lành vết thường, nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và đau nhức, người bệnh nên lưu ý một số nhắc nhở sau:
- Che chắn kín vết khâu nhằm tránh tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời.
- Tuyệt đối không đè lên vết khâu vì điều này có thể khiến vết thương bị hở và bị nhiễm trùng.
- Tuân theo hướng dẫn của chuyên gia trong việc chăm sóc vết thương. Để làm sạch, nên rửa xà phòng và nước cẩn thận tại vết khâu ngoài da, sau đó lau nhẹ nhàng để làm khô và đeo băng mới. Trường hợp bị bẩn hoặc ướt thì nên thay băng khác nhằm tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Luôn giữ vết thương khô ráo và tránh đụng nước trong vòng 12 – 24 giờ sau khi khâu.
- Nhằm hạn chế việc ngâm nước khiến vết thương xảy ra bất thường, người bệnh nên dùng vòi sen thay vì tắm bồn. Khi có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, sốt hoặc chảy mủ máu thấm cả băng thì nên quay lại cơ sở để khử trùng và tiến hành khâu lại.
“Chỉ tự tiêu bao lâu thì tiêu hết hoàn toàn” là điều mà bài viết đã cung cấp đến cho mọi người, mong rằng người bệnh sẽ hiểu rõ hơn về chỉ tự tiêu và có được hướng giải quyết khi xảy ra tình huống bất thường sau khi thực hiện khâu bằng loại chỉ này.
Nếu còn muốn tư vấn về các vấn đề liên quan, có thể liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE bên dưới hoặc gửi tin đến KHUNG CHAT, chúng tôi sẽ hỗ trợ ngay khi nhận được tin của bạn.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA NAM VIỆT
(Được sở y tế cấp phép hoạt động)
Hotline tư vấn miễn phí:02862857515
Tư vấn online bấm > > TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<
https://suckhoedoisong24h.webflow.io/
Từ khóa » Chỉ Tiêu Bao Nhiêu Ngày Thì Tiêu
-
Khâu Vết Thương: Mất Bao Lâu để Chỉ Tự Tiêu? - Vinmec
-
Chỉ Tự Tiêu Bao Lâu Thì Tiêu Hết? Giải đáp 5 Thắc Mắc Phổ Biến Về Chỉ ...
-
Chỉ Khâu Tầng Sinh Môn Tự Tiêu Sau Bao Lâu? - Vinmec
-
Chỉ Khâu Tầng Sinh Môn Trong Bao Lâu Thì Tự Tiêu?
-
Khâu Chỉ Tự Tiêu Sau Bao Lâu Thì Hết? - Nha Khoa Trẻ
-
Chỉ Phẫu Thuật Tự Tiêu Trong Bao Lâu? - Bác Sĩ Luân
-
Chỉ Tự Tiêu Là Gì? Có Màu Gì? Cắt được Không? Bao Lâu Thì Tiêu Hết?
-
Cắt Mí Sau Bao Lâu Thì Chỉ Sẽ Tự Tiêu? - Suckhoe123
-
Mất Bao Lâu để Chỉ Tự Tiêu Biến Mất Sau Tạo Hình Thành Bụng?
-
Chỉ Tự Tiêu Là Gì? Cách Vệ Sinh Khi Vết Thương Khâu Chỉ Tự Tiêu?
-
Top 15 Chỉ Tiêu Bao Nhiêu Ngày Thì Tiêu
-
Chỉ Khâu Tầng Sinh Môn Bao Lâu Thì Tiêu? 5 Điều "Cần Biết"
-
Khâu Tầng Sinh Môn Thì Chỉ Tự Tiêu Trong Bao Lâu? - Mới Nhất 2022
-
Chỉ Tự Tiêu Sau Bao Lâu Thì Tiêu Hết? - Giới Tính Sức Khỏe