[CHIA SẺ] 4 Cách điều Trị Bệnh Loãng Xương Hiệu Quả Hiện Nay

Loãng xương là một bệnh lý nguy hiểm và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng gãy xương và nặng nề hơn có thể gây ra tình trạng tàn phế. Nếu bạn đang tìm hiểu cách để điều trị bệnh loãng xương, thì đây chính là bài viết dành cho bạn.

Nhiều người cùng tìm đến các cách điều trị loãng xương phổ biến hiện nay
Nhiều người cùng tìm đến các cách điều trị loãng xương phổ biến hiện nay

1. Bệnh loãng xương có chữa được không?

Loãng xương là một bệnh lý diễn biến rất âm thầm và khó có thể nhận biết được. Thông thường, người bệnh chỉ có thể phát hiện mình đang bị loãng xương khi gặp các trường hợp gãy xương. Do vậy, đối với loãng xương, việc phòng bệnh và điều trị là điều vô cùng quan trọng.

Bệnh loãng xương được hiểu là tình trạng rối loạn chuyển hoá của xương dẫn đến tình trạng suy giảm sức mạnh của xương, và làm tăng nguy cơ gãy xương ở mọi lứa tuổi. Khi mắc bệnh, xương của người bệnh sẽ trở nên giòn hơn và vô cùng dễ gãy dù bạn chỉ gặp những chấn thương nhẹ. Cùng với đó, từ loãng xương, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác như: tê mỏi chân tay, đau nhức, ê buốt, hay các bệnh lý liên quan khác như: thoái hoá xương khớp, suy thận, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch… hay nặng nề hơn có thể dẫn đến tàn phế suốt cuộc đời.

2. Mục tiêu điều trị chứng loãng xương là gì?

Tại sao lại cần thực hiện điều trị loãng xương?
Tại sao lại cần thực hiện điều trị loãng xương?

Theo các bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, bệnh loãng xương là bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn. Do vậy, mục tiêu trong điều trị bệnh loãng xương đó chính là ngăn chặn và phòng ngừa tối đa nguy cơ xảy ra tình trạng gãy xương.

Để thực hiện điều này, các bác sĩ, chuyên gia có thể thực hiện theo 3 cách đó là:

  • Phục hồi cấu trúc xương đã bị loãng và độ khoáng hóa xương.
  • Tăng cường khối lượng xương bên trong cơ thể.
  • Ngăn chặn tình trạng mất xương tiếp tục diễn ra.

Xem thêm: Những điều cần biết về loãng xương ở người cao tuổi

3. Cách điều trị bệnh loãng xương hiệu quả

Tuỳ vào cơ thể mỗi bệnh nhân cũng như mức độ loãng xương khác nhau mà chúng ta sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Theo đó, các phương pháp điều trị loãng xương có thể tách lẻ nhưng cũng có thể kết hợp với nhau để điều trị và có ra kết quả tốt nhất.

Áp dụng những cách điều trị bệnh loãng xương khác nhau để tối ưu hóa việc chữa trị
Áp dụng những cách điều trị bệnh loãng xương khác nhau để tối ưu hóa việc chữa trị

3.1. Điều trị không dùng thuốc

Trong cuộc đời mỗi người, xương khỏe mạnh trong cơ thể luôn luôn bị phá vỡ và tái tạo lại từ đầu. Khi cơ thể bạn bắt đầu lão hoá, đặc biệt là phụ nữ sau giai đoạn mãn kinh, xương sẽ tăng nguy cơ mất chất khoáng nhanh hơn.

Tình trạng này thường xảy ra khi xương không kịp khôi phục lại so với tốc độ phá vỡ tự nhiên và sẽ dần trở nên yếu hơn. Do đó, lúc này, bạn cần có một chế độ ăn uống hợp lý và dinh dưỡng lành mạnh và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để giảm nguy cơ tăng loãng xương hoặc gãy xương.

3.2. Thuốc trị loãng xương

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thuốc điều trị loãng xương, hoạt động theo cơ chế ức chế quá trình huỷ xương, hoặc một số thuốc khác là kích thích quá trình tạo xương.

Sử dụng thuốc để chữa trị bệnh loãng xương
Sử dụng thuốc để chữa trị bệnh loãng xương

Một số loại thuốc thường được sử dụng trong việc điều trị loãng xương đó là:

  • Bisphosphonates: Đây được coi là một trong những lựa chọn đầu tiên khi nghĩ đến thuốc trị loãng xương. Nhóm thuộc này hoạt động theo cơ chế chống hủy xương. Tuy nhiên, khi sử dụng loại thuốc này, người bệnh có thể gặp một số phản ứng phụ như: buồn nôn, đau bụng, ơ chua,…
  • Denosumab: Với những bệnh nhân không thể sử dụng Bisphosphonates thì phương án tiếp theo chính là Denosumab. Đây là loại thuốc được sử dụng dưới dạng tiêm, tần suất 6 tháng/lần.
  • Strontium ranelate: Đây là nhóm thuốc có tác dụng tăng tạo xương và ức chế huỷ xương. Tuy nhiên, do tác dụng phụ của nhóm thuốc này có thể gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch, nên hiện nay Strontium ranelate vẫn chưa được sử dụng rộng rãi.
  • Deca – Durabolin và durabolin: Đây là nhóm thuốc làm tăng quá trình đồng bộ hoá và có thể cân nhắc sử dụng với nhóm thuốc trên.

3.3. Liệu pháp hormone

Liệu pháp hormone hay còn được gọi là liệu pháp thay thế estrogen (ERT). Phương pháp này được sử dụng đối với các trường hợp phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương. Liệu pháp này có tác dụng ngăn ngừa mất xương và giảm nguy cơ gãy xương. Cùng với đó, liệu pháp hormone cũng sẽ hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim cũng như cải thiện các chức năng nhận thức và tiết niệu.

Bên cạnh đó, để cải thiện tình trạng loãng xương, người bệnh cũng có thể tham khảo các sản phẩm thực phẩm bổ sung tăng cường sức khỏe xương khớp. Hiện nay trên thị trường đang rất ưa chuộng dòng sản phẩm có chứa Canxi nano, Menaquinone-7 (MK7), Vitamin D3. Đây là bộ 3 dưỡng chất giúp cơ thể hấp thụ canxi một cách tối đa, giúp xương chắc khỏe, tăng mật độ xương và từ đó cải thiện tình trạng loãng xương.

Kết hợp dùng sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương
Kết hợp dùng sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương

4. Biện pháp phòng ngừa nguy cơ loãng xương

Loãng xương là một bệnh lý khó điều trị nhưng có thể phòng ngừa loãng xương nhờ vào thói quen sống lành mạnh như:

  • Uống nhiều nước và thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo cung cấp cho cơ thể.
  • Bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D cùng các dưỡng chất khác có lợi cho xương mỗi ngày sẽ giúp bạn ngăn ngừa bệnh loãng xương cũng như các bệnh như thoái hóa cột sống, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm,… Trung bình mỗi người trưởng thành cần từ 1.000 – 1.500mg canxi và 800 – 1000 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D mỗi ngày.
  • Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng giúp xương phát triển khỏe mạnh. Tích cực bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như: trứng, sữa, tôm, cua, cá, đậu nành… Bổ sung thực phẩm giàu vitamin K như: cải xoăn, súp lơ xanh, cần tây, đậu bắp… đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành xương.
  • Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh cần bổ sung estrogen từ tự nhiên như: đậu nành, lạc, vừng… và cả thực phẩm chức năng để giúp làm giảm sự tiêu hủy xương, tăng khoáng chất giúp xương chắc khỏe.
  • Không hút thuốc lá vì nicotine trong thuốc lá làm tăng tỷ lệ mất xương và nguy cơ gãy xương. Tránh xa các loại đồ uống có cồn (rượu, bia…), cà phê, nước ngọt có ga,…
  • Thông báo với bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng điều trị những bệnh lý khác, đặc biệt là các thuốc làm tăng nguy cơ loãng xương như corticoid…
  • Tập thể dục thường xuyên với cường độ vừa phải giúp tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai của hệ cơ xương khớp. Bạn có thể lựa chọn một số bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, dưỡng sinh,… (Tham khảo thêm các bài tập thể dục chống loãng xương)
  • Phòng ngừa té ngã bằng cách mang giày dép chống trượt, sử dụng thảm chống trượt, dùng dụng cụ hỗ trợ đi lại nếu cần thiết; lắp đặt tay vịn trong phòng tắm, dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, sáng sủa…
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Thiếu hoặc thừa cân làm tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương. Như vậy, bạn nên duy trì một trọng lượng cơ thể phù hợp vì không chỉ tốt cho xương mà còn tốt cho sức khỏe.
  • Đo mật độ xương định kỳ mỗi 2 năm ở phụ nữ trên 65 tuổi và nam giới trên 70 tuổi để phát hiện sớm các dấu hiệu loãng xương.

Trên đây là các phương pháp điều trị, cải thiện tình trạng loãng xương. Các biện pháp điều trị loãng xương đều cần kết hợp với một lối sống lành mạnh để có tác dụng điều trị tốt nhất.

Bài viết liên quan:

  • Cách phòng ngừa loãng xương hiệu quả không phải ai cũng biết
  • Người bệnh loãng xương nên ăn gì và kiêng gì?
  • Đo loãng xương là gì? Đo ở đâu tốt nhất?

Từ khóa » Thuốc Loãng Xương Uống Vào Lúc Nào