Chia Sẻ 4 Năm Kinh Nghiệm Trồng Rau Thùng Xốp
Có thể bạn quan tâm
$show=home$type=slider$count=6$s=0$rm=0$mt=0
- Tính năng
$show=home$type=three$count=9$h=250$space=0$icon=1$m=0$sn=0$rm=0
- Giới thiệu
- Infographic
- Kỹ thuật trồng rau
- Phân bón
- Sản phẩm
- Sức khỏe
- Tháp rau
- Tính năng
- Video
- Ý tưởng
$show=home
Thức ăn sạch, Sức khỏe tốt,
CUỘC SỐNG TƯƠI ĐẸP !
Thaprau.com là trang Kiến thức làm vườn gồm các bài viết về trồng trọt, kỹ thuật chăm sóc, quản lý và kiến tạo khu vườn sinh động theo từng mùa vụ, mang đến cho bạn cái nhìn sâu sắc và lời khuyên bạn cần để tạo ra khu vườn tươi đẹp. Admin: Mr. Sáng Chia sẻ 4 năm kinh nghiệm trồng rau thùng xốp 0 0 Edit this postCỡ thùng xốp trồng rau em đang dùng là cao 40cm dài 70cm rộng 50cm (trồng đu đủ, dưa, cà chua, khế, thanh long, mướp, bầu, su su, chanh, ổi) và cao 30 rộng 35 dài 50 (trồng cà chua, đậu cove, và đa số các loại rau ăn lá).
Bà mẹ trẻ Đồng Thị Thu Huyền (Phú Thượng - Tây Hồ - Hà Nội) được bạn bè gọi là chuyên gia nông nghiệp trên sân thượng. Bằng những chiếc thùng xốp, chị canh tác các loại rau, mùa nào thức đó, rau sạch gia đình ăn không xuể. Hơn nữa, chị còn trồng được các loại dưa lớn trái, chanh, khế, thanh long, bầu, bí... trên sân thượng nhà mình. Chị thường xuyên chia sẻ những kinh nghiệm hay cho các nhóm hội trên facebook yêu thích trồng rau sạch. Hiệu quả lớn từ những vụ thu hoạch rau quả trồng trong thùng xốp, chị Huyền đang truyền cảm hứng cho rất nhiều bạn bè. Dưới đây là chia sẻ của chị sau 4 năm kinh nghiệm trồng rau thùng xốp (Thaprau.com có sửa đôi chút những từ chị viết tắt): Tổng hợp một số kinh nghiệm làm vườn trong suốt 4 năm qua của em. Bài viết có thể dài dòng và quá đơn giản với các anh chị dày dặn kinh nghiệm nhưng em vẫn muốn chia sẻ vì hội ta ngày càng nhiều các thành viên mới tham gia và chưa biết bắt đầu từ đâu. 1. Đầu tiên là làm thùng xốp và đất Em chọn thùng xốp để trồng bởi đa số tất cả các loại cây khi được trồng trong thùng xốp cao và nhiều đất thì cây đều phát triển tốt hơn. Cỡ em đang dùng là cao 40cm dài 70cm rộng 50cm (trồng đu đủ, dưa, cà chua, khế, thanh long, mướp, bầu, su su, chanh, ổi) và cao 30 rộng 35 dài 50 (trồng cà chua, đậu cove, và đa số các loại rau ăn lá). Thùng xốp không đục thủng đáy mà đục ở thành thùng xốp cách đáy 5cm. Xung quanh phía trên nên đục thêm nhiều lỗ ở cạnh thùng giúp đất được thoáng khí. Lí do không đục thủng đáy vì giữ nước không bị chảy hết ra ngoài làm bẩn sàn, cũng như hạn chế rửa trôi phân bón. Đối với họ bầu bí mướp em làm thùng có các chai nước ở đáy để chứa được nhiều nước cho cây hút. Vào mùa hè có những hôm trời nắng nóng lên đến 40_45° chính là lúc những chiếc thùng xốp này phát huy tác dụng. Khi gieo rau họ cải hay rau dền nếu thùng thấp ít đất chúng ta sẽ phải tưới nhiều lần để đảm bảo độ ẩm cho đất, chính vì vậy cây cải khi mới nảy mầm vốn đã yếu sẽ bị ngả nghiêng đổ rạp khi chúng ta tưới. Điều này không tốt cho cây và làm ta mất nhiều thời gian chăm sóc. Em gieo thùng xốp thấy rất ổn vì thùng cao chứa được nhiều đất và chính vì thùng không đục thủng đáy nên khi tưới nước không bị chảy nước đi hết cũng như hạn chế việc bị trôi phân bón. Tưới nhiều lần còn làm cho đất bí vì dín chặt xuống theo thời gian, làm cây bị bó rễ. Trồng vào thùng cao ưu điểm là đất giữ ẩm được lâu hơn, từ khi gieo hạt và tưới lần đầu thì khoảng 5 đến 7 ngày sau em mới tưới lại lần 2. Cây có thời gian yên tĩnh để phát triển, không bị quấy rầy vì bị tưới nhiều. Loại đất tốt nhất cho cây và dễ tìm nhất đối với em là đất thịt và đất phù sa thịt. Nếu trồng vườn thì đánh luống trồng thẳng. Đa số các bác nông dân chúng ta phải tận dụng khoảng trống trên ban công sân thượng để trồng nên việc làm đất là vô cùng quan trọng. Đất phải được trộn với các thành phần sau: - Xỉ than đập nhỏ: trước khi đập phải ngâm 2 ngày thay nước 2-3 lần rồi vớt ra để ráo mới đập. - Trấu hun - Trấu tươi - Phân trùn quế - Mùn dừa - 1 chút phân vô cơ tổng hợp NPK. Hoặc phân hữu cơ tự ủ hoặc mua ngoài tiệm. (phân gà ủ hoai hay phân bò đều được). Đất sau khi làm tơi vụn sẽ đem trộn với các thành phần trên với tỷ lệ đất chiếm 60 đến 70%. Còn lại là các thành phần khác. NPK chỉ cho ít thôi nhé. 30kg đất trộn rồi em chỉ cho 1 thìa ăn phở thôi. Đổ đất vào thùng thấp hơn miệng thùng 5cm. 2. Ươm và gieo hạt Bầu bí mướp và các loại dưa (những loại hạt to) là những loại cần ngâm nước và ủ cho nứt nanh mới đem gieo. Em ngâm nước qua đêm rồi bỏ vào khăn ẩm để chỗ tối, giữ ẩm hằng ngày vài hôm nứt nanh thì mang tra vào viên nén ươm hạt. Khi cây có 2 lá thật cứng cáp mới trồng ra đất. Các loại cải, rau dền... tóm lại là những loại hạt nhỏ thì không cần ủ trước mà gieo thẳng vào đất luôn. Gieo thưa sau đó thêm 1 lớp đất dày 1cm lên mặt rồi tưới ẩm là xong. Rau muống cũng ngâm hạt qua đêm rồi ủ khi nứt nanh mới đem gieo. Riêng rau muống khi gieo xong cần phủ 1 lớp đất dày 2_2.5cm để khi hái lứa đầu cây cứng cáp. Không lo hái mạnh tay quá mà lôi cả rễ cây lên. Trời mát thì nên để thùng ra ngoài trời không nên để nơi thiếu ánh sáng sẽ làm cây yếu ớt. Mùa hè nhiệt độ cao quá thì cho cây làm quen dần với thời tiết bằng cách che lưới đen lúc mới gieo hoặc để chỗ có bóng che bớt nắng sau đó cho ra nắng dần dần để cây thích nghi. 3. Ủ phân hữu cơ để tưới cho rau ● Ủ phân cá Kiếm 1 thùng to có nắp đậy. Đục nhiều lỗ nhỏ vùng quanh 1 vòng cách miệng thùng 5cm ( để thông khí). Đổ 1 lớp đất dày 10cm xuống dưới cùng. Lưu ý là đất phải phơi thật khô nhé cả nhà. Đổ lòng cá hoặc cá ươn lên trên, dải 1 lớp mỏng nấm đối kháng trichoderma rồi tiếp tục 1 lớp đất phủ kín. Cứ như vậy đến khi nào đầy gần đến miệng nắp (cách miệng 7-10cm) thì đậy nắp lại. Cách vài ngày lại mở nắp ra đổ bỏ nước ngưng tụ ở mặt dưới của nắp thùng. Đậy nắp lại. khi nào thấy không còn nước bốc hơi nữa thì thôi. Sau vài tháng mở thùng phân cá sẽ không thấy mùi nữa. Lúc này đem trộn vào đất như 1 loại phân bón. 1 thùng xốp trồng mướp em cho khoảng 2 cân phân cá trộn đều vào đất trước khi trồng. Phân này cực kì tốt nhé. 1 năm chỉ cần bón 1 lần cũng tốt lắm rồi. ● Ủ rác nhà bếp Kiếm 1 thùng to có nắp đậy. Hàng ngày cho tất cả rác nhà bếp như cọng rau thừa, cơm nguội, nước canh thừa, vỏ rau củ quả... nước vo gạo, nước rửa thịt cá, nước tiểu trẻ con vào đó ngâm khoảng 7 đến 10 ngày là dùng được. Hạn chế đồ có dầu mỡ và muối mặn. Lấy 1 phần nước cốt pha với 7 đến 10 phần nước lã để tưới cho cây tùy giai đoạn cây lớn hay nhỏ. Hạn chế tưới lên lá. Nếu tưới lên lá thì nên tưới lại nước lã cho sạch. ● Lưu ý với tất cả các loại cây mới mua ở chợ về trồng thì tuyệt đối không tưới phân bón. Phải đợi cây hồi hoàn toàn mới được tưới. 4. Cách sử dụng NPK Em thường dùng NPK để bón lót vào đất trước khi trồng. Rau thì em chỉ bón nước rác nhà bếp thôi. Còn cây ăn quả: 3kg lân+2kg kali+1kg đạm. Trộn đều. Đong 1/2 hoặc 1 chén nhỏ thôi (chén uống trà) pha với 7 đến 10 lít nước tưới tuần 2 lần. Khi nào thấy cây nhú mầm nụ thì dừng lại. Không tưới giai đoạn cây có hoa vì tưới hoa sẽ bị rụng. Khi biết chắc chắn quả đã đậu và quả đã to bằng đầu đũa(vd chanh) hoặc bằng quả trứng gà (vd thanh long, khế) thì lại tưới NPK tiếp để thúc cho quả lớn nhanh. Tưới khoảng 3-4 lần nữa thì dừng hẳn. Không tưới nữa để đảm bảo thời gian cách ly. Thời điểm thu hoạch quả với thời điểm tưới NPK lần cuối cùng cách nhau 10 ngày hoặc lâu hơn. 5. Nuôi giun trong thùng xốp Em nuôi giun trực tiếp trong thùng xốp bằng cách: Thùng xốp cỡ 40×50×70. - Lấy 1 chai lavi 1.5 lít đục lỗ xung quanh chai. Lỗ bằng hạt đậu xanh hoặc đậu đen. Cắt phần đáy (không cắt dời nhé) làm nắp. -Chôn cái chai xuống giữa thùng, hằng ngày cho rác nhà bếp vào rồi đậy cái nắp lại. Giun sẽ chui vào đó làm công việc phân hủy rác và sinh sôi rất nhanh. Đất rất tơi xốp và rau cũng cực kì tốt luôn. Tốt nhất nên bỏ vào phía dưới 1/3 lượng phân trùn quế rồi tiếp tục cho rác lên trên và đậy nắp lại là tốt nhất và nhanh có giun hơn. 6. Cách trồng cải xoong và rau cần (loại rau cần nhiều nước) Chuẩn bị thùng xốp không thủng đáy cao 30cm. Đổ đất thịt vào cách miệng thùng 7-10cm. Không cần trộn bất cứ thứ gì. Cải xoong và rau cần mua về nhặt phần ngọn ăn còn phần gốc đem giâm vào thùng theo hàng. Giâm xong tưới nước sâm sấp hoặc ngập đất 1cm. Hàng ngày bổ sung nước đảm bảo ngập mặt đất 1cm là được. Khi cây đã nhú mầm và lớn thì đổ nhiều nước hơn. Lúc này có thể đổ nước gạo cho có tý dinh dưỡng càng tốt. Nhà em toàn đất không cho gì cũng không nước gạo mà còn tốt um. Bạn cho đất vào thùng xốp không thủng rồi cho nước vào sâm sấp thôi. Đánh tan nhuyễn như bùn rồi cắm gốc cải xoong vào. Cái thùng đó mùa đông trồng cải xoong và rau cần. Mùa hè cấy rau muống nước. 7. Xử lý sâu bệnh hại ● Dung dịch tỏi ớt gừng rượu: trị nhiều loại sâu phổ biến 1 kg gừng + 1kg tỏi + 1kg ớt + 3 lít rượu Gừng tỏi ớt xay nhỏ. Ngâm cùng 3 lít rượu. Sau 1 tuần lọc lay nước cốt. Cứ 5 đến 10ml nước cốt pha 1 lít nước phun cho cây tùy theo cây to hay nhỏ mà điều chỉnh nồng độ cho hợp lí. Có thể phun vào đất xung quanh cây phòng sâu bệnh lúc dịch chưa hoành hành. Hoặc phun nhẹ lên lá. ● Dung dịch thuốc lào 1 gói thuốc lào 20 nghìn đồng. Ngâm cùng 1 lít nước 2 ngày. Sau đó hòa thêm 1 đến 1.5 lít nước vào rồi lọc lấy nước cho vào bình xịt. Dung dịch này trị rệp tốt và trị 1 số loại sâu phổ biến. Ngoài ra thi thoảng phun vào đất xung quanh cây hoặc quanh vườn để phòng. 8. Cải tạo đất Đất nhà em 4 năm nay chưa phải thay. Hằng năm em chỉ làm 1 việc duy nhất là rắc vôi phơi khô đất vào mùa hè và bổ sung thêm phân trùn quế và trấu hun thôi. Vào mùa hè cứ đợt nào nắng nóng liên tục cả tuần (xem dự báo thời tiết trên điện thoại) em sẽ làm công việc này. Xới đất lên rắc ít vôi. 1 thùng xốp rắc khoảng 1 nắm trộn đều rồi để vậy 1 tuần hay 10 ngày càng tốt. Sau đó trộn trấu hun và phân trùn quế vào tiếp tục 1 vụ mùa mới. Khi nào thấy cây bị bệnh thì nhổ bỏ và phơi khô lại đất và trồng cây khác. Nên luân canh, xen canh cây trồng không nên trồng liền 2 vụ cùng 1 loại cây trồng trên 1 chậu đất để đảm bảo hiệu quả và hạn chế sâu bệnh. Vụ này trồng cà chua thì vụ tới trồng rau ăn lá. Cảm ơn chị Thu Huyền đã nhiệt tình chia sẻ.LABELS
Kỹ thuật trồng rauShare:
BÌNH LUẬN
BLOGGER FACEBOOK XEM CHI TIẾT ...Sáng Phan - Ks. Nông nghiệp
1980, sinh sống tại Cẩm Khê - Phú Thọ, làm thành công Tháp rau. Đề xuất: Cùng trồng rau xanh cho cuộc sống an toàn hơn, thú vị hơn!
Chi tiết về Sáng Phan...Tháp rau
/fa-quote-left/$quote=Sáng Phan
/fa-clock-o/ XEM NHIỀU TRONG TUẦN$type=list
- Cách dùng nước tiểu tưới rau
- Trấu ủ mục và cách ủ trấu
- Mùa vụ trồng rau Miền Bắc
- Gợi ý 5 mô hình trồng rau cho bạn lựa chọn
- 5 ưu điểm của tro đối với cây trồng
/fa-location-arrow/ BÀI VIẾT MỚI$type=blogging$m=0$cate=0$sn=0$rm=0$c=3$va=0
- Giới thiệu
- Infographic
- Kỹ thuật trồng rau
- Phân bón
- Sản phẩm
- Sức khỏe
- Tháp rau
- Tính năng
- Video
- Ý tưởng
/fa-fire/ NHIỀU NGƯỜI ĐỌC NHẤT$type=one$rm=0
- Cách dùng nước tiểu tưới rau
- Mùa vụ trồng rau Miền Bắc
- Trấu ủ mục và cách ủ trấu
GỢI Ý$type=list-tab$date=0$au=0$c=5$src=random-posts$cm=0
- Giới thiệu
- Infographic
- Kỹ thuật trồng rau
- Phân bón
- Sản phẩm
- Sức khỏe
- Tháp rau
- Tính năng
- Video
- Ý tưởng
BÀI MỚI$type=list-tab$date=0$au=0$cm=0$c=5
- Giới thiệu
- Infographic
- Kỹ thuật trồng rau
- Phân bón
- Sản phẩm
- Sức khỏe
- Tháp rau
- Tính năng
- Video
- Ý tưởng
VIDEOS$type=list-tab$date=0$au=0$cm=0$c=5
- Video
Footer Social$type=social_icons
- youtube
Từ khóa » Thùng Xốp To Trồng Cây
-
Cách Trồng Rau Trong Thùng Xốp ăn Hoài Không Hết - Mẹo Vặt
-
Trồng Rau Bằng Thùng Xốp Có An Toàn? - Bách Hóa XANH
-
Cách Trồng Rau Trong Thùng Xốp "ĐƠN GIẢN NHẤT" - .vn
-
Trồng Rau Trong Thùng Xốp đục Lỗ Thoát Nước ở đáy Hay Bên Hông
-
50 Thùng Xốp TO TRỒNG CÂY70x50x40cmcao. Mua Kèm Sản ...
-
50 Thùng Xốp Trồng Cây (60x45x35cao) Alo Shop Nếu Cần Mua 1 ...
-
Từ A đến Z Bí Quyết Trồng Rau Trong Thùng Xốp Luôn Tươi Xanh
-
Thùng Xốp Trồng Rau.Công Nghệ Nông Nghiệp - Thapxanh
-
【Hướng Dẫn】Trồng Rau Trong Thùng Xốp Chi Tiết, đơn Giản
-
Cách Làm Thùng Xốp Trồng Rau Tại Nhà đơn Giản - Sfarm
-
Bán Thùng Xốp Trồng Rau Tphcm ở đâu Bền Chắc Nhất?
-
Tận Dụng Thùng Xốp Trồng Rau Xà Lách Cây Bự Khủng Hết Hồn Luôn
-
5 Bước Đơn Giản Để Làm Thùng Xốp Trồng Rau Đơn Giản Tại Nhà