Chia Sẻ 5 Bài Mồi Câu Cá Chép Hiệu Quả Nhất

Bảng mục lục

  • 2. Cách Câu Cá Chép Hiệu Quả nhất.
  • 2.1 Chọn địa điểm câu phải chính xác
  • Mùa Xuân – Hạ
  • Mùa Thu
  • Mùa Đông
  • 2.2 Dấu hiệu khi cá chép vào ổ thính
  • 2.3 Kỹ thuật câu (đặt phao, kĩ thuật câu lăng xê, câu đài,)
  • 2.4 Kĩ thuật câu lăng xê
  • 2.5 Kĩ thuật câu cá chép bằng câu tay, câu đài hiệu quả
  • Chọn thời gian
  • 3. Các bài mồi làm mồi câu cá chép hiệu quả
  • 3.1 Bài mồi tự nhiên (khoai loang, bánh mì,....)
  • 3.2 Mồi câu cá chép sông hiệu quả
  • 4. Bài mồi câu chép Sông hồ tự nhiên bằng bài mồi Hùng Vương
  • Bài mồi số 1
  • Bài mồi số 2
  • Bài mồi số 3
  • 5. Một số lưu ý thường gặp để câu chép sông, hồ tự nhiên hiệu quả
  • Khung giờ đi ăn của cá chép
  • Cá chép thích ăn gì nhất?

Cá chép phù hợp với khí hậu Việt Nam bởi chúng có thể sống được trong điều kiện khó khăn khắc nghiệt, chịu đựng được nhiệt độ từ 0 – 40 độ C, nhiệt độ lý tưởng nhất ở khoảng 20 – 27 độ C. Nhiệt độ dưới 12 độ C cá ăn ít lớn chậm. Tuy nhiên cá kiếm ăn ở ngưỡng nhiệt độ khá thấp so với các loài cá nước ngột khác, dưới 5 độ C cá chép mới ngừng đi kiếm ăn.Bỏi vậy, khi quyết định vác cần đi câu, các bạn nhớ theo dõi thời tiết nhé, thời tiết quyết định 70% bạn có câu được cá hay không?

>> Xem thông thông tin cá chép trên wiki

Cá chép là loài cá ăn tạp, chúng có thể ăn những sinh vật đấy như giun, nhuyễn thể, ấu trùng và một món khoái khẩu của chúng là ốc vặn. Tuy nhiên, khi mà thức ăn kham hiếm, chúng sẽ ăn mùn hữu cơ, thực việt dưới tầng đáy rồi tới những loại ngũ cốc như ngô, đỗ tương,... Một điều bạn cần lưu ý đó là chúng không thích ăn những gì lên men quá hoặc bị thối.

Giống như những loại cá khác, chúng thích sống ở nơi nước sâu, yên tĩnh ấm về mùa đông, râm át về mùa hè. Vào mùa nắng nóng, chúng thường kiếm ăn ở những bãi cọc, cống nước, dưới các thân cây đổ, các hõm bãi đá,...

Chép là một trong những loài cá rất thông minh và nhạy bén. Chúng sống ở tầng đáy với tất cả các giác quan từ thính giác, khứu giác rất phát triển.

Tuổi sinh sản của cá chép trung bình là 1 năm trở lên. Mùa sinh sản rơi vào đầu năm hoặc mùa mưa kéo dài từ tháng 4-6 hàng năm. Trước và sau mùa sinh sản, chúng ăn rất mạnh nhưng trong thời gian sinh sản, chúng hầu như không ăn gì, nên nhiều cần thủ không để ý đến điều này, móm là điều dễ hiểu.

2. Cách Câu Cá Chép Hiệu Quả nhất.

2.1 Chọn địa điểm câu phải chính xác

  • Mùa Xuân – Hạ

Mùa kiếm ăn của cá nên cá chép bạo dạn hơn khi kiếm ăn.

Những đàn cá chép thường tập trung ở những xoáy hõm gần cửa cống xả nước, hay những cửa cống vào nước trong hồ một số anh em còn tạo ra những hõm xoáy để cho cá đứng.

Khu vực gần cửa cống có cỏ nước cũng là chỗ đứng cho những đàn cá chép trong thời gian này

  • Mùa Thu

Vào mùa này cá chép lại tập trung ở những nơi có dòng chảy chậm, góc khuất và thường khá xa các cửa cống lấy nước vào hồ. Để có một chỗ nước tĩnh cá chép chọn các cọc chìm, chân lều, bãi ngâm gỗ…

Khu vực có nhiều lục bình, rau muốn, um tùm cũng là nơi cá chép chú ẩn

  • Mùa Đông

Với thời tiết này cá chép sẽ thường chọn những vị trí sâu nhất của hồ để nhiệt độ ấm hơn cũng như để nghỉ ngơi yên tĩnh hơn.

2.2 Dấu hiệu khi cá chép vào ổ thính

Bạn sẽ thấy những đám bọt nhỏ sủi tăm đó là dấu hiệu cá chép đang chạy về ổ thính của bạn. Một số cao thủ có thể nhìn đám bọt và đoán được chính xác trọng lượng của cá. + Dấu hiệu nhận biết cá chép

Nếu như câu tự nhiên ở ao hồ sông thì việc xuất hiện bọt khí tròn, đều đều nhau, mỗi tăm có vài chục bọt khí xuất hiện thì đó là dấu hiệu của đàn chép đang đi lục lòi tìm thức ăn.

2.3 Kỹ thuật câu (đặt phao, kĩ thuật câu lăng xê, câu đài,)

Loài cá chép thường sục kiếm ăn ở tầng đáy hoặc cách mặt đáy hồ từ 20-30 cm, với mồi chìm dưới phần đáy, chúng sẽ đớp nhè cho mồi nổi lên rồi mới nuốt trọn vào miệng.

Nếu câu đài, các bạn nhớ buộc chì cao lên khoảng 30 cm so với đáy để hiệu qua hơn nhé.

Để câu lục cá chép thì nên chọn dây cước mảnh và lưỡi lục nhỏ, nếu có tiền sử dụng dây fluorocarbon thì quá tốt.

Còn không thì cước cỡ 0.28-0.30mm, màu ánh xanh hoặc lẫn vào màu nước, chịu tải khoảng 6.5kg. Lưỡi lục thì nên chọn lưỡi lục khoảng 3.5-4cm là vừa để câu cá chép.

Với đặc điểm tinh danh của mình, chúng sẽ không ăn mồi luôn nên khi phao chúi nhè nhẹ, bạn không nên giật ngay mà phải đợi phao chúi hẳn hãy giật nhé.

2.4 Kĩ thuật câu lăng xê

- Có 2 kiểu câu lăng xê là câu nổi và câu chìm, việc chuẩn bị dây và cần câu có sự tương đồng, Với kinh nghiệm 10 năm câu cá chép của mình, bạn nên chuẩn bị cần câu dài vừa phải từ 1,7m đến dưới 4m.

Do cá chép có cân nặng lớn và rất khỏe, bạn nên chọn máy câu dọc. Mặt khác, máy câu dọc cho tốc độ thả câu nhanh hơn, chống rối, mặc trong quá trình thả câu.

Với móc câu bạn cần phải tỉ mỉ hơn đôi chút, bạn nên mang một khối lượng mồi câu cá vừa đủ dể nhử một đàn cá chép đang đi kiếm ăn.

2.5 Kĩ thuật câu cá chép bằng câu tay, câu đài hiệu quả

Với kĩ thuật này, bạn cần quan sát và tập trung trong suốt một khoảng thời gian đi câu. Việc chọn phao câu khá quan trọng, bạn nên chọn những chiếc phao có ăng ten dài và lơn để dễ quan sát hơn nếu thả mồi xa bờ.

Cần câu cần phải dài trên 5m, độ cứng phải trên 5H để khi chuyển động do áp lực nước và những chuyển động nhẹ sẽ không làm ảnh hưởng tới độ nhạy của cân câu.

  • Chọn thời gian

Nếu các bạn câu ở sông thì cái quan trọng nhất là tìm được những điểm mà cá chép tụ nhiều nhất, giờ cá chép đi ăn ở sông. chủ yếu là khi chiều tà, ngày con nước nên, thời gian câu được nhiều nhất khoảng từ 16h đến 20h vào mùa đông, 17h đến 21h vào mùa hè. Còn đối với giờ cá chép đi ăn ở hồ câu, còn tùy nhiều yếu tố khác như về thời tiết và vị trí câu cá chép hiệu quả nhất tôi mình đã đề cập trên bài viết.

Nếu câu cá chép ở hồ câu dịch vụ toàn là cá nuôi, giờ cá chép đi ăn theo nguồn cá nuôi ở những trang trại, ở hà nội chủ yếu nguồn cá đổ tại hồ câu là từ hải dương về, thường thường người nuôi hay cho cá ăn sáng từ 6h đến 8h chiều từ 16h đến 19h, cứ như thế, giờ cá đi ăn ở hồ câu phụ thuộc vào người nuôi cá.

Nếu các bạn câu ở sông thì cái quan trọng nhất là tìm được những điểm mà cá chép tụ nhiều nhất, giờ cá chép đi ăn ở sông. chủ yếu là khi chiều tà, ngày con nước nên, thời gian câu được nhiều nhất khoảng từ 16h đến 20h vào mùa đông, 17h đến 21h vào mùa hè. Còn đối với giờ cá chép đi ăn ở hồ câu, còn tùy nhiều yếu tố.

3. Các bài mồi làm mồi câu cá chép hiệu quả

3.1 Bài mồi tự nhiên (khoai loang, bánh mì,....)

  • Bột mì: 200g
  • Cám tanh: 300g
  • Bánh mì sandwich: 200g
  • Bột đậu xanh ăn liền: 200g
  • Khoai lang: 300g
  • Sa tế tôm: 1 lọ

Bắt đầu, khoai lang sẽ được rửa sạch và luộc chín. Sau đó bóc vỏ ra thái lát mỏng trước khi trộn thành một hỗn hợp mồi tiêu chuẩn. Bánh mỳ sẽ được bóc và băm nhỏ. Sau đó cho vào máy xay sinh tố nghiền thành bột mịn. Như bột mỳ là dùng được Sau đó, trộn đều khoai và bột bánh mỳ đã xay mịn vào với nhau. Bóp nhuyễn và nát toàn bộ khoai lang để hỗn hợp này được trộn đều vào với nhau. Cho thêm sau đó bột đậu xanh, cám, bột mì, sa tế tôm vào trộn đều. Nhài nhanh tay để bột mềm và xốp. Hỗn hợp này khi mang đi câu sẽ được vo tròn thành từng miếng nhỏ. Có thể trộn với bùn và nước bên hồ câu vào mồi trước khi thả xuống nước.

3.2 Mồi câu cá chép sông hiệu quả

Nguyên liệu cần chuẩn bị với cách làm mồi câu cá chép này bao gồm:

  • Trứng gà: 1 quả

  • Bánh mì sandwich: 300g

  • Khoai lang : 2 củ

  • Bột cá khô: 100g

  • Bột đậu tương (đậu nành) 100gr

  • Chuối tiêu chín : 1 quả

Thực hiện bài mồi câu cá chép sông hiệu quả với các bước:

Khoai lang được luộc chín và lột vỏ, sau đó để nguội và bóp nát. Bột cá kho sau khi được xay nhuyễn trước ki mang trộn đều lần đầu với khoai lang ở trên. Và xay nhuyễn hỗn hợp này thêm một lần nữa để đó và bước sang xử lý bánh mỳ sandwich Bánh mỳ Sandwich được xé ra và bổ sung vào hỗn hợp bột trộn giữa khoai lang và bột cá. Chuối chín và trứng sống sẽ lần lượt được bóc vỏ và đập vào trong hỗn hợp. Trộn đều tay và bóp nát chuối trong hỗn hợp này là sử dụng được. Lòng trắng trứng trong hỗn hợp mồi sẽ là chất xúc tác giúp cho mồi có độ kết dính tốt nhất.

4. Bài mồi câu chép Sông hồ tự nhiên bằng bài mồi Hùng Vương

Một số bài mồi khác Mồi Câu Cá Hùng Vương áp dụng và được các cần thủ đánh giá rất hiệu quả, bất chấp thời tiết, ao hồ:

Bài mồi số 1

NGUYÊN LIỆU

- 2 gói mồi câu cá Pc.02

- 3kg ốc xay kỹ bỏ nước

- 3kg ốc để nguyên

- 3 lạng gạo nếp

- 4 bắp ngô ngọt duôi lấy hạt

CÁCH PHỐI TRỘN

- Trần ngô và gạo nếp bằng nước sôi

- Cho 1 gói Mồi PC.02 trộn đều với 3kg ốc xay đảo đều.

- Đổ vào 3kg ốc nguyên con + Gạo và Ngô trần, đảo đều. Sau cùng cho tiếp 1 gói Mồi PC.02 vào đảo đều rồi cho vào túi nilon ủ từ 1 đến 3 tiếng thả ổ câu. Thả mồi sau 2 tiếng mới câu để tránh làm động ổ.

Dưới đây là 1 vài hình ảnh các cần thủ trải nghiệm mồi câu PC.02 gửi về cho mồi câu cá Hùng Vương.

Bài mồi số 2

NGUYÊN LIỆU

- Mồi câu cá PC.02

- ngô bung 5 lạng

- Gạo nếp rang vàng 3 lạng

- Ốc 6kg đập dập 3kg

CÁCH TRỘN MỒI

- Trộn đều 1 gói mồi câu cá PC.02 mồi câu cá Hùng Vương với 5 lạng ngô bung .Trộn mạnh tay để mồi PC.02 bám chặt vào ngô bung làm như vậy sẽ giữ được mùi tốt hơn ổ sẽ bền hơn (có thể thay ngô bung bằng gạo trần hoặc ngô ngọt).

- Cho tiếp 6kg ốc đập dập 3kg chắt bỏ nước vào trộn đều sau đó cho 3 lạng gạo rang vào đảo đều.

- Để ổ mồi tăng thêm hiệu quả cho thêm 1 gói PC.02 vào trộn đều ủ khoảng 2-3 tiếng thì câu.

Bài mồi trên thích hợp cho hồ nước sâu, rộng. Chúc các cần thủ may mắn với bài mồi trên.

Bài mồi số 3

Nguyên liệu

- Ốc xay 5kg

- Cơm nguội 1 bát tô lớn

- Mồi câu cá chép đặc biệt (200g)

- Mồi câu cá trắm đen (200g)

- Bột trắng 2 thìa

Trộn đều hỗn hợp ủ 2-3 tiếng trước khi câu. Dưới đây là clip hướng dẫn trộn mồi chi tiết mời các bạn tham khảo.

5. Một số lưu ý thường gặp để câu chép sông, hồ tự nhiên hiệu quả

  • Khung giờ đi ăn của cá chép

Nếu các bạn câu ở sông thì cái quan trọng nhất là tìm được những điểm mà cá chép tụ nhiều nhất, giờ cá chép đi ăn ở sông. chủ yếu là khi chiều tà, ngày con nước nên, thời gian câu được nhiều nhất khoảng từ 16h đến 20h vào mùa đông, 17h đến 21h vào mùa hè. Còn đối với giờ cá chép đi ăn ở hồ câu, còn tùy nhiều yếu tố khác như về thời tiết và vị trí câu cá chép hiệu quả nhất tôi mình đã đề cập trên bài viết.

Nếu câu cá chép ở hồ câu dịch vụ toàn là cá nuôi, giờ cá chép đi ăn theo nguồn cá nuôi ở những trang trại, ở hà nội chủ yếu nguồn cá đổ tại hồ câu là từ hải dương về, thường thường người nuôi hay cho cá ăn sáng từ 6h đến 8h chiều từ 16h đến 19h, cứ như thế, giờ cá đi ăn ở hồ câu phụ thuộc vào người nuôi cá.

Nếu các bạn câu ở sông thì cái quan trọng nhất là tìm được những điểm mà cá chép tụ nhiều nhất, giờ cá chép đi ăn ở sông. chủ yếu là khi chiều tà, ngày con nước nên, thời gian câu được nhiều nhất khoảng từ 16h đến 20h vào mùa đông, 17h đến 21h vào mùa hè. Còn đối với giờ cá chép đi ăn ở hồ câu, còn tùy nhiều yếu tố.

  • Cá chép thích ăn gì nhất?

Cá chép ăn được đa dạng thực vật và động vật dưới hồ. Cá chép kiếm ăn ở nhiệt độ lý tưởng là dưới 30 độ nên thức ăn của chúng không quá nóng và không được quá lạnh. Cá chép có khứu giác phát triển nên dễ dàng nhận ra trong thức ăn có tẩm hóa chất hay không? Chính vì vậy, khi chọn mua mồi câu cá chép, bạn nên tìm những mồi được làm từ tự nhiên sẽ hiệu quả hơn, Mồi Câu Cá Hùng Vương cũng là một loại như vậy, không chất bảo quản và được 100% từ hương liệu thiên nhiên.

Những loại ngũ cốc được lên men vừa phải rất kích thích cá chép ăn mạnh. Cá chép thường thích ăn ở tầng đáy sở thích ăn những loại giun, ốc, khoai lang, khoai tây, bột mì, ngũ cốc, cơm, các loại ấu trùng sâu bọ.

Từ khóa » Cách Làm Mồi Câu Cá Chép