Chia Sẻ Bí Kíp Trồng Và Chăm Sóc Hoa Cúc Vạn Thọ

Cúc Vạn Thọ là một trong những loài hoa đặc trưng của mùa xuân. Loài hoa này mang biểu tượng cho sự tốt lành, cát tường cũng như sự vĩnh cửu, dài lâu. Nổi bật với ưu điểm dễ trồng, cho hoa đẹp để trang trí sân vườn, làm cây cảnh, thường được trưng bày trong ngày tết. Vì vậy, để sở hữu những chậu Cúc Vạn Thọ đẹp mắt, thì người trồng cần nắm được bí kíp trồng và chăm sóc Hoa Cúc Vạn Thọ.

Hoa Vạn Thọ mang ý nghĩa vĩnh cửu, dài lâu

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Hoa Cúc Vạn Thọ cụ thể như sau:

1. Giai đoạn cây con Đất phải sạch để tránh gây bệnh cho cây con.

 Hỗn hợp đất gồm 3 phần: tro trấu phải xả nước nhiều lần để giảm độ mặn, đất cát hoặc đất thịt, xơ dừa và phân chuồng ủ hoai. Hỗn hợp trên trộn theo tỷ lệ 10:4:1 là hợp lí.

 Có thể dùng bầu nilon, lá chuối hay bầu giấy kích thước bầu 4cm x 6cm, chuyên nghiệp hơn thì dùng khay chuyên dụng. 

Cây con Hoa Vạn Thọ

 Khi trồng và chăm sóc Hoa Cúc Vạn Thọ cần lưu ý tưới nước vào bầu hay đất gieo trước khi gieo hạt. Mỗi bầu chỉ cho một hạt Cúc Vạn Thọ nếu gieo từng hạt thì chú ý cắm đầu nhỏ của hạt xuống đất. Khi gieo xong thì chỉ tưới nhẹ lại cho đủ ẩm.

 Bầu/khay/liếp được đặt cách mặt đất 20cm - 25cm, giàn đỡ bầu nên có kẽ hở để thoát nước tốt.

Cây con Hoa Vạ Thọ phát triển

 Sau khi chuẩn bị bầu xong, cho gieo hạt vào bầu và tưới nước cho ẩm, sau 3 - 5 ngày hạt sẽ nảy mầm, giai đoạn này cần che nắng cho cây con. 5 ngày sau khi gieo thì bắt đầu nhấc giàn che cho cây con phát triển, sáng nhấc giàn che ra đến 10 giờ thì đậy lại. Và sau 10 ngày thì nhấc giàn che hoàn toàn để cây phát triển tốt.

 Trong giai đoạn này chú ý khi tưới cần tưới nhẹ, hạt nước nhỏ tránh làm xay xát cây con.

2. Giai đoạn cây trưởng thành Trồng ra đất  Đất cày tơi xốp, dùng 3 khối phân chuồng, 100kg lân và 50kg vôi để bón lót cho 1000m2.

Trồng hoa Vạn Thọ ra đất

 Trồng và chăm sóc Hoa Cúc Vạn Thọ không thể không quan tâm đến Luống trồng: lên luống chiều ngang từ 100cm – 150cm, chiều cao từ 20cm – 35cm. Mùa nắng có thể thấp nhưng về mùa mưa thì lên luống cao hơn để tránh ngập úng.

 Khoảng cách: cây cách cây là 25cm – 30cm, hàng cách hàng 30cm – 35cm

Trồng vào chậu (giỏ tre)  Loại giỏ: giỏ tre hoặc chậu nhựa. Có thể trồng 1, 2, 3 hay 5 cây một chậu, kích thước chậu thông dụng 20cm – 25cm sử dụng trồng 1 hay 2 cây đối với Vạn Thọ lùn. Trồng nhiều cây hơn cần chậu lớn hơn.

Vạn Thọ Cao thì giỏ trồng có đường kính 25cm - 30cm hay lớn hơn tùy số cây.

 Giỏ tre thì dùng túi nilon có đường kính thích hợp lót trong giỏ, chú ý là nhớ cắt đáy để thoát nước.

Hoa Vạn Thọ trồng chậu

 Đất trồng trong giỏ được trộn như sau: 500kg đất thịt + 300 kg phân chuồng hoai nhuyễn + 10 kg bánh dầu xay nhuyễn + 300kg tro trấu, tỷ lệ trên dùng cho 1000 giỏ trồng, chú ý giỏ chỉ vô đất khoản ½ giỏ, phần còn lại khi bón thúc sẽ lấp đầy.

 Sau khi chuẩn bị giỏ trồng xong, tiến hành trồng cây Vạn Thọ con vào, chú ý chỉ lấp đất tới cặp lá mầm và trồng vào buổi chiều mát. Trong 3 ngày đầu chỉ tưới trước khi trời nắng gắt để cây chịu đựng tốt.

 Sau đó tưới mỗi ngày 3 lần vào sáng sớm (tưới nhiều), 10h sáng tưới lần 216h chiều tưới lần 3 (2 lần sau tưới ít, vừa đủ). Nếu gặp trời mưa thì hạn chế nước ưới tối đa.

Bón phân

 Bánh dầu rất tốt cho hoa Vạn Thọ nên được sử dụng trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, dùng 10 kg bánh dầu ngâm với 50l nước (nên ngâm trước khi gieo hạt ít nhất là 20 ngày).

 15 ngày sau khi trồng nên tưới phân lần đầu, nồng độ tưới thấp hơn bình thường, pha 400 lít nước với 5 lít nước bánh dầu và 200 gram phân NPK 16:16:8 tưới cho 1.000 giỏ. Sau đó cứ 10 ngày thì tưới phân 1 lần, những lần sau tăng lượng nước bánh dầu lên 6 lít. Nếu không có bánh dầu thì dùng công thức bón phân như trồng ra đất.

 Bón thúc: 15 ngày sau khi trồng ra giỏ, bón thúc cho đầy chậu, dùng 300kg tro trấu + 100kg phân chuồng khô hoai + 500kg đất.

Lưu ý: Khi Vạn Thọ được 45 - 50 ngày tuổi (nụ hoa đã lớn) thì ngừng bón phân, tránh lạm dụng phân làm nụ hoa bị khô.

Cơi ngọnMuốn trồng và chăm sóc Hoa Cúc Vạn Thọ thì phải lưu ý đến giai đoạn cơi ngon. Khi trồng được 30 – 35 ngày là cây Vạn Thọ đủ kích thước để cơi ngọn (bấm đot). Đối với cây phát triển tốt thì ta có thể cơi ngọn và để lại 5 - 6 cặp lá, cây phát triển kém thì để lại 4 cặp. Cứ 1 cặp lá sẽ cho ta 2 bông chính sau này.

Cần cơi ngọn cho hoa Vạn Thọ

 Khi cơi ngọn xong ta có thể sử dụng phân bón lá có gốc lân cao để tạo mầm chồi từ nách lá cho tốt.Khi nụ chính vươn lên cao thì ta tiến hành lặt chèo, bỏ tất cả các chồi nhỏ trong các nhánh chính, chỉ để lại nụ chính thi hoa mới lớn, vun tròn và đẹp.

Kỹ thuật xử lý ra hoa Khi cây được 45 ngày tuổi, nụ hoa phát triển bằng đầu cây nhang là kịp tết.

 Nếu hoa có khả năng nở sớm hơn, cần hãm bằng cách tưới thêm phân urê theo tỷ lệ 10gram/ 10 lít nước để tưới,ngày 2 lần (sáng, chiều) để kéo dài thời gian sinh trưởng của cây. công việc này thực hiện lúc cây 50 ngày tuổi.

Hoa Vạn Thọ ra hoa

 Nếu thấy hoa có khả năng nở muộn hơn dự định thì có thể xử lý bằng cách ngưng tưới nước 1-2 ngày để cây có triệu chứng thiếu nước nặng, khi lá vừa héo rũ thì nên tưới nước lại vừa đủ ướt đất trong giỏ, những ngày tiếp theo tưới nước đậm.Đồng thời lãi hết các bông chèo,để lại những bông chính, Có thể sử dụng Kali Nitrat (KNO3) theo nồng độ khuyến cáo để kích thích ra hoa.

Phòng trừ sâu bệnh Khi trồng và chăm sóc Hoa Cúc Vạn Thọ cần chú ý đến các loại bệnh thường gặp nhất là héo tươi do nấm, quăn đọt do bọ trĩ truyền virus. Bệnh thường xuất hiện khi độ ẩm quá cao, không cân đối dinh dưỡng, khi mưa lớn hoặc tưới mạnh gây xay xát cho cây.

Phòng trừ sâu bệnh cho hoa Vạn Thọ

Vạn Thọ thường bị sâu vẽ bùa và sâu ăn lá gây hại, có thể dùng Tregart, Regent để ngừa và trị sâu vẽ bùa, dùng Sherpa, Supracide để phòng và trị sâu ăn lá. Để hoa nở đẹp và đầy đặn, giai đoạn cây có nụ bổ sung thêm kali cho cây.

Chúc các bạn trồng và chăm sóc hoa Vạn Thọ được thành công và sở hữu được những chậu hoa đẹp chơi Tết!

Từ khóa » Cúc Vạn Thọ Nhỏ