Chia Sẻ Cách đánh Vecni Bàn Ghế Cũ Như Mới Chỉ Với 5 Phút - Govi
Có thể bạn quan tâm
Bàn ghế gỗ phòng khách là một trong những đồ dùng phổ biến trong mỗi gia đình giúp tăng vẻ đẹp lịch lãm cho ngôi nhà. Tuy nhiên, nếu sử dụng lâu năm đồ gỗ dần cũ làm mất đi vẻ đẹp vốn có của nó. Vậy làm thế nào để biến bộ bàn ghế gỗ nhà mình đẹp như lúc mới mua? Có nhiều phương pháp làm mới bàn ghế cũ như sơn lại màu sơn ban đầu, đổi màu sơn khác hoặc đánh vecni … Hãy cùng nội thất Govi tham khảo bài viết dưới đây để nắm được cách đánh vecni bàn ghế cũ như mới chỉ với 5 phút.
- Vecni dùng đánh gỗ và những thông tin cơ bản
- Vecni là gì? Khi nào nên đánh Vecni
- Tác dụng của việc đánh Vecni cho bàn ghế, tủ gỗ bạn chưa biết
- Ưu nhược điểm của sơn vecni bàn ghế cũ
- Ưu điểm
- Nhược điểm
- Cách đánh Vecni bàn ghế cũ chỉ với 5 phút làm sạch nhanh chóng
- Chuẩn bị
- Các bước thực hiện
- Bước 1: Đánh bóng đồ gỗ:
- Bước 2: Làm sạch đồ gỗ:
- Bước 3: Sửa chữa đồ gỗ:
- Bước 4: Đánh Vecni đồ gỗ:
- Một số lưu ý trước khi đánh Vecni bàn ghế cũ
- Chọn thời điểm phù hợp để đánh Vecni
- Làm thật sạch bề mặt gỗ trước khi đánh Vecni
- Chọn dung dịch đánh Vecni bàn ghế phù hợp
- Vệ sinh đồ gỗ sau khi đánh Vecni
Vecni dùng đánh gỗ và những thông tin cơ bản
Vecni là gì? Khi nào nên đánh Vecni
Vecni là hỗn hợp dùng để bao phủ lên bề mặt sản phẩm nội thất, đặc biệt là những sản phẩm gỗ. Được ngâm trong cồn 90 độ khoảng 1 ngày nó sẽ hoàn toàn tan thành dung dịch có màu nâu, có độ óng.
Bàn ghế sử dụng lâu ngày sẽ bị cũ đi, bụi bẩn bám dính vào đặc biệt là những sản phẩm chạm khắc hoa văn nhiều. Thế nên, dù bạn có lau chùi thường xuyên thì cũng không thể nào đánh tan được những vệt bụi nằm kín trong những kẽ hở đó.Và cách đơn giản nhất là đánh vecni cho những sản phẩm đó. Những trường hợp đánh vecni:
- Bàn ghế cũ, bị phai màu, bạc màu
- Bàn ghế bị xước
- Bàn ghế dính nhiều bụi trong thời gian dài
- Bàn ghế bị bẩn bởi thức ăn, nước uống để lại lâu dần trở nên khó vệ sinh,…
Tác dụng của việc đánh Vecni cho bàn ghế, tủ gỗ bạn chưa biết
Đánh Vecni cho đồ gỗ là cách thức truyền thống nhưng vẫn được ưa chuộng hiện nay. Vecni giúp tái tạo hình ảnh ban đầu hoặc có thể cách tân về màu sắc giúp tủ gỗ trông như mới. Việc tạo thêm lớp Vecni bên ngoài giúp bàn ghế, tủ tránh nứt nẻ, hoặc co ngót tăng sức đề kháng khi đứng trước nguy cơ bị ẩm mốc, mối mọt xâm hại.
Vecni có công dụng mang đến vẻ đẹp nguyên bản cho những bộ bàn ghế gỗ. Nó giúp làm mới bộ bàn ghế gỗ trở nên lịch lãm, sang trọng hơn. Tuy nhiên, quy trình đánh Vecni lại không phải ai cũng biết, hãy theo dõi những bước đánh vecni dưới đây nhé!
Ưu nhược điểm của sơn vecni bàn ghế cũ
Ưu điểm
- Không có mùi khó chịu, không độc hại, an toàn cho sức khỏe người dùng, thân thiện với môi trường.
- Màu sơn tôn lên màu đẹp tự nhiên của gỗ mang lại tính thẩm mỹ cao. Đặc biệt, việc sơn Vecni lấy bề mặt gỗ làm nền tôn lên vẻ đẹp của vân gỗ.
- Vecni cũng khá bền và dễ làm mới
- Phù hợp với những sản phẩm có giá trị cao, những món đồ cổ
Nhược điểm
- Vecni phai nhanh hơn sơn PU.
- Có ít màu sắc, chủ yếu là màu nâu gụ, màu cánh gián.
- Kỹ thuật đánh Vecni khá khó, chủ yếu thủ công.
- Chỉ phủ một lớp mỏng lên gỗ và dần ngấm sâu vào thớ gỗ
Cách đánh Vecni bàn ghế cũ chỉ với 5 phút làm sạch nhanh chóng
Chuẩn bị
Để mang đến hiệu quả cao nhất, trước khi đánh Vecni cần chuẩn bị một số những vật liệu sau:
- Giấy nhám các số P180, P240, P320, P400, P600. Sử dụng càng nhiều giấy nhám càng giúp đồ gỗ có độ mịn, tinh xảo hơn. Tùy theo yêu cầu chất lượng có thể tăng giảm số lần sử dụng.
- Cục chà nhám: Nên lấy cục gỗ vuông như bàn chải chà quần áo rồi dán nhám bằng keo 502 rồi chà giúp việc sử dụng thuận lợi hơn.
- Cọ quét Vecni
- Dung dịch Vecni ( mua ở cửa hàng vật tư chuyên bán sơn và kim khí ngành gỗ).
Các bước thực hiện
Bước 1: Đánh bóng đồ gỗ:
Trước tiên bạn cần sử dụng giấy nhám 100-120 grit để đánh bóng bề mặt gỗ, chú ý đánh bóng kỹ các góc cạnh của sản phẩm để có thể thực hiện đánh Vecni một cách nhanh chóng mang lại hiệu quả cao.
Bước 2: Làm sạch đồ gỗ:
Để làm sạch bề mặt gỗ bạn hãy dùng một miếng vải mềm, ẩm loại bỏ hoàn toàn bụi trên bề mặt (Tuyệt đối không sử dụng xà bông tại bước này). Bạn có thể lau đi lau lại vài lần để bề mặt gỗ được sạch và không còn bụi cho lớp vecni được bóng mịn, không lẫn tạp chất làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Bước 3: Sửa chữa đồ gỗ:
Nếu đồ gỗ của bạn bị trầy xước sâu hoặc bị nứt, tách hãy sử dụng keo dán gỗ và mùn cưa mịn, trộn đều và điền đầy vào các vết nứt, tách đó. Để khô, sau đó sử dụng giấy nhám mịn đánh bóng lại 1 lần nữa và làm sạch hoàn toàn trước khi đánh Vecni. nếu vết nứt hoặc xước quá sâu, bạn có thể sử dụng mùn cưa kích thước lớn để lấp đầy vết nứt trước, sau đó ở bề mặt sẽ sử dụng mùn cưa mịn sau.
Bước 4: Đánh Vecni đồ gỗ:
Giống như sơn đồ gỗ, cách đánh Vecni áp dụng theo hướng của các đường gỗ. Vì có độ bao phủ cao nên việc đánh Vecni khá đơn giản, chính xác. Với lớp vecni đầu tiên, bạn chờ nó khô sau đó dùng giấy nhám P320 đánh sạch, sau đó dùng vải mềm để lau sạch.
Tiếp tục bạn hãy quét lớp vecni tiếp theo rồi chờ nó khô, dùng giấy nhám P400 để xả sạch cũng như lần trước.
Lặp lại 1 lần nữa cũng với giấy nhám P400 rồi lau sạch.
Nếu vẫn chưa đủ độ mịn theo yêu cầu, bạn có thể sẽ phải dùng đến giấy nhám P600 để đạt được độ thẩm mỹ cao hơn. Lúc này hầu như các sản phẩm đồ gỗ đã đạt yêu cầu, bạn chỉ cần quét 1 lớp vecni cuối là đã hoàn thành công đoạn cuối cùng rồi.
Mỗi lớp Vecni nên để khô trong vòng 4-5 tiếng. Chọn ngày nhiệt độ không quá thấp không quá cao để đánh Vecni. Bởi nếu nhiệt độ quá cao khiến Vecni khô nhanh hơn, dễ làm bong tróc các lớp Vecni. Nếu nhiệt độ thấp Vecni lâu khô hơn dễ bám bụi
Một số lưu ý trước khi đánh Vecni bàn ghế cũ
Đối với đồ gỗ tại nhà việc sơn vecni không những mang lại diện mạo mới cho sản phẩm còn giúp bảo quản đồ dùng tốt hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào thích là có thể đánh Vecni được, cần lưu ý một số điều sau trước khi sơn Vecni gỗ nhé!
Chọn thời điểm phù hợp để đánh Vecni
Không phải lúc nào bạn thích đánh là có thể đánh Vecni được. Nên chọn thời điểm thích hợp để mang đến hiệu quả cao nhất cho sản phẩm. Nên chọn ngày đẹp trời tránh thời tiết mưa ẩm khiến lớp Vecni thấm sâu giữ mùi lâu. Cũng không nên đánh Vecni lúc trời nắng hay hanh khô bởi dễ bay màu.
Làm thật sạch bề mặt gỗ trước khi đánh Vecni
Trước khi thực hiện bạn dùng giấy nhám chà sạch màu gỗ cũ để đảm bảo lớp áo bên ngoài trở nên mới, tự nhiên hơn. Hãy làm sạch bề mặt gỗ thì việc đánh Vecni mới đều tay, bề mặt bóng đẹp như mới. Nếu không thực hiện đúng thì bạn sẽ thấy bề mặt gỗ bị gồ mất thẩm mỹ.
Chọn dung dịch đánh Vecni bàn ghế phù hợp
Khi đánh Vecni bàn ghế hãy chú ý đến tỉ lệ dung dịch. Theo khuyến cáo, tỉ lệ dung dịch với nước lý tưởng là 1:1. Ngoài ra, bạn có thể mua sẵn dung dịch ở các cửa hàng chuyên dụng để đảm bảo độ chuẩn màu, đậm đặc khi dùng.
Vệ sinh đồ gỗ sau khi đánh Vecni
Sau khi đánh Vecni xong bạn nên sử dụng giấy nhám chà nhẹ để loại bỏ bụi bẩn hoặc sơn bám lại trên bề mặt gỗ. Sau đó lấy khăn ẩm để lau sạch một lần để mặt gỗ sạch, lớp Vecni bám sâu hơn.
Trên đây là cách đánh Vecni bàn ghế cũ nhanh chóng, hiệu quả. Bạn có thể tham khảo khảo bài viết trên đây để có thể nắm rõ được quy trình thực hiện chính xác nhất.
Xem thêm:
- Các phương pháp khử mùi sơn gỗ hiệu quả
- Chia sẻ các bước tự sơn đồ gỗ tại nhà chuyên nghiệp như nghệ nhân
Từ khóa » Cách đánh Véc Ly
-
Vecni Là Gì? Hướng Dẫn Cách đánh Vecni đúng Kỹ Thuật
-
Hướng Dẫn Các đánh Vec-ni Trên đồ Gỗ
-
Hướng Dẫn Đánh VECNI Đồ Gỗ Từ A Tới Z. 2020 - YouTube
-
Cách đánh Vecni Bàn Ghế Tại Nhà đơn Giản đúng Kỹ Thuật
-
Hướng Dẫn Cách đánh Vecni Bàn Ghế Cũ Chuẩn Hiện Nay
-
Hướng Dẫn Các đánh Vecni đồ Gỗ Cũ Trở Nên Như Mới Ngay Tại Nhà
-
Cách Pha Vecni - Hỏi Đáp
-
Hướng Dẫn Đánh Vecni Đồ Gỗ Trong Vòng 5 Bước - Quá Đơn Giản
-
Đánh Vecni Như Thế Nào để đồ Gỗ Luôn đẹp Và Mới?
-
Hướng Dẫn đánh Vecni Bàn Ghế Gỗ Tại Nhà Chỉ Trong 5 Phút
-
Vecni Là Gì? Sơn Pu Là Gì? Sử Dụng Loại Nào Tốt Cho Gỗ Hơn
-
Đánh Vecni Là Gì? Sơn PU Là Gì? - Xưởng đồ Gỗ Quang Tùng
-
Hướng Dẫn Cách đánh Vecni đồ Gỗ Cũ đẹp Như Mới Tại Nhà