Chia Sẻ Cách Gọi Vốn đầu Tư Cho Startup Khởi Nghiệp - LPTech

Đối với mỗi doanh nghiệp khi hoạt động trên thị trường, điều mà nhà quản lý luôn quan tâm nhất đó là nguồn vốn của doanh nghiệp còn bao nhiêu và làm cách nào để nguồn vốn không rơi vào tình trạng cạn kiệt. Đặc biệt, đối với các startup, việc sở hữu nguồn vốn đủ mạnh để có thể bắt đầu hoạt động và tạo chỗ đứng trên thị trường là vấn đề vô cùng nan giải. Trong bài viết này, hãy cùng LPTech tìm hiểu những thông tin cần biết về cách gọi vốn đầu tư cho startup khởi nghiệp.

Khi nào startup cần gọi vốn?

Gọi vốn (crowdfunding) là hình thức kêu gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp cung cấp vốn cho một dự án, doanh nghiệp để hoạt động và chia sẻ lại lợi nhuận. Gọi vốn là một quá trình khó khăn và cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Chỉnh bởi thế, để tránh mất thời gian, công sức, trước khi tiến hành gọi vốn, doanh nghiệp startup cần xác định rõ thời điểm này có nên gọi vốn hay không và gọi vốn khi nào là hợp lý.

Thông thường, có 2 trường hợp mà doanh nghiệp đang khởi nghiệp cần gọi vốn là:

  1. Khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang ở giai đoạn đầu tiên, thiếu vốn để hoạt động.
  2. Khi doanh nghiệp đang có doanh thu và lợi nhuận nhưng muốn huy động các nguồn lực khác để phát triển hoạt động kinh doanh hơn.

startup gọi vốn

Các lưu ý trước khi gọi vốn cho startup

Gọi vốn có thể hiểu đơn giản là bán bớt cổ phần cho nhà đầu tư và đổi lại nhà đầu tư sẽ hỗ trợ một khoản vốn cho startup. Khoản vốn này có thể là tiền hoặc là nguồn hỗ trợ về con người, nguồn lực khác ngoài tiền.

Tuy nhiên sẽ không có nhà đầu tư nào sẵn sàng mạo hiểm bỏ tiền vào một khoản đầu tư không chắc chắn. Họ chỉ sẵn sàng rót vốn cho startup khi và chỉ khi họ thấy được khả năng phát triển rõ ràng của doanh nghiệp đó. Do đó, trước khi tiến hành gọi vốn, hãy:

Rà soát để đảm bảo doanh nghiệp đủ điều kiện gọi vốn

Việc rà soát sẽ giúp doanh nghiệp startup xác định được các thế mạnh và tăng tính chắc chắn cho quá trình gọi vốn. Những yếu tố cần rà soát bao gồm: pháp lý, hoạt động, tình hình tài chính và triển vọng phát triển của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nắm rõ các chỉ số kinh doanh quan trọng và thống kê chi tiết để biết được chỉ số nào là quan trọng nhất. Ngoài ra, nghiên cứu và chỉ ra các chỉ số cho thấy sự tăng trưởng, và tiềm năng phát triển trong tương lai dựa vào đó để có thể gọi vốn được thành công.

Những dữ kiện trên sẽ làm cơ sở để các nhà đầu tư xác định được vấn đề và nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp cũng như hoạch định trong thời gian tới, lượng vốn bao nhiêu để quyết định có nên đầu tư hay không.

Định lượng giá trị doanh nghiệp

Tỷ lệ tăng trưởng; Số lượng khách hàng; Lượt mua hàng; Tần suất xuất hiện của thương hiệu trên các kênh truyền thông; … và các chỉ số kinh doanh quan trọng của doanh nghiệp. Trong quá trình gọi vốn, nhiều nhà đầu tư sẽ muốn biết với lượng vốn bạn gọi thì đổi bao nhiêu phần trăm cô phần của công ty.

Xác định số vốn cần gọi và vạch ra các kế hoạch dự phòng

Xây dựng bảng dự trù tài chính trong khoảng thời gian từ 1-2 năm tiếp theo dựa trên các số liệu về KPI tăng trưởng trong tương lai và các số liệu về chi phí trong quá khứ. Từ đó, ước lượng số tiền mà doanh nghiệp cần có để duy trì được hoạt động.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần vạch ra được các kế hoạch dự phòng trong trường hợp không gọi được vốn. Nếu không gọi được vốn thì số tiền hiện tại mà doanh nghiệp có có đủ để duy trì hoạt động kinh doanh đến thời điểm thu về lợi nhuận hay không ? Nếu cạn vốn thì làm sao để có vốn hay sẽ đi vay?

Các lưu ý trước khi gọi vốn cho startup

Chú ý tìm kiếm và lựa chọn những nhà đầu tư thật sự phù hợp

Nhà đầu tư sẽ là người đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp. Vì thế hãy lựa chọn người có cùng chung chí hướng, tôn trọng mối quan hệ hợp tác đôi bên và có thể đưa ra những cách giúp hoạt động của kinh doanh phát triển thay vì chỉ biết rót tiền và đợi chia lợi nhuận. Bạn nên thảo luận với các nhà đầu tư, bạn ít nhiều nhận được các feedback để hiểu rõ đối phương và có cách tiếp cận khác phù hợp hơn.

Chuẩn bị kỹ các thông tin và giấy tờ cần thiết

Chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng các thông tin để trình bày trước nhà đầu tư và cho họ thấy được triển vọng phát triển của doanh nghiệp. Những thông tin này được xem như "tấm vé" để gây ấn tượng đầu tiên với họ. Những thông tin bạn cần chuẩn bị để cung cấp gồm có:

  1. Tổng quan thông tin doanh nghiệp như: tên, logo, lĩnh vực, giới thiệu chung
  2. Vấn đề, nhu cầu thị trường
  3. Giải pháp mà doanh nghiệp bạn mang đến là gì?
  4. Thị trườngmà bạn muốn hướng đến là gì? Hiện tại thị trường có lớn hoặc tiềm năng lớn trong tương lai hay không?
  5. Đối thủ cạnh trạnh cùng chung thị trường là ai? Lợi thế của doanh nghiệp bạn so với họ như thế nào?
  6. Trong tương lại, doanh nghiệp bạn có định hướng phát triển như thế nào và làm sao để đạt được mục tiêu đó?
  7. Đội ngũ nhân lực cần bao nhiêu để hoàn thành mục tiêu?
  8. Lượng vốn cần kêu gọi bao nhiêu và bạn sẽ làm gì với lượng vốn đó?

Lưu ý trong quá trình gọi vốn cho startup

Quá trình gọi vốn thường diễn ra dài với nhiều lần pitch trước các nhà đầu tư. Xuyên suốt quá trình này, doanh nghiệp startup sẽ được hỏi rất nhiều về các thông tin liên quan đến sản phẩm, kết quả kinh doanh… Do đó, hãy chú ý tới một vài những lưu ý nhỏ sau để quá trình gọi vốn được diễn ra với kết quả tốt nhất:

Giữ tâm thế vững vàng khi gọi vốn

Trong một vài trường hợp, nhà đầu tư sẽ muốn hạ định giá doanh nghiệp của bạn để tăng lượng cổ phần mà họ sở hữu. Do đó, chủ doanh nghiệp nên tỉnh táo và giữ tâm thế vững vàng khi đàm phán cùng các nhà đầu tư để bảo vệ giá trị công ty và cả lượng cổ phần của bản thân.

Hãy nhớ rằng đầu tư là mối quan hệ mang lại giá trị cho cả hai bên - cả nhà đầu tư và doanh nghiệp startup đều nhận được các giá trị từ quá trình này. Vì vậy, bạn không nên thể hiện ra bản thân đang ở thế dưới họ nếu không muốn bị thiệt trong quá trình gọi vốn.

Tiếp cận nhiều nhà đầu tư cùng lúc

Tiếp cận với nhiều nhà đầu tư sẽ giúp doanh nghiệp startup có nhiều cơ hội tìm được nhà đầu tư phù hợp hơn. Những nhà đầu tư mà bạn nói chuyện rất có thể sẽ đứng ra làm người giới thiệu cho doanh nghiệp thêm nhiều quỹ mới. Điều này không những giúp strartup tăng được độ uy tín mà còn mở rộng mối quan hệ đến những nhà đầu tư khác cùng có hướng đến chung với doanh nghiệp.

Vạch ra giới hạn thời gian

Hãy đặt ra một giới hạn thời gian cho vòng gọi vốn của mình để tạo cảm giác gấp rút cho các nhà đầu tư nhanh đưa ra quyết định hơn. Đặc biệt, trong trường hợp doanh nghiệp startup đã nhận được một vài offer thì việc vạch ra giới hạn thời gian sẽ tạo áp lực lên các nhà đầu tư khác. Với tâm thế sợ mất chỗ, nhà đầu tư có thể sẽ nhanh đưa ra offer hơn.

>> Xem thêm: Top 10 ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp vốn ít lãi cao năm 2023

Các nguồn vốn phổ biến để kêu gọi cho startup

Nguồn vốn bao giờ cũng là một trong các yếu tố được quan tâm nhiều nhất của mỗi nhà đầu tư khi bắt đầu quá trình gọi vốn. Dưới đây là một số nguồn vốn phổ biến mà các startup thường có:

Các nguồn vốn phổ biến để kêu gọi cho startup

Nguồn vốn tự có

Thông thường, các startup đều bắt đầu với một phần vốn tự có của chính người sáng lập. Với nguồn vốn này, quyền kiểm soát doanh nghiệp startup hoàn toàn thuộc về sở hữu của người sáng lập ra nó mà không cần phải chia sẻ quyền lợi với bất cứ cá nhân, tổ chức nào khác.

Trên thực tế, có một số startup đã thành công chỉ bằng nguồn vốn tự có như Airbnb hay MailChimp, nhưng con số này là không nhiều. Bởi, với đặc điểm có tốc độ tăng trưởng lũy tiến, các startup thường đòi hỏi phải có một nguồn vốn đủ lớn để có thể tiếp tục phát triển. Chính bởi vậy thông thường, các startup sẽ tiến hành gọi vốn từ các nguồn khác.

Nguồn vốn từ gia đình, bạn bè

Giống với nguồn vốn tự có, việc sử dụng các nguồn vốn có từ sự tài trợ của người thân, bạn bè thường sẽ linh hoạt hơn so với việc gọi vốn từ những người xa lạ. Nguồn vốn này có ưu điểm là dễ huy động, ít gặp các vấn đề về thủ tục, lãi suất. Đây là nguồn vốn tạo động lực cho bạn trong những bước đầu khó khăn khởi nghiệp.

Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn từ gia đình, bạn bè cũng có một vài nhược điểm như không quá phù hợp với các doanh nghiệp lớn mà chỉ phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ lẻ hoặc kinh doanh cá nhân. Việc sử dụng vốn tự có hay vốn từ gia đình, bạn bè, người thân đều được biết đến với tên gọi là nguồn vốn tự hoàn trả (bootstrapping).

Gọi vốn cộng đồng

Gọi vốn cộng đồng là một hình thức gọi vốn tương đối phổ biến tại nước ngoài nhưng còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Một đơn vị gọi vốn kinh doanh sẽ đóng vai trò trung gian kết nối giữa các cá nhân, tổ chức trong cộng đồng và những dự án hoặc doanh nghiệp start-up đang cần vốn. Ai cũng có thể tham gia góp vốn nếu họ nhìn thấy được tiềm năng của doanh nghiệp được đầu tư.

Hiểu một cách đơn giản, việc gọi vốn cộng đồng diễn ra theo trình tự: cá nhân chia sẻ ý tưởng hoặc mô hình kinh doanh lên các nền tảng gây quỹ cộng đồng. Sau đó, những người đọc và ủng hộ ý tưởng cũng như sẵn sàng hỗ trợ sẽ tiến hành cam kết góp vốn cho mô hình kinh doanh đó.

Hình thức gọi vốn cộng đồng có nhiều ưu điểm như:

  1. Không chỉ giúp bạn có được nguồn vốn từ cộng đồng đông đảo mà còn giúp bạn marketing cho thương hiệu startup của mình.
  2. Gọi vốn công cộng không có những rắc rối hoặc nguy cơ như khi bạn chỉ có một nhà đầu tư duy nhất. Thay vào đó, các nhà đầu tư của bạn sẽ là một cộng đồng hoạt động trên nền tảng gây quỹ với quy định rõ ràng, cụ thể.
  3. Giúp nâng cao khả năng thu hút đầu tư mạo hiểm khi hoạt động kinh doanh có sự phát triển

Tuy nhiên hình thức này cũng có một số nhược điểm cần chú ý như:

  1. Cạnh tranh gay gắt trong cộng đồng với nhiều ý tưởng kinh doanh đa dạng
  2. Có khả năng bị từ chối hoặc bỏ qua nếu nền tảng kinh doanh của bạn không đủ mạnh

Vốn từ những nhà đầu tư thiên thần

Nhà đầu tư thiên thần (Angel Investor hay Seed Investor hoặc Angel Funder) là những người có giá trị tài sản đầu tư lớn, thường hỗ trợ doanh nghiệp bằng tiền của chính họ với mục đích lấy quyền sở hữu trong công ty.

Vốn từ những nhà đầu tư thiên thần

Do có nguồn tài chính mạnh nên các nhà đầu tư thiên thần thường sẽ đầu tư tiền vào các công ty hơn là các hình thức tài trợ khác. Và vì thế, họ cũng được hoan nghênh hơn bởi các công ty startup sẽ có nhu cầu cần tiền mặt nhiều hơn.

Đặc điểm của nguồn đầu tư này là các nhà đầu tư thiên thần thường sẽ tập trung vào việc giúp các doanh nghiệp startup bắt đầu kinh doanh hơn là tập trung vào lợi nhuận. Chính vì vậy, họ sẽ đưa ra các điều kiện thuận lợi hơn so với các nhà đầu tư mạo hiểm. Nhà đầu tư thiên thần thường sẽ đầu tư vào giai đoạn đầu của các startup.

Vốn từ những quỹ đầu tư mạo hiểm

Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital) là các quỹ quản lý tiền của các nhà đầu tư. Quỹ đầu tư mạo hiểm có nhiệm vụ tìm kiếm và rót vốn đầu tư vào các công ty mới thành lập. Tuy rằng công ty chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán nhưng nguồn vốn từ quỹ này được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng tích cực.

Các quỹ này thường được quản lý bởi những chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư, những người có khả năng nhạy bén trong việc tìm kiếm và đánh giá các startup có triển vọng.

Người tham gia vào các quỹ đầu tư mạo hiểm được gọi là nhà đầu tư mạo hiểm. Việc góp vốn của quỹ đầu tư mạo hiểm có thể diễn ra ở bất cứ giai đoạn nào của doanh nghiệp startup và các nhà đầu tư mạo hiểm này thường có vị trí quan trọng trong bộ máy hoạt động của công ty.

Các quỹ đầu tư sẽ theo dõi tình hình phát triển của doanh nghiệp mà họ rót vốn để đảm bảo tính bền vững và phát triển tốt của nguồn đầu tư. Ngoài ra, họ cũng sẽ có thể kết hợp sự cố vấn của những người có chuyên môn và nguồn vốn lớn để hỗ trợ cho startup vận hành tốt.

Tuy lợi ích là thế, nhưng vẫn có những nhược điểm như quỹ mạo hiểm sẽ đồng hành với doanh nghiệp một khoảng thời gian kéo dài 3 năm đến 5 năm để họ lấy được vốn và lợi nhuận. Mặt khác, nhà kinh doanh có thể bị mất kiểm soát doanh nghiệp vì nhà đầu tư mạo hiểm sở hữu một số cổ phần. Để đảm bảo tính hiệu quả, thường những nhà đầu tư mạo hiểm sẽ đầu tư vào các công ty lớn và có sự ổn định. Điều này sẽ là một trở ngại dnah cho các startup khởi nghiệp.

Hiện nay, ở Việt Nam có một số quỹ đầu tư mạo hiểm uy tín như:

  1. Mekong Capital
  2. CyberAgent Ventures (CAV)
  3. Vina Capital Venture
  4. Golden Gate Venture
  5. IDG Venture

Vốn từ các chương trình thúc đẩy khởi nghiệp

Một số chương trình hỗ trợ, thúc đẩy khởi nghiệp có thể sẽ là nguồn tài trợ vốn mà các doanh nghiệp startup nên chú ý đến. Các chương trình hỗ trợ này không chỉ giúp doanh nghiệp startup có cơ hội được kết nối với các nhà đầu tư mà còn có thể học hỏi kinh nghiệm từ các lời khuyên của các chuyên gia về đầu tư, vay vốn…

Tại Việt Nam hiện nay cũng có một số chương trình và tổ chức hỗ trợ các doanh nghiệp startup như gói vay 1.000 tỷ đồng trích từ ngân sách để hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp.

Nguồn vốn từ ngân hàng

Vay vốn ngân hàng là một trong những cách phổ biến mà các doanh nghiệp startup thường làm để huy động nguồn vốn duy trì hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, việc vay vốn ngân hàng thường chỉ phù hợp với các doanh nghiệp đã tạo ra được doanh thu, lợi nhuận và có tài sản để thế chấp với ngân hàng.

Cách khác để vay vốn ngân hàng là bạn có thể vay theo cách truyền thống phổ biến như vay thế chấp hoặc vay tín chấp. Hình thức vay này có bất tiện như phải trả tiền lãi hàng tháng. Các ngân hàng hiện nay có một số nơi có nhiều chương trình hỗ trợ vay vốn kinh doanh cho doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo thêm.

Để vay vốn ngân hàng dễ dàng mà không phải vướng quá nhiều giấy tờ, bạn cần đảm bảo chỉ vay vốn khi bạn tự tin mình có lịch sử tín dụng tốt, không nợ xấu và khả năng phát triển trong tương lại.

Kết luận

Gọi vốn cho startup khởi nghiệp là một việc không mấy dễ dàng và thậm chí còn có khả năng thất bại tương đối cao. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp nắm được những yêu cầu cơ bản nhất và chuẩn bị mọi thứ thật chu đáo, sẵn sàng thể hiện để nhà đầu tư tin tưởng vào dự án khởi nghiệp của bạn thì việc gọi vốn sẽ không còn là trở ngại quá khó khăn.

Hy vọng rằng, những thông tin trong bài viết đã giúp bạn phần nào có thêm hiểu biết về cách gọi vốn cho startup và có thể nhanh chóng tìm được những nhà đầu tư - người đồng hành cùng quá trình startup của mình.

>> Xem thêm: 6 vấn đề pháp lý cần chú ý khi khởi nghiệp

Liên hệ tư vấn - LPTech

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo OA:LP Tech Zalo Official

Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)

Từ khóa » Cách Gọi Vốn Khởi Nghiệp