[Chia Sẻ] Cách Tính Toán Thép Sàn Bản Kê 4 Cạnh - Phúc An

Tính toán sàn để biết cách bố trí, thiết kế và thi công sàn phù hợp với các công trình xây dựng là 1 việc làm hết sức cần thiết. Vậy, nếu bạn chưa biết cách thì hãy tham khảo phương pháp tính toán thép sàn bản kê 4 cạnh Tấm sàn Grating Phúc An chia sẻ trong bài viết dưới đây. 

Tính toán sàn kê 4 cạnh để bố trí và thi công phù hợp với các công trình

Tính toán sàn kê 4 cạnh để bố trí và thi công phù hợp với các công trình

Bố trí hệ lưới dầm

Để tính toán thép sàn bản kê 4 cạnh, bạn cần dựa vào bản vẽ công trình và hệ lưới cột. Sau đó xác định cách bố trí hệ lưới dầm theo các tiêu chí: Thiết kế đảm bảo tính mỹ thuật, mặt kết cầu phải hợp lý và kích thước ô sàn không quá lớn cũng không quá nhỏ. 

Sau khi bố trí, bạn cần tiến hành đánh số các ô sàn trên bản vẽ để tiện tính toán. Các ô sàn nên cùng loại, cùng kích thước, cùng sơ đồ và vùng tải trọng. 

Xác định tải trọng tác dụng lên sàn

Tĩnh tải

Dựa vào cấu tạo mặt cắt sàn để xác định tĩnh tải và tính sơ bộ chọn chiều dày bản sàn theo công thức: hb = D/m x l cm (hb là số chẵn). Trong đó, sàn kê 4 cạnh có:

m = 40 ÷ 45

D = 0.8 ÷ 1.4 (tùy vào tải trọng)

l = l1 (kích thước cạnh ngắn của bản sàn).

Tính trọng lượng riêng của các vật liệu theo thực tế hoặc kết cấu của mỗi công trình xây dựng. 

Hoạt tải

Hoạt tải trên sàn thường được phân bố đều và tính theo TCVN 2737 -1995 dành cho các công trình công nghiệp hoặc dân dụng. 

Kí hiệu: p (kN/m2 ).

Xác định nội lực

Nội lực sàn kê 4 cạnh được tính theo sơ đồ đàn hồi, dựa vào các tỉ số L1 (kích thước cạnh ngắn) và L2 (kích thước cạnh dài). 

Xác định nội lực sàn bản kê 4 cạnh dựa vào liên kết cạnh bản theo các sơ đồ

Xác định nội lực sàn bản kê 4 cạnh dựa vào liên kết cạnh bản theo các sơ đồ

Tùy vào tỉ số trên mà phân ra hai loại bản sàn gồm: 

  • L2/L2 ≤ 2 thì là sàn bản kê 4 cạnh làm việc theo 2 phương. 
  • L2/L1 > 2 thì là sàn ngàm 4 cạnh làm việc theo 1 phương.

Xác định nội lực sàn bản kê 4 cạnh dựa vào liên kết các cạnh bản, ta có: 

M1, M’ dùng để tính cốt thép đặt dọc cạnh ngắn (nếu M’ = 0 là biên khớp và M’ = M1 là biên ngàm). 

M2, M’ dùng để tính cốt thép đặt dọc cạnh dài (nếu M’ = 0 là biên khớp và M’ = M2 là biên ngàm). 

Tính toán cốt thép

Tính cốt thép bản sàn theo cấu kiện chịu uốn với chiều rộng b = 1m = 1000mmm, chiều dày bằng chiều cao sàn theo câu thức sau: 

Công thức tính toán cốt thép sàn bản kê 4 cạnh

Công thức tính toán cốt thép sàn bản kê 4 cạnh

Yêu cầu cấu tạo sàn

Tính toán sàn 4 cạnh cũng cần chú trọng trong cấu tạo của sàn, yêu cầu các tiêu chí sau: 

Khoảng cách lớp bảo vệ

A = khoảng cách từ mép sàn tới đáy cốt thép. Trong đó: 

  • A = 10mm đối với chiều cao ≤ 100mm
  • A = 15mm đối với chiều cao > 100mm. 

Tính khoảng cách lớp bảo vệ từ mép bê tông tới trọng tâm của cốt thép A tính theo công thức: A+ D1/2 hoặc A + D1 + D2/2. 

Khoảng cách của cốt thép

Khoảng cách của các cốt thép chịu lực A = 70 ÷ 200mm. Chiều dày của bản sàn có chiều cao ≥ 80mm thì dùng thanh thép uốn xen kẽ và các nút uốn nên cách mép gối khoảng 1/6 với góc uốn 30 độ. Toàn bộ cốt thép nên phân bố không ít hơn 10% cốt chịu lực. 

Chiều dài thép mũ

Chiều dài thép mũ bản sàn kê 4 cạnh tính theo công thức sau:

Chiều dài thép mũ bản sàn kê 4 cạnh

Chiều dài thép mũ bản sàn kê 4 cạnh

Phối hợp cốt thép

Các ô sàn độc lập thường xuất hiện hai hiện tượng ở 2 bên của dầm hoặc các ô sàn có chốt gối khác nhau. 

Với cách tính toán thép sàn bản kê 4 cạnh chúng tôi gợi ý trong bài, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm phương pháp tính chính xác khi thi công, thiết kế xây dựng.

>>> Cấu tạo, bảng tra chọn thép sàn – Trọng lượng cốt thép mới nhất

Thẻ: sàn kê 4 cạnh • sàn ngàm 4 cạnh • tính toán sàn

Từ khóa » Bố Trí Thép Sàn Bản Kê 4 Cạnh