[Chia Sẻ] Cách Trồng Lan Kiếm Lớn Như Thổi Ai Cũng Khen Nức Nở

Hiện nay, không chỉ phi điệp mà đến cả lan kiếm cũng là một cái tên rất hot trong giới chơi lan. Phong lan kiếm không chỉ có nhiều loại khác nhau mà mặt hoa cũng rất đa dạng, thâm chí những loài kiếm đột biến cũng có giá trị rất lớn đáng để chơi và kinh doanh. Vậy thì cách trồng lan kiếm như thế nào là đúng, giúp cây phát triển nhanh và sai hoa? Cùng chamlan.com tìm hiểu nhé!

Lan kiếm là lan gì?

Lan kiếm có tên khoa học là Cymbidium. Đây là một chi gồm trên 60 loài phân bố rộng rãi ở khu vực châu Á nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Chi lan kiếm có rất nhiều loài khác nhau
Chi lan kiếm có rất nhiều loài khác nhau

Tên chi có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp kumbos nghĩa là ‘lỗ thủng’, dựa theo hình dáng môi hoa. Tên viết tắt của chi này là Cym.. Cymbidium cũng là tên của một liên minh hoa lan gồm các chi Ansellia, Cymbidium, Grammatophyllum thuộc Phân họ Lan biểu sinh bậc cao. 

Về phân loại lan kiếm, bạn có thể tham khảo thêm tại đây: ( Wikipedia)

Cách trồng lan kiếm đúng khoa học

Giá thể trồng lan kiếm

Là một loài địa lan, lan kiếm thích nghi với rất nhiều các loại giá thể khác nhau, miễn đảm bảo chúng giữ vừa đủ ẩm, thoát nước tốt, thông thoáng khí là được. Chúng ta có thể kể đến những loại giá thể phổ thông nhất như: vỏ thông, gỗ băm nhỏ, dớn cọng, vỏ lạc hun, trấu hun, đá bọt, than củi, giá thể tổng hợp, viên sỏi nhẹ, xơ dừa,….

Giá thể trồng lan kiếm thế nào là phù hợp nhất?
Giá thể trồng lan kiếm thế nào là phù hợp nhất?

Than củi: sạch mầm bệnh, thoát nước tốt, giữ ẩm tốt, không bị mục nhưng lại rất hút muối, về lâu dài phải xả muối cho bộ rễ khoẻ mạnh.

Xơ dừa: giữ ẩm cực tốt, có thể để dạng mùn dừa hoặc miếng xơ dừa cắt nhỏ.

Đất nung: không bị mục, thoát nước tốt, trọng lượng nhẹ, giữ ẩm tốt, tuy nhiên giá thành lại cao.

Dớn: giữ ẩm tốt, khó thoát nước và kín khí.

Vỏ thông: sạch, giữ ẩm vừa phải, thoát nước tốt, lâu mục, giá thành rẻ.

Trấu hun, vỏ lạc hun: Giá thành rẻ, giữ ẩm tốt nhưng nhanh mục khá hợp lan kiếm.

Xỉ than: dễ kiếm, bền, tơi xốp thoáng khí, thoát nước tốt.

Đá bọt, đá núi lửa: Giá thành đắt, bền bỉ, giữ nước tốt, sạch.

Và một số những loại giá thể khác: bã chè, vỏ cây, bã cà phê, vỏ lạc,…

Và tất nhiên, các bạn cũng cần phải xử lý giá thể thật sạch sẽ trước khi trồng cây để đảm bảo môi trường sống của cây sạch nhất mà không chứa mầm bệnh hại cây trong thời gian sinh trưởng.

Vỏ thông, dớn, vỏ lạc hun rất phổ biến để trồng lan kiếm
Vỏ thông, dớn, vỏ lạc hun rất phổ biến để trồng lan kiếm

Với cây lan kiếm nhỏ, chúng ta sử dụng giá thể vừa và nhỏ; ngược lại đối với cây hoa lan kiếm trưởng thành hoặc từng bụi thì chúng ta sẽ sử dụng giá thể vừa và lớn cho cây phát triển phù hợp nhất.

Đối với tôi khi trồng lan kiếm thường kết hợp các loại giá thể với nhau để tạo nên một loại giá thể hỗn hợp có nhiều ưu điểm và khắc phục được những nhược điểm mà nếu chúng ta chỉ dùng 1 loại sẽ không được tối ưu.

Chẳng hạn như bạn có thể sử dụng:

Vỏ thông + xơ dừa + viên đất nung; xơ dừa + trấu hun + xỉ than; than củi + xơ dừa + dớn; Vỏ thông + dớn cọng + mùn dừa; vỏ lạc hun + vỏ thông + viên đất nung; đá núi lửa + xơ dừa + vỏ thông,…Còn nếu bạn không trộn được các loại giá thể khác nhau thì ở các cửa hàng vật tư nông nghiệp rất sẵn các gói giá thể hỗn hợp trồng lan đã xử lý, bạn chỉ việc mua về đổ vào chậu là xong.

Các bạn nên sử dụng phân bón lót đi kèm khi trồng cây lan kiếm. Tôi thường hay sử dụng nhất là phân trâu, bò ủ hoai mục trộn cùng giá thể hoặc phân trùn quế. Với hỗn hợp giá thể như vậy sẽ là điều kiện lý tưởng cho cây phát triển khỏe mạnh và toàn diện nhất.

Chậu trồng hoa lan kiếm

Là một loại địa lan, lan kiếm thích trồng trong chậu hơn là ghép lên giá thể khác bởi chúng khá ưa ẩm và không cần quá thoáng gió.

Chậu trồng lan kiếm không được quá nông hoặc quá sâu
Chậu trồng lan kiếm không được quá nông hoặc quá sâu

Cây hoa lan kiếm là loài lan có tốc độ phát triển nhanh chóng, do vậy chúng ta cần chọn loại chậu có đáy sâu vừa phải, miệng loe rộng. Bộ rễ của lan kiếm cực kì phát triển, nếu chậu quá nông sẽ không đủ không gian cho cây phát triển; chậu quá sâu sẽ kín khí, tốn giá thể và không gian đặt cây.

Về chất liệu của chậu, thông thường chúng ta hay dùng chậu xi măng hoặc chậu sứ để trồng. Nếu bạn trồng với mục đích kinh doanh thì nên trồng chậu nhựa để dễ dàng vận chuyển hơn.

Chuẩn bị giống cây hoa lan kiếm

Giống cây lan kiếm hiện nay được nhân giống bằng 3 phương pháp dễ dàng nhất, đó chính là tách thân từ bụi cây mẹ hoặc nhân giống từ hạt hoặc nuôi cấy mô.

Đối với cây lan kiếm được nhân giống từ hạt hoặc nuôi cấy mô, bạn chỉ cần tách cây ra khỏi bầu và đặt vào chậu trồng cây là được.

Chuẩn bị giống cây hoa lan kiếm từ tách cây mẹ hoặc từ nuôi cấy mô, gieo hạt
Chuẩn bị giống cây hoa lan kiếm từ tách cây mẹ hoặc từ nuôi cấy mô, gieo hạt

Đối với cây lan kiếm được tách từ bụi cây mẹ, bạn cần xử lý vết cắt bằng keo liền sẹo và tránh tuyệt đối nước bám vào vì rất dễ bị thối nhũn.

Cây lan kiếm có sức sống mãnh liệt nên các bạn cũng không phải lo đâu, chúng dễ sống lắm.

Cách trồng lan kiếm vào chậu

Bạn cho giá thể theo thứ tự kích thước to xuống dưới cùng, giá thể nhỏ lên trên. Thường thì mình sẽ để đáy chậu là các miếng xốp không có khả năng hút nước, để kênh lên cho chậu thoát nước tốt và thoáng khí, sau đó bắt đầu đổ giá thể lên trên để khoảng ¾ chậu thì đặt cây lan kiếm lên và tiếp tục rải giá thể xung quanh.

Cố định cây lan kiếm khi trồng cây
Cố định cây lan kiếm khi trồng cây

Các bận lưu ý phải để gốc cây lan kiếm hở, thoáng khí nhé chứ đừng lấp mà chúng úng nước dễ chết. 

Với cây lan kiếm khối lượng lá khá nặng nên khi mới trồng chúng khó đứng. Các bạn có thể dùng que tre cắm sâu xuống chậu và buộc cố định lá của chúng lại, tránh lay gốc là được.

Sau đó các bạn đặt cây vào chỗ thoáng gió, tránh mưa nắng trực tiếp và để ngày hôm sau rồi bắt đầu tưới đẫm cho cây. Những ngày sau đó tưới định kì mỗi ngày 1 lần nhưng phải đảm bảo giá thể khô mới bắt đầu tưới, tuyệt đối không để giá thể ẩm liên tục sâu sẽ lâu ra rễ hơn.

Cách chăm sóc cây lan kiếm đúng kỹ thuật

Chế độ nước tưới

Phong lan kiếm không thích hợp với chế độ nước tưới khiến giá thể ẩm ướt liên tục. Do đó bạn cần lưu ý kiểm tra giá thể trước khi tưới, nếu nó còn ẩm thì các bạn chưa cần tưới cho cây. Bộ rễ luôn trong tình trạng ẩm ướt sẽ khiến cho cây không khỏe và dễ bị nhiễm bệnh.

Hãy để bộ rễ cây lan kiếm được khô giữa các lần tưới
Hãy để bộ rễ cây lan kiếm được khô giữa các lần tưới

Về chất lượng nước tưới phong lan kiếm, các bạn cũng cần phải xử lý kĩ, hạn chế tối đa nguồn nước bẩn, nhiễm mặn, nhiễm phèn sẽ làm bộ rễ kém phát triển. Đối với nước máy, bạn có thể cần một bể lắng hoặc thùng sơn loại to để bơm nước ra đợi hết mùi clo chúng ta mới sử dụng để tưới cho cây. Đối với nước ao hồ, các bạn nên để lắng để loại bỏ các tạp chất, hạn chế rêu có trong nước.

Về cách tưới cây, giá thể trồng lan kiếm thường thoát nước nhanh nên có thể bạn sẽ cần tưới nước cho cây 2 lần. Lần 1 tưới khắp cây từ lá cho đến giá thể cho cây ngấm nước dần. Sau khoảng 10-15p chúng ta bắt đầu tưới lại cho giá thể ngấm đủ nước.

Thời gian thích hợp nhất để tưới cây là buổi sáng từ 7-8 giờ, hoặc chiều tối từ 5-7 giờ tối.

Chế độ nắng phù hợp đối với lan kiếm

Cây lan kiếm chịu nắng khá tốt, khoảng 50-70% ánh sáng tự nhiên. Bạn có thể sử dụng lưới để cản bớt ánh sáng mặt trời lại hoặc đặt chậu lan kiếm dưới bóng cây thưa hoặc dưới tầng 2 của giàn lan đều được.

Bạn hãy chú ý quan sát bộ lá của cây để biết được cây lan có thừa hay thiếu nắng. Nếu lá cây ngắn, bản to, có màu tương ngà vàng và đầu là khô thì cây đang bị thừa nắng; nếu lá cây vươn dài, bản lá nhỏ, xanh nhợt nhạt, mặt lá kém bóng và mỏng thì cây đang thiếu nắng.

Chế độ phân bón cho lan

Phân trùn quế bón cho lan kiếm khá hiệu quả
Phân trùn quế bón cho lan kiếm khá hiệu quả

Bạn có thể sử dụng phân bón hữu cơ và vô cơ cho lan kiếm. Với phân hữu cơ bạn có thể sử dụng phân trùn quế, phân trâu bò ủ hoai mục hoặc ủ nấm trichoderma cho cây. Với phân bón vô cơ bạn có thể sử dụng phân tan chậm cho cây theo từng giai đoạn khác nhau. Ở thời kỳ sinh trưởng, bạn có thể sử dụng phân bón NPK giàu đạm, ngược lại trước khi cây ra hoa bạn có thể dùng phân bón hàm lượng Photpho và Kali nhiều hơn.

Trên đây là toàn bộ cách trồng lan kiếm đơn giản nhất, chúc các bạn thành công!

Xem thêm:

  • Giá thể vỏ lạc hun trồng lan kiếm
  • Hướng dẫn xử lý vỏ thông trồng lan không sợ nấm mốc
4.7/5 - (12 votes)

Từ khóa » Trồng Lan Kiếm Bằng Xơ Dừa