Chia Sẻ Kinh Nghiệm - Cách Chụp Milky Way - Tuyệt Đẹp
Có thể bạn quan tâm
Milky Way Là Gì
Trước khi tìm hiểu về cách chụp Milky Way chúng ta cùng tìm hiểu đôi chút về Milky Way hay dải Ngân Hà là gì. Trong vũ trụ bao la có tới tỷ tỷ Thiên Hà khác nhau, mỗi Thiên Hà sẽ có các hình dạng khác nhau như dạng đĩa, dạng xoắn hoặc các dạng khác phức tạp nhưng có một điểm chung là chúng đều dẹt. Thiên Hà mà chứa hệ Mặt Trời của chúng ta có tên là Ngân Hà hay còn gọi là Milky Way.
Sở dĩ có tên gọi là dải Ngân Hà hay sông Ngân Hà là vì khi nhìn ở Trái Đất, các thiên thể tập hợp trong Thiên Hà ở rất xa chúng ta nên không phân biệt rõ từng ngôi sao một, mà chỉ thấy hai dải sáng bạc giống như một dòng sông trên trời nên gọi là sông Ngân Hà (Sông Bạc).
Chụp ảnh Milky Way từ lâu đã đã trở thành một đề tài thu hút được rất nhiều các nhiếp ảnh gia và những bạn yêu thích thiên văn học. Chụp Milky Way có thể lột tả hết được những vẻ đẹp của bầu trời đêm mà mắt người khó nhìn thấy hết, bài viết dưới của mình đây sẽ hướng dẫn cho các bạn những bước quan trong nhất để có thể chụp được một bức ảnh Milky Way đẹp.
Ảnh chụp tại Công viên Cathedral Valley, Nevada Hoa Kỳ bằng – Nikon D800E – Tiêu cự 24mm – khẩu độ ƒ/4 – Tốc độ màn trập 20s – ISO 1600 (nguồn Unsplash)
Hướng Dẫn Chụp Milky Way
-
Thời Điểm Chụp
Ở Việt Nam thì chụp Milky Way thuận lợi nhất là từ tháng 3 đến hết mùa hè đối với khu vực Miền Trung, còn Miền Nam và Miền Bắc thì các bạn xác định mùa nào khô ráo, trời quang không có mưa, mây mù…Theo lịch âm thì các bạn nên chụp vào các ngày đầu tháng, hay cuối tháng để tránh Mặt Trăng, vì khi có Trăng sáng sẽ rất khó và thậm chí là không chụp được nếu Mặt Trăng trùng Milky Way.
-
Xác Định Vị Trí Của Dải Ngân Hà
Để xác định được vị trí của dải Ngân Hà ta phải sử dụng những phần mềm trên Smartphone, những phần mềm phổ biến như
+ IOS : Sky Guide (quá tốt), Stellarium Mobile, PhotoPills
+ Android : Stellarium Mobile
Các bạn xoay smatphone đến vị trí, góc độ có dải ngân hà, sau đó chúng ta đặt góc máy theo góc của smartphone đã định trước, như vậy chúng ta sẽ tạo được bố cục đẹp cho bức ảnh đẹp mà không cần nhìn thấy ngân hà một cách rõ ràng.
-
Chuẩn Bị Thiết Bị Chụp
Chụp Milky Way đòi hỏi các bạn phải chuẩn bị nhiều thiết bị hơn, vì thường chụp vào ban đêm tại các địa điểm hoang vắng, nên chỉ cần quên một thứ cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới buổi chụp. Dưới đây là danh sách các thiết bị và phụ kiện quan trọng nhất để có thể phục vụ tốt nhất cho buổi chụp Milky Way :
+ Máy Ảnh
Để lựa chọn một chiếc máy ảnh phù hợp nhất thì các bạn nên lựa chọn dòng máy ảnh DSLR hay dòng máy ảnh Mirrorless cảm biến Full Frame, để có khả năng xử lý noise tốt nhất, vì chụp Milky Way thường để ISO cao nên ảnh rất hay bị noise. Một số dòng máy tốt như Canon 5D Mark IV, Nikon D850 hay Sony α7R IV đây đều là những máy Full frame tốt nhất trên thị trường
Tuy nhiên nếu điều kiện không cho phép các bạn hoàn toàn vẫn có thể chụp bằng các body dòng Crop vẫn không sao cả, vì chụp Milky Way các bạn chắc chắn phải hậu kỳ về sau, lúc này các bạn hoàn thoàn có thể sử các phương pháp hậu kỳ để khử noise. Một số dòng máy Crop tốt như Canon 7D, Fujifilm XT1, Nikon D7000…
Đối với một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thì việc nắm bắt tốt các kỹ thuật quan trọng hơn là lựa chọn thiết bị nào, tuy nhiên với điều kiện cho phép thì các máy chất lượng vẫn là sự lựa chọn tối ưu.
Bức ảnh Milky Way chụp tại bãi biển Badavut Thổ Nhĩ Kỳ – Canon EOS 60D – tiêu cự 17mm ƒ/2.8 – 30s – ISO 200 (nguồn Unsplash)+ Ốnh Kính
Lựa chọn tiêu cự : Nên lựa chọn các lens có góc rộng để có thể lấy được hình dáng Ngân Hà một cách đầy đủ. Các tiêu cự khuyên dùng như 24mm, 21mm, 20mm, 14mm.
Lựa chọn khẩu độ : Để chụp trong điều kiện ánh sáng yếu ban đêm, bạn cần một ống kính có độ mở lớn, khẩu độ tốt cho việc chụp Milky Way ở mức từ f/1.2 đến f/2.8. Độ mở ống kính lớn giúp ánh sáng đi vào nhiều hơn, ảnh sáng hơn và ít phải tăng ISO lên quá cao.
Lựa chọn Coma : Coma là một loại quang sai làm các điểm sáng như các vì sao tròn thành hình dài hoặc hình phi thuyền. Coma thường bị nhiều ở vùng ngoài trung tâm của lens, nhất là ở vùng góc. Vì bạn muốn thể hiện hình dạng của từng ngôi sao trung thực không biến dạng, nên lens thích hợp cho dải Ngân hà phải có Coma thấp, càng thấp càng tốt.
Đôi khi một chiếc lens đắt tiền chưa chắc đã thích hợp cho việc chụp Milky Way, do đó khi các bạn lựa chọn ống kính nên tìm hiểu kỹ, để xem nó có là một ống kính phù hợp cho việc chụp Milky Way hay không.
Một số ống kính tốt cho chụp Milky Way: Nikon 14-24 f/2.8; Canon 16-35 f/2.8; Samyang 14mm f/2.8; Samyang 24 f/1.4; Nikon 20 f/1.8..
Ảnh chụp tại Rừng quốc gia Wasatch Cache – Hoa Kỳ bằng Nikon D600 – tiêu cự 24mm ƒ/2.8 – 25s – ISO 6400 (nguồn Unsplash)
+ Chân Máy (Tripod)
Với việc chụp Milky Way thời gian phơi sáng lâu nên sử dụng chân máy là điều bắt buộc. nên lựa chọn một chiếc chân máy chắc chắn mà không quá nặng để tiện cho việc mang vác khi di chuyển. Những chân máy làm từ sợi carbon giảm rung động lớn mà lại nhẹ là rất thích hợp nhưng giá thường khá đắt.
+ Dây Bấm Mềm
Việc sử dụng dây bấm mềm sẽ hạn chế việc bị rung máy khi bạn bấm chụp. Đặc biệt quan trọng vì khi bạn chụp nhiều tấm liên tiếp và ghép pano dây bấm mềm sẽ tiết kiệm thời gian bạn chụp (nếu ko có giây bấm thì tối thiểu bạn phải setup chế độ hẹn giờ 2s) thời gian rất quan trọng để sao không bị dịch chuyển theo chiều quay của Trái Đất.
+ Đèn Pin
Vô cùng hữu ích, giúp ta soi đường ra vị trí chụp, đặt chân máy, lấy máy ảnh, setup thông số, soi tiền cảnh … rất nhiều thứ bạn cần phải đèn pin trong một đêm tối không có nguồn sáng.
+ Thẻ Nhớ & Pin
Thời gian phơi lâu nên pin rất nhanh hết, đặc biệt là với dòng mirrorless pin chỉ bằng 1/3 so với DSLR. Hãy đảm bảo máy đã gắn thẻ nhớ và đủ dụng lượng không là sẽ phí cả buổi chụp đấy.
Chú ý :
+ Nên đem theo khăn ấm quấn lens – Đêm ở vùng nhiệt đới độ ẩm cao, bạn nên giữ nhiệt độ lens cao hơn môi trường để lens ko bị mù vào ống kính.
+ Thuốc mỗi, quần áo ấm, lều trại, thức ăn đêm vì ở nơi hoang vắng ban đêm vô cùng nhiều muỗi, chuẩn bị đồ ăn để có sức chiến đấu cả đêm.
+ Bạn đồng hành + dụng cụ phòng thân: Đêm tối ở nơi hoang vắng không một bóng người sẽ rất nguy hiểm do đó nên rủ bạn đồng hành và kèm theo dụng cụ phòng thân để an toàn hơn. Ảnh chụp tại vườn quốc gia Arches – Hoa Kỳ bằng máy Nikon D5 – tiêu cự 14mm – ƒ/2.8 – 15s – ISO 3200 (nguồn Unsplash)-
Cài Đặt Máy Ảnh
Việc đầu tiên là các bạn nên chuyển về chế độ chỉnh tay hoàn toàn ( chế độ M) để dễ dàng cài đặt các thông số, và lưu ảnh chụp ở định dạng file Raw để tiện cho việc hậu kỳ sau này.
+ Khẩu Độ
Nên để ở khẩu độ lớn nhất của ống kính để thu được nhiều ánh sáng điều này cho phép cài đặt ISO thấp để tránh noise. Tuy nhiên đối với vài lens nên khép khẩu lại một chút để tránh viền tím, quang sai, tối góc không mong muốn.
+ Tốc Độ Màn Trập
Giảm tốc độ màn trập thì giảm được noise nhưng ảnh sao sẽ thành vệt do trái đất quay, do đó nên sử dụng theo quy tắc
Tốc độ phơi tối đa = 500/(tiệu cự x hệ số Crop)
Ví dụ : Khi sử dụng thân máy Full Frame lens 24mm thì sẽ phơi tối đa là 20s, lens 35mm phơi tối đa 14s, lens 50mm phơi tối đa 10s
Chú ý: Hệ số Crop là 1 nếu sử dụng máy Full Frame
Tuy nhiên đây chỉ công thức để tham khảo, tùy vào độ sáng và vệt ảnh của sao trong bức ảnh mà các bạn sẽ điều chỉnh tốc độ màn trập phù hợp nhất.
+ Độ Nhạy Sáng ISO
Bắt đầu từ ISO 1600 và tăng dần cho đến khi có biểu đồ Histogram mong muốn. Có 5 trường hợp Histogram như sau :
Trường hợp 1: Histogram vượt cạnh trái tức là ảnh bị thiếu sáng, chi tiết phần tối bị mất. Lúc này bạn phải giảm tốc độ chụp (tức là tăng thời gian phơi lên), mở khẩu hoặc tăng thêm ISO.
Trường hợp 2: Histogram chạm cạnh trái, đây là trường hợp phổ biến nhất đối với Milky Way. Lúc này để ảnh được tốt nhất nên tăng nhẹ ISO hoặc tăng thời gian phơi lên một ít.
Trường hợp 3: Histogram vừa phải, khi có biểu đồ như vậy bạn không cần phải chỉnh thêm số gì khác.
Trường hợp 4: Histogram chạm cạnh phải, có nghĩa là phần tối đang dư sáng một chút. Tuy nhiên với việc chụp file Raw vấn đề này có thể khắc phục mà không cầm điều chỉnh lại các thông số chụp.
Trường hợp 5: Histogram vượt cạnh phải, ảnh bị cháy sáng, mất chi tiết vùng sáng, cái này rất dễ gặp phải trong điều kiện ô nhiễm ánh sáng hoặc có mặt trăng. Lúc này bạn phải tăng tốc độ chụp (tức là giảm thời gian phơi lên), khép khẩu hoặc giảm ISO.
Ảnh chụp tại thành phố Rye – Hoa Kỳ bằng máy Canon EOS 6D – tiêu cự 12mm – ƒ/2.8 – 30s – ISO 3200 (nguồn Unsplash)
+ Lấy Nét
Chụp Milky way thì việc đầu tiên là phải nét các ngôi sao, khác với nhiếp ảnh phong cảnh có lấy nét tối ưu, việc chụp ở khẩu lớn f/2.8 – f/1.4 rất khó tìm được điểm lấy nét tối ưu. Một số mẹo lấy nét đối với Milky Way: + Nếu có mặt trăng hoặc ánh sáng thành phố đường chân trời thì lấy nét vào đó (chú ý là mặt trăng phải không trùng với Millky Way) + Nếu không có ô nhiễm ánh sáng thì dùng live view, zoom 200% lên lấy nét vào các vì sao, nhận biết sao có nét không qua 2 mẹo kinh nghiệm sau: – Độ lớn của sao: Các ngôi sao nét khi có độ lớn nhỏ, sao sẽ to hơn khi bị out nét. – Viền tím và quang sai: Lấy nét quá gần sao sẽ có màu xanh, lấy nét quá xa sao sẽ có màu tím, cả xanh cả tím là đúng nét. + Lựa Chọn Bố Cục Chụp Đến góc mà bạn đã chọn vị trí có Millky Way, đẩy ISO lên max, thời gian phơi 2s, chụp test 1 bức để chọn góc máy đẹp, việc đẩy ISO lên cao để tiết kiệm thời gian test góc (phơi 20-30s để test nhỡ góc ko đẹp thì rất tốn thời gian), sau đó cố định máy bằng Tripod và tiến hành chụp. Ảnh chụp tại hồ Tenaya – Hoa Kỳ bằng máy Nikon D750 – tiêu cự 15mm – ƒ/2.4 – 25s – ISO 800 (nguồn Unsplash)Hậu Kỳ
Có rất nhiều phần mềm để hậu kỳ và chỉnh sửa ảnh Millky Way nhưng theo mình thấy thì nên dùng Lightroom hoặc Cameraw trong Photoshop để căn chỉnh ánh sáng, độ nét ảnh, khử noise và điều chỉnh màu sắc cho bức ảnh.
Ngoài ra nên kết hợp với việc sử dụng Phần mềm Sequator để có thể Stack ảnh. Stacking ảnh là quá trình xếp chồng nhiều ảnh phơi sáng riêng lẻ thành một tấm ảnh tổng hợp nhằm các mục đích tăng SNR (Signal to Noise Ratio) gọi là tỉ lệ tín hiệu trên nhiễu. Tỉ lệ này càng cao, ảnh sẽ càng mịn màng và sắc nét.
Đây là cách hậu kỳ bằng phần mềm Lightroom mà mình hay sử dụng :
+ Chỉnh cân bằng trắng : Nhiệt độ màu thường được áp dụng đối với Millky Way là 3500-4200, với giá trị này ảnh sẽ có tone màu lạnh về đêm.
+ Kéo thanh Shadows sang phải để cứu chi tiết vùng tối, và thanh Highlights sang trái nếu vùng sáng bị dư sáng nhiều.
+Thanh Clarity : Kéo thanh này sang bên phải để lấy nhiều chi tiết cho ảnh Millky Way, các bạn kéo tới khi cảm thấy chi tiết vừa mắt thì dừng lại.
+ Khử Noise: Ảnh thể loại này thì Noise là thường rất nhiều, vì vậy việc khử Noise chỉ là giảm tới mức có thể chứ không thể khử hoàn toàn.
Trong phần Noise Reduction kéo thanh Luminance sang phải tới khi ảnh bớt noise, tùy vào ảnh mà bạn kéo thanh này ở mức độ vừa phải.
Sau khi khử noise thì ảnh sẽ mất nét kha khá, hãy kéo thanh Amount trong phần Sharpening để có thể lấy lại chi tiết.
+ Cuối cùng là sử dụng Graduated Filter và Brush để điều chỉnh từng vùng sáng và màu sắc trong các vùng đấy.
Ảnh chụp tạ ngôi làng Fairfield-Anh Quốc – bằng máy Fujifilm XT1 – tiêu cự 12mm – ƒ/2.8 – 220s – ISO 400 (nguồn Unsplash)
Kết Luận
Chụp ảnh Milky Way là một kỹ thuật chụp khá phức tạp, bạn phải nắm bắt hiểu về bố cục cũng như vận dụng thành thạo các thố số tùy chỉnh của máy ảnh, hậu kỳ thành thạo. Ngoài ra yếu tố thời tiết cũng vô cùng quan trọng trong chụp thể loại này, để chụp được những bức ảnh Milky Way đẹp chắc chắc các bạn sẽ phải chụp rất nhiều để có được những kinh nghiệm riêng cho bản thân.
Bài viết trên của mình dựa vào kinh nghiệm chụp của bản thân cũng như rất nhiều nguồn tham khảo, cả trong nước và các diễn đàn nước ngoài, hy vọng có thể giúp ích cho các bạn thích và đam mê thể loại chụp thiên văn Milky Way này.
Hẹn gặp các bạn ở những bài viết chia sẻ tiếp theo của Tiệm Ảnh Sky bên mình nhé !
Xem thêm :
- Những Kinh Nghiệm Cần Biết Khi Chụp Ảnh Ngược Sáng
- Tìm Hiểu Về Bố Cục Chụp Khi Chụp Ảnh
- Những Điều Cần Biết Khi Chụp Ảnh HDR
- Tìm Hiểu Về Ảnh Nghệ Thuật Trắng Đen
Thông tin liên hệ
- Facebook: Trần Phú hoặc Tiệm Ảnh Sky
- Điện Thoại: 035.4593.189
- Email : [email protected]
Từ khóa » Hậu Kỳ Milky Way Bằng Lightroom
-
Hướng Dẫn Hậu Kỳ ảnh Chụp Milky Way Cho Người Mới - YouTube
-
Gaphoto | Hậu Kỳ Milkyway | Lightroom Cơ Bản - YouTube
-
Hướng Dẫn Hậu Kỳ Hình ảnh Panorama Milky Way (dải Ngân Hà)
-
CÁCH CHỤP VÀ HẬU KỲ ẢNH DẢI NGÂN HÀ... - Kênh Chia Sẻ Đồ ...
-
Hướng Dẫn Chụp Và Hậu Kỳ ảnh Milky Way – Dải Ngân Hà
-
Chụp ảnh Thiên Hà Milky Way Là Gì? Cách Chụp ảnh Milky Way Cực ...
-
Điều Cần Biết Về Cách Chụp Milky Way Bằng điện Thoại - CellphoneS
-
Cách Chụp Milky Way Đẹp Nhất 2020 - Chapter 3D
-
Cách Chụp ảnh Milky Way Bằng Smartphone - Hcare
-
Hướng Dẫn Hậu Kỳ Hình ảnh Panorama Milky Way (dải Ngân Hà)
-
Hướng Dẫn Hậu Kỳ Hình ảnh Panorama Milky Way (dải Ngân Hà ...
-
Hướng Dẫn Chụp ảnh Milky Way - Linhscape
-
Milky Way Là Gì? Cách Chụp ảnh Milky Way Cực đẹp